Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 11 tỉnh Hòa Bình

 

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI                 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ      LỚP 11

 TỈNH HÒA BÌNH                                     

   ĐỀ THI Đ XUẤT                                         (Đề này có  01 trang, gồm 02 câu)

 

Câu 1 (08 điểm)

Trong cuốn “ Con đường Hồi giáo”, Nguyễn Phương Mai đã bày tỏ quan niệm về cuộc sống:

“Phải có một tí phù thủy bạn ạ. Phải có một tí phù thủy để chân tay còn biết động đậy, trí óc còn biết đấu tranh, trái tim còn biết phân biệt tốt xấu”

Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên!

Câu 2 (12 điểm)

Octavio Paz, nhà thơ lớn Mexico được trao giải Nobel Văn học năm 1990 đã khẳng định: “Nếu con người quên thơ, họ sẽ quên chính mình và trở về thời hỗn mang nguyên thủy

Bằng một hoặc một vài bài thơ hay trong chương trình Ngữ Văn 11, anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên.

 

……………..HẾT…………………

 

 

                Người thẩm định                                                          Người ra đề                                                                                                

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: Ngữ Văn, LỚP 11

Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.

Câu Nội dung Điểm
 

1

1.    Giải thích

–        “một tí”: mức độ ít

–        “phù thủy”: nhân vật thường đóng vai phản diện trong truyện cổ tích, biểu tượng cho cái xấu, cái ác.

ð Cái xấu, cái ác đôi khi vẫn cần thiết trong cuộc sống.

1,5
2.    Bình luận

–        Cuộc sống được làm nên từ các mặt đối lập (tinh thần – vật chất, sáng – tối, âm – dương…) vì thế, sự tồn tại “một tí” của cái xấu, cái ác cũng có tác dụng duy trì sự cân bằng của cuộc sống,

–        Nếu cuộc sống chỉ toàn những điều tốt đẹp, con người dễ sinh thỏa mãn, bằng lòng, mất đi tinh thần đấu tranh, sự nỗ lực. Do đó cuộc sống sẽ dậm chân tại chỗ và con người trở nên trì trệ, khó khai thác hết các giá trị của bản thân mình.

–        Cần có “một tí” cái ác, cái xấu để con người còn biết đấu tranh, để khi sóng gió ập đến bất ngờ còn biết đương đầu, để biết nhận ra và yêu quý cái chân, cái thiện hơn.

3,5
3.    Mở rộng vấn đề

–        Cái xấu, cái ác chỉ cần “một tí” bởi một xã hội tốt đẹp là khi cái thiện lên ngôi, được tôn vinh.

–        Để “một tí phù thủy” đóng vai trò tích cực, con người cần phải sáng suốt, tỉnh táo nhận ra sự hiện diện của nó. Đồng thời không được chủ quan, mất cảnh giác, thỏa hiệp với cái xấu và phải có bản lĩnh kiên định bảo vệ cái đẹp, lẽ phải. Cần phân biệt cái ác núp bóng cái thiện,

–        Học sinh liên hệ xã hội, bản thân và rút ra bài học bổ ích.

3,0
   
 

2

1.    Giải thích ý kiến

Câu nói dùng hình thức giả định (“nếu”) và vẽ ra một viễn cảnh đáng sợ (con người sẽ đánh mất những giá trị người, sẽ để lạc mất tâm hồn mình (“lãng quên chính mình”), trở về thời tăm tối (“hỗn mang nguyên thủy”)) để từ đó khẳng định vai trò, chức năng của thơ ca: thơ ca nuôi dưỡng tâm hồn, bảo toàn tính người và hướng con người tới cái đẹp.

2,0
2.    Bình luận

Nhận định trên được Octavio Paz rút ra từ trải nghiệm của một đời thơ, nên vừa có sức nặng của một chân lí nghệ thuật, vừa có sự tin cậy của thực tế. Xét từ phương diện nào, thơ ca cũng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn con người.

Xét từ đặc trưng của thơ ca

Thơ là thể loại trữ tình, không chú trọng đến sự kiện mà đi sâu vào những rung cảm tinh tế trong tâm hồn con người, thơ phản ánh được trọn vẹn gương mặt tinh thần của con người, chạm đến phần nhạy cảm nhất, sâu xa nhất và lưu giữ phần “người” nhất cho con người. Vì vậy, hiển nhiên rằng nếu “quên” thơ, con người sẽ “quên chính mình”.

– Thơ đem lại cho người viết sự chia sẻ và giải tỏa:

Hoạt động sáng tác thơ không chỉ đơn thuần là một công việc, mà khi đến với thơ là đến với người bạn tri âm tin cậy nhất để trải mọi nỗi lòng: từ những cảm xúc dâng tràn trên bề mặt mà không viết ra “có thể mình chết” (R. Rike) đến mọi nỗi niềm sâu lắng nhất, khuất lấp trong trái tim nhiều bí ẩn của con người.

Vì vậy, khi làm thơ, người viết được chia sẻ và giải tỏa một cách trọn vẹn, tuyệt đối. Do đó, nếu quay lưng lại với thơ, người viết sẽ tự phong tỏa tâm hồn mình để những cảm xúc bị đóng băng, tàn lụi và bản thể chỉ còn là cái thân xác trống không.

– Thơ là “lãnh địa” riêng để mỗi tác giả tự khẳng định mình:

Thơ chính là thể loại mà tác giả thể hiện cái tôi một cách sâu sắc, mãnh liệt và trực tiếp nhất; thơ chính là bức chân dung tinh thần tự họa của mỗi người viết. Cao Hành Kiện khẳng định “văn học xét tận cội rễ là sự xác nhận của con người về giá trị tự thân, ngay khi viết đã là khẳng định” cũng là trong ý nghĩa đó.

Thơ cho người ta sự dừng chân và nhìn nhận chính mình để sống sâu sắc hơn, để nhớ ra mình là ai, mình đang đi về đâu, mình cần sống như thế nào. Vì vậy, nếu con người loại trừ thơ ra khỏi cuộc sống của mình, họ sẽ lãng quên chính mình và nhanh chóng quay về thời “hỗn mang nguyên thủy”.

 

4,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.    Chứng minh

Học sinh chủ động lựa chọn một hoặc một vài bài thơ hay trong chương trình, phù hợp với định hướng lí luận ở trên để chứng minh.

4,0
       4. Mở rộng, nâng cao

– Để thơ thực hiện được sứ mệnh của mình, tác giả phải là người sâu sắc, có cảm nhận tinh tế, có tâm hồn đẹp; còn độc giả phải có cảm nhận sâu sắc, biết lắng nghe tiếng nói từ bên trong của thơ, thậm chí có sự đồng sáng tạo với tác giả

– Cần đề cao hơn nữa vai trò của thơ, việc đọc thơ để nuôi dưỡng tâm hồn, nhất là trong xã hội hiện đại phát triển nóng như ngày nay.

2,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *