HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – HÀ NỘI NĂM 2018
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1 (8 điểm)
Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai mình đang theo học, Tổng thống Abraham Lincoln (1809 – 1865) viết:
“Xin thầy dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”
Anh, chị hiểu nguyện vọng của vị Tổng thống này như thế nào? Phát biểu suy nghĩ của mình về điều đó.
Câu 2 (12 điểm)
Tác phẩm văn học có thể khiến người đọc khóc, cười, xúc động sâu xa, có thể thay đổi tư tưởng và hành vi của mỗi cá nhân, từ đó mà ngấm ngầm tác động thay đổi cả xã hội.
Bằng hiểu biết văn học của mình, anh chị hãy bình luận ý kiến trên.
……………..HẾT……………..
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
Câu | Ý | Nội dung chính cần đạt | Điểm |
Câu 1 | 1 | Giải thích
– Thế giới kì diệu của sách: sách vở là hệ thống tri thức đã được tổng kết sự kì diệu của những điều đã biết – Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: sự kì diệu của những điều chưa biết mời gọi khám phá. Æ Nguyện vọng của A.Lincoln: mong muốn nhà trường, thầy giáo giúp học sinh đi từ thế giới của những điều đã biết (trong sách vở) đến khám phá chân trời của những điều chưa biết (trong cuộc sống). |
2,0 |
2
3 |
Chứng minh, bình luận | 5 | |
– Thế giới kì diệu của sách:
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại được tích lũy trong suốt thời gian lịch sử, đem đến cho con người hiểu biết về mọi phương diện, mọi lĩnh vực. Nó giống như “con mắt thần” nhìn vào thế giới để thấy những vẻ đẹp muôn màu kì diệu. + Sách không chỉ cung cấp tri thức tự nhiên mà còn đem đến sự khám phá con người, xã hội, cuộc sống, bài học nhân sinh,… Nó làm biến đổi con người từ sinh vật tự nhiên trở thành sinh vật xã hội, có tri thức và nội tâm phong phú. + Trong thế giới kì diệu của sách, nổi bật vai trò của người thầy.Thầy chính là người đồng hành, người hướng đạo để từng bước giúp học sinh đi sâu, mở rộng tầm mắt về thế giới kì diệu đó. – Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: + Sách vở rất kì diệu, nhưng con người chỉ có thể cảm nhận trọn vẹn và sống động cuộc sống khi trực tiếp tham dự vào đó, chứng kiến bí ẩn của nó: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh,… Đó là sự bí ẩn muôn đời, không một trang sách nào, dù kì diệu đến đâu, có thể thay thế được. Học ở cuộc sống là con đường duy nhất để con người mở rộng và hoàn thiện chân trời tri thức của mình. + Con đường để khám phá những bí ẩn trong cuộc sống là sự lặng lẽ suy tư – thời khắc con người được sống với chính mình, sống trọn vẹn với những giới hạn và sự sâu sắc trong nội tâm. Con người biết tự đặt cho mình những câu hỏi và tự tìm kiếm những câu trả lời về những điều chưa biết. + Trong thế giới kì diệu của sách, nổi bật vai trò người thầy. Còn trong trạng thái lặng lẽ suy tư lại thấy vai trò chủ thể của người học sinh. Người thầy không biến mất mà ngồi lại phía sau, nhường không gian cho sự tư duy chủ động của học sinh, để học sinh trực tiếp cảm nhận và tìm hiểu cuộc sống. – Mối quan hệ giữa thế giới kì diệu của sách và sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: + Thế giới kì diệu của sách là điều kiện, là công cụ để đi vào khám phá sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống. Còn sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống là đích đến, là nơi kiểm nghiệm cho ý nghĩa và giá trị của thế giới kì diệu mà sách gợi mở. + Những tri thức rút ra từ sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống sẽ góp phần làm cho kho sách của nhân loại trở nên phong phú và kì diệu hơn. |
2
2,0
2,0
1,0
|
||
HS chọn lọc dẫn chứng phù hợp. | |||
3 | Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học
– Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, thế hệ trẻ và xã hội Việt Nam. – Bài học: tích lũy tri thức, hiểu biết trong sách vở và băn khoăn về những điều chưa biết trong thực tế là điều kiện cần và đủ trong quá trình học tập của con người. Chỉ khi ấy, học tập mới trở thành hoạt động giàu sức sáng tạo, có khả năng đưa con người bước vào cuộc đời như một chủ thể giàu có năng lực khám phá, kiến tạo. |
1,0 | |
Biểu điểm:
– Điểm 7 – 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 5 – 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 3 – 4: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. – Điểm 1 – 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi).
