ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.
Nguyễn Quang Thiều
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Nhân vật trữ tình của đoạn trích là ai? (0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả người đàn bà trong bài thơ? (0,5 điểm)
Câu 4: Phân tích hiệu quả biện pháp tu từ trong câu thơ: “Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.” (1,0 điểm)
Câu 5: Việc lặp lại trong câu thơ có tác dụng gì? : Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy (1,0 điểm)
Câu 6: Lí do vì sao không phải là những bàn chân gót hồng xinh nhỏ mà lại – bàn chân phải toẽ ra như móng chân gà mái. (1,0 điểm)
Câu 7 Nhận xét về hình tượng người đàn bà gánh nước sông? (1,0 điểm)
Câu 8 Anh/ chị suy nghĩ gì về hình ảnh người đàn bà gánh nước sông? (0,5 điểm)
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
Hướng dẫn chi tiết
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Thể thơ: Tự do
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời chưa đúng/thừa: 0,0 điểm. |
0,5 | |
2 | Những người đàn bà gánh nước sông
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời một hoặc một số đáp án trên: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời chưa đúng/thừa: 0,0 điểm. |
0,5 | |
3 | – Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái – Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt – Một bàn tay bám vào đầu tròn gánh – Tay kia bấu vào mây trắng Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng 3-4 đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời đúng 1-2 đáp án: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời đúng sai/không trả lời: 0,0 điểm |
0,5 | |
4 | – Biện pháp tu từ: So sánh: chân người đàn bà gánh nước như chân gà
– Tác dụng: + Hình ảnh so sánh táo bạo, không mang ý giễu cợt ngược lại rất chân thành và xúc động. + Làm cho sự diễn đạt sinh động, hấp dẫn. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách, miễn hợp lý. |
1.0 | |
5 | Việc lặp lại trong câu thơ có tác dụng:
– Gây ấn tượng với người đọc về hình ảnh những người đàn bà gánh nước sông – Cho thấy được đây là một vòng lặp, một sự tiếp nối liên tục qua nhiều năm của những người đàn bà gánh nước sông. ”Năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm, nửa đời người” cho thấy được đây là một khoảng thời gian rất dài nhưng những người đàn bà vẫn chăm chỉ, cần mẫn với công việc gánh nước sông Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách, miễn là đúng ý |
1,0 | |
6 | Hình ảnh bàn chân “toẽ ra như móng chân gà mái”:
Để đứng cho vững, để bước cho nhanh, để kịp làm những việc làm suốt cuộc đời họ. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách, miễn hợp lý. |
1,0 | |
7 | Hình tượng người đàn bà gánh nước sông:
– Những người đàn bà thô kệch, lam lũ là sản phẩm của hoàn cảnh nghèo khó. – Những người mẹ vất vả hi sinh, lam lũ khó nhọc trong cuộc sống mưu sinh. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách, miễn hợp lý. |
1,0 | |
8
|
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung:
Những người đàn bà gánh nước trong bài thơ trên là những người phụ nữ mang đầy nỗi vất vả, cực nhọc. Họ mỗi ngày đều phải làm công việc nặng nhọc, vượt quá sức chịu đựng của người phụ nữ để mưu sinh mà không có sự giúp đỡ từ những người đàn ông. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 |
LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn, nhà thơ hiện đại của làng văn học Việt Nam. “Những người đàn bà gánh nước sông” không chỉ là một tác phẩm văn học nổi bật về mặt nghệ thuật mà còn là một tác phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thách thức độc giả suy nghĩ và khơi gợi tình cảm đồng cảm với những người phụ nữ chịu đựng khó khăn trong cuộc sống.Top of Form
Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:
* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)
– Chủ đề: Cuộc sống khó khăn của những người phụ nữ gánh nước sông.
– Mạch cảm xúc: Bài thơ nói về những nỗi vất vả nhọc nhằn trong kiếp mưu sinh của người lao động vùng sông nước. Vòng lặp vĩnh viễn cho những kiếp người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi vẫn phải đối mặt với cô đơn.
– Hình ảnh:
+ Những người đàn bà gánh nước sông hiện lên với đôi bàn chân, bối tóc, bàn tay.
+ Những người đàn ông mang cần câu rời khỏi nhà, giận dữ, buồn bã, bỉ đi; những con cá; chiếc phao, lũ trẻ.
* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.
– Sự phát triển của hình tượng chính: Người đàn bà gánh nước sông hiện lên với hình ảnh bàn chân “toẽ ra như ngón chân gà mái”, “những bối tóc vỡ xối xả”, “bàn tay họ bá đầu vào đòn gánh” “bấu vào mây trắng”. Từ những hình ảnh trên Nguyễn Quang Thiều nhìn thấy hình ảnh đó lặp lại và day dứt khi viết “đã năm năm, mười lăm nă, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy”.
– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ: Ngôn từ mang tính triết lí sâu sắc, chủ nghĩa hiện sinh được thể hiện rõ nét: về thời gian: năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời để chỉ từ nhỏ, khi thành niên, trưởng thành và qua nửa đời người; “Những người đàn bà” không chỉ một người mà nói về những người phụ nữ tất bật với công việc và chênh vênh giữa hai đòn gánh bên là trách nhiệm, bên là những mộng mơ, hạnh phúc. Hai khổ thơ cuối thể hiện vòng lặp quẩn quanh.
* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại
Xoay quanh tứ thơ từ công việc gánh nước sông của những người đàn bà thôn quê nhưng qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn từ tác giả đã tạo nên một sức hấp dẫn riêng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nỗi nềm của người lao động nông thôn với gánh nặng cuộc đời đầy khó nhọc.
Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
BÀI THAM KHẢO:
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn, nhà thơ hiện đại của làng văn học Việt Nam. Chính thơ ca đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi của ông, Trong những năm cuối thế kỉ XX, nền thơ ca đương đại Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi lớn về mặt thi pháp. Trong đó, Nguyễn Quang Thiều là cái tên đầu tiên chứng minh và khẳng định được sự nỗ lực của mình trong việc sáng tác được những bài thơ mang một giọng điệu rất riêng, rất mới trong làng thơ Việt. “Những người đàn bà gánh nước sông” không chỉ là một tác phẩm văn học nổi bật về mặt nghệ thuật mà còn là một tác phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thách thức độc giả suy nghĩ và khơi gợi tình cảm đồng cảm với những người phụ nữ chịu đựng khó khăn trong cuộc sống.
Những người đàn bà thôn quê lam lũ có sức ảnh hưởng rất lớn tới thơ Nguyễn Quang Thiều. Đặc biệt, Những người đàn bà gánh nước sông nói về nỗi vất vả, nhọc nhằn trong kiếp mưu sinh của người lao động vùng sông nước đã khẳng định cuộc đời con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi luôn phải đối mặt với những lo toan vất vả, nỗi lo sợ, cô đơn trở thành một vòng lặp vĩnh viễn. Từ hình ảnh của những người phụ nữ gánh nước sông Nguyễn Quang Thiều đã tái hiện lại những nối cô đơn của kiếp người lao động thông qua những hình chân thực:
”Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng”
Ngoại hình của những người đàn bà hiện lên với những ngón chân, bối tóc, bàn tay được so sánh “toẽ ra như móng chân gà mái”, ẩn dụ với “bối tóc vỡ xối xả”, “bàn tay bám vào đòn gánh bé bỏng chơi với”, “bấu vào mây trắng”. “Bàn chân” mà Nguyễn Quang Thiều là những người đàn bà, người mẹ khắc khổ giữa cuộc sống mưu sinh vất vả, nhọc nhằn. Việc so sánh bàn chân người đàn bà gánh nước như chân gà toẽ ra là một cách so sánh táo bạo, xúc động, bởi lẽ những nhà văn, nhà thơ khác đều nói về ngoại hình người phụ nữ, xinh đẹp, tươi tắn. “Bối tóc” phải chăng ẩn dụ cho những tất bật, khó khăn, vất vả và niềm đau trong cuộc sống của những người đàn bà? Những khó khăn, đau khổ rơi vãi trên đôi vai người đàn bà khiến cho người đọc càng thêm đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống khó khăn. Đôi tay họ bấu vào đòn gánh như muốn cân bằng lại cuộc sống, một bên gánh là ước mươ, khát vọng hạnh phúc, một bên là sự vất vả, trách nhiệm đặt trên vai.
Những người đàn bà thô kệch, lam lũ là sản phẩm của hoàn cảnh nghèo khó. Khác với những người phụ nũ khuê các ngày ngày trang điểm đợi chờ chồng từ chiến trận trở về, khác với người phụ nữ “êm đêm trướng rủ màm che”, khác với những dáng kiều thơm của Hà Nội hào hoa thanh lịch. Những người đàn bà mà Nguyễn Quang Thiều kể đến chỉ là những người mẹ vất vả hi sinh, lam lũ khó nhọc trong cuộc sống mưu sinh.
Bên cạnh việc kể đến những người đàn bà, Nguyễn Quang Thiều còn kể đến những người đàn ông, những con cá, người con trai, con gái. Lại một vòng lặp vĩnh viễn cho những kiếp người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi. Không chỉ có người đàn bà vất vả trong vòng xoay của cuộc sống mưu sinh mà người đàn ông cũng mang thân phận như thế. “Những người đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ”, những người đàn ông ra đi tìm kến sự sống lặng lẽ trong con mưa tạo nê nỗi buồn thầm lặng. Những người đàn ông buồn bã, giận dữ và đành bỏ đi vì tuyệt vọng sự tìm kiến sự sống.
Những câu thư bộc lộ suy nghĩ của nhà thơ “Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy.” thời gian cứ trôi những đứa con trai, con gái cứ thế tiếp bước cha mẹ để gồng gánh mưu sinh. Cuộc đời của chúng lại phảo trầy trật vật lộn cới những khó khăn, bàn chân sẽ lại toẽ ra như chân gà mái, lại gục mặt vào bờ đất để tìm sự sống. Cuộc đời của họ được kế tiếp từ đời nay sang đời khác khô cằn, vô nghĩa.
Bằng ngôn từ mang tính triết lí sâu sắc, với thể thơ tự do, sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Xoay quanh tứ thơ từ công việc gánh nước sông của những người đàn bà thôn quê nhưng qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn từ tác giả đã tạo nên một sức hấp dẫn riêng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nỗi niềm của người lao động nông thôn với gánh nặng cuộc đời đầy khó nhọc. Ẩn sau ý thơ là những hình ảnh vừa chân thực vừa lạ hoá, tác giả bộc lộ những trơn trở day dứt ám ảnh về thân phận người phụ nữ và những con người đang vật lộn với cuộc sống mưu sinh.
Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đương đại xuất sắc với sáng tác Những người đàn và gánh nước sông ông đã kiến tạo thành công những hình ảnh lạ lẫm, bất ngờ với chất liệu quen thuộc. Cuộc sống của người đân thời hậu chiến vẫn đang loay hoay đi tìm lẽ sống của mình từ đó thể hiện chủ nghĩa hiện sinh sâu sắc