HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
|
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 11
NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 01 trang 02 câu)
|
Câu 1: (8 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn Ban- dắc:
“Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”.
(Nguồn: Internet)
Câu 2: (12 điểm)
Trong bài viết Sáng tạo cái mới trong văn học nghệ thuật, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng:
“Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới… Cái quý của nhà văn là sáng tạo cái mới, chứ không phải viết được nhiều”.
(Văn học và thời gian– NXB Văn học, 2001- trang 185)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử.
Người ra đề: Lương Thị Kim Dung
Số điện thoại: 0989191585
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
Câu | Ý | Nội dung cần đạt | Điểm |
1 |
a | Giải thích câu nói:
– Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện. – Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ”. |
1,0 |
b | Phân tích, Chứng minh ý kiến:
– Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu. – Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực. – Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau (đưa dẫn chứng cụ thể) |
3,0 |
|
c | Bình luận ý kiến :
– Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống. – Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên. – Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc. |
3,0 |
|
d | Bài học:
– Bài học nhận thức: – Bài học hành động: liên hệ bản thân |
1,0 |
|
2 |
a | Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề – Giới thiệu vấn đề cần nghị luận |
1,0 |
b
b.1 |
Thân bài
Giải thích nội dung, ý nghĩa của nhận định (Thí sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học để lí giải ý kiến): *Nội dung: – Văn học là một hoạt động sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo ra cái mới. Cái mới trong văn học là cái chưa từng có, cái được sáng tạo ra lần đầu, có ý nghĩa đổi mới tiếng nói nghệ thuật, là sự phát hiện vấn đề mới về con người và xã hội. Tất nhiên mọi cái mới đều có cội nguồn sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và nhân loại nhưng nó phải có cái gì đó vượt lên, mở ra. – Cái mới trong văn học bao gồm hai phạm vi: một là sáng tạo ra tác phẩm văn học mới; hai là khám phá giá trị trên cơ sở truyền thống, là cách tiếp cận, thể hiện mới về những vấn đề tưởng như đã quen thuộc. Cái mới trong tác phẩm văn học thường là đề tài mới, chủ đề mới, tính độc đáo về hình thức, phong cách,… Sáng tạo cái mới chính là thiên chức của người cầm bút. Đóng góp của nhà văn không phải chỉ ở số lượng mà chủ yếu ở chất lượng sáng tác. * Ý nghĩa: – Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như“cuộc thám hiểm thực sự”. Nếu dấn thân vào“vùng đất mới” mà nhà văn không có cách nhìn, cách cảm thụ đời sống mới mẻ thì cũng không thể tạo nên tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực. – Việc sáng tạo ra cái mới tạo nên phong cách riêng, gương mặt tinh thần riêng của mỗi nhà văn. Sự hợp thành của các phong cách tác giả sẽ làm nên diện mạo phong phú của nền văn học, góp phần thúc đẩy sự vận động, phát triển không ngừng của văn học nghệ thuật. Đây là điều then chốt, là sự sống còn, cũng là quy luật phát triển tất yếu của văn học mọi thời đại, của mọi nền văn học dân tộc trên thế giới. |
3,0
|
|
b.2 | Chứng minh:
(Thí sinh vận dụng những hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo để làm nối bật những sáng tạo mới mẻ của Nam Cao): a. Về nội dung tư tưởng: – Tác phẩm Chí Phèo viết về cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Đây là đề tài quen thuộc, được nhiều nhà văn khai thác và đã xây dựng được những hình tượng điển hình như trong: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan),… – Khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao không chỉ miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ… của người nông dân, mà còn trăn trở, băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn bức xúc hơn cả đói rét bần cùng, đó là hiện thực về sự tha hóa, về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi cả một guồng máy thống trị bạo tàn. Đó một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời . – Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện: Làm thế nào để cho con người được sống một cuộc sống xứng đáng trong cái xã hội vùi dập nhân tính ấy; hãy tiêu diệt hoàn cảnh phi nhân tính, hãy làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. – Nhưng điều đặc sắc và đáng quý nữa ở Nam Cao là nhà văn trân trọng phát hiện phẩm chất tốt đẹp của con người. Khẳng định bản chất lương thiện của con người không bao giờ mất đi cho dù họ có bị hủy hoại và tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính… a. Về hình thức nghệ thuật: – Cốt truyện: Truyện ngắn truyền thống thường có kết cấu theo trình tự tuyến tính. Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao sử dụng kiểu cốt truyện gấp khúc, trật tự chuyện kể bị đảo ngược. Việc đảo lộn trật tự sự kiện, đưa hình tượng Chí Phèo ở đỉnh điểm của sự tha hóa lên đầu truyện đã tạo ra một hiệu ứng thẩm mĩ nhất định. – Kết cấu nhân vật: Nam Cao mở đầu cuộc đời Chí Phèo bằng hình ảnh đứa trẻ bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, và khi Chí Phèo chết, cái xuất xứ đau thương của Chí lại một lần nữa hiển hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng của mình và nghĩ đến hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ không. Chí Phèo chết thì một Chí Phèo con nữa ra đời. Nam Cao đã nhìn thấy bi kịch của người nông dân nhưng ông vẫn chưa nhìn thấy hướng mở để giải phóng cho người nông dân thoát khỏi bi kịch đó. – Cách kết thúc truyện: Nam Cao không đi theo lối mòn xưa cũ, không chọn một cái kết có hậu, nhưng vì thế mà truyện ngắn này lại có giá trị hiện thực sâu sắc và chân thực hơn, khách quan hơn. |
5,0 | |
b.3 | Đánh giá khái quát
– Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu không phải là ở số lượng tác phẩm mà là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống, nghệ thuật… – Ý kiến của Trần Đình Sử là bài học cho những người nghệ sĩ trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật để tạo ra những tác phẩm độc đáo, có giá trị, có phẩm chất và cốt cách văn học, có sức lay động lòng người, có khả năng sống mãi với thời gian. |
2,0 | |
c | Kết luận: | 1,0 |
(Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
Người lập biểu điểm và đáp án: Lương Thị Kim Dung
Số điện thoại: 0989191585