|
|||
Câu 2 |
1 | Giải thích | |
– Tác phẩm văn học khiến người đọc khóc, cười, xúc động sâu xa: khả năng tác động của văn học tới thế giới nội tâm của con người
– Thay đổi tư tưởng và hành vi của mỗi cá nhân: chiều sâu của sự tác động – Ngấm ngầm tác động thay đổi xã hội: chiều rộng của sự tác động Æ Nhận định đề cập tới khả năng tác động của văn học tới cá nhân và xã hội thông qua những chức năng của nó. |
2,0 | ||
2 | Chứng minh – Bình luận | ||
– Vì sao tác phẩm văn học có thể khiến người đọc khóc, cười, xúc động sâu xa, có thể thay đổi tư tưởng và hành vi của mỗi cá nhân, từ đó mà ngấm ngầm tác động thay đổi cả xã hội?
+ Hiện thực trong tác phẩm là hiện thực đã được lọc qua cảm thụ, qua những rung động mãnh liệt của nhà văn. Cho nên, nó không còn là hiện thực thô nhám của đời thường mà nó là hiện thực “bậc hai” – một hiện thực tinh tế hơn, giàu cảm xúc hơn. Nó có thể giúp người đọc đối diện với những cảnh ngộ, những số phận mà cuộc sống đời thường dễ bị lãng quên, mở ra góc nhìn mới cho những gì đã trở nên quen thuộc. Nó truyền cho người đọc những năng lượng cảm xúc mãnh liệt của nhà văn. Chính tính phát hiện, sự mới mẻ trong cách nhìn và mạnh mẽ trong cảm xúc đã giúp tác phẩm có thể tác động đến người đọc, khiến họ khóc, cười, xúc động sâu xa. + Tác phẩm văn học không phải là ý tưởng khô khan, trừu tượng mà là một thế giới hình tượng sinh động được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Ngôn từ văn học lại mang đặc trưng là tính phi vật thể, cho nên đọc tác phẩm, người đọc có thể hóa thân vào nhân vật, cùng nhân vật đi qua những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau… Chính sự nhập thân đó khiến người đọc được sống cuộc đời của những người khác, làm giàu có thêm cho nội tâm của mình, từ đó tự thay đổi tư tưởng và hành vi của mình – sự thay đổi tự thân, thay đổi từ bên trong. + Sự thay đổi trước hết hoàn toàn có tính chất cá nhân, riêng tư với mỗi người đọc. Nhưng mỗi cá nhân là một mắt xích của xã hội nên nó cũng đồng thời tác động, ngấm ngầm thay đổi cả xã hội. Điều này lí giải vì sao mỗi thời đại luôn có một nhà văn, một cuốn sách riêng của mình. HS chọn lọc dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. – Bằng cách nào nhà văn tạo nên được tác phẩm văn học có khả năng tác động tới con người và xã hội? + Nhà văn cần có vốn sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình + Nhà văn cần lao động công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng tác. |
6,0
2,0 |
||
3 | Mở rộng vấn đề
– Tác phẩm văn học đem đến sự đổi thay có ý nghĩa sâu xa, giúp con người hướng đến những giá trị nhân văn: sống sâu sắc với chính mình, mở rộng lòng mình với cuộc đời để biết cảm thông, chia sẻ, … – Liên hệ với thực tế văn học trong xã hội nghe – nhìn hiện nay… |
2,0 | |
Biểu điểm:
– Điểm 11 – 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 8 – 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 5 – 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. – Điểm 3 – 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). – Điểm 1 – 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. |