Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 10 tỉnh Quảng Ngãi

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG            ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ                           NĂM 2015

 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT                     Thời gian làm bài: 180 phút

                TỈNH QUẢNG NGÃI                                 Đề này gồm có  4 trang gồm 2 câu                    

 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT NGHỊ

 

 

 

Câu 1: Nghị luận xã hội  (8 điểm)

Tôi hỏi đất:

– Đất sống với đất như thế nào?

– Chúng tôi tôn trọng nhau.

Tôi hỏi nước:

– Nước sống với nước như thế nào?

– Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:

– Cỏ sống với cỏ như thế nào?

– Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

– Người sống với người như thế nào?

( “Hỏi” – Hữu Thỉnh)

Anh (chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trên.

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

Nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:

“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”.

( trích Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học Xã hội, 2002)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình ( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) để làm sáng tỏ cách hiểu của mình.

 

– Hết –

 

                                                            Người ra đề: Lý Thị Phương Thảo

                                                            Điện thoại liên hệ: 0986628106

 

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG                ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ                                  NĂM 2015

 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT                     Thời gian làm bài: 180 phút

                TỈNH QUẢNG NGÃI                                 Đề này gồm có  4 trang gồm 2 câu                    

 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT NGHỊ

                                                                                  

                                                           

 

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10

 

Câu 1: Nghị luận xã hội

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, xác định được trọng tâm của đề, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,…

– Biết cách triển khai nội dung của đề, có luận điểm rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả và viết câu, dùng từ.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

 

CÂU NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 a. Giải thích

– Câu hỏi nhà thơ Hữu Thỉnh đặt ra trong bài thơ Hỏi của mình vẫn luôn da diết, khắc khoải như một kết thúc mở đầy ám ảnh.

– Cuộc sống là một hành trình đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng là một trò chơi thú vị, một món quà lớn đầy bất ngờ mà chỉ một cá nhân khồng bao giờ khám phá hết được

– Người sống với người như thế nào là một câu hỏi mà tất cả chúng ta cần suy ngẫm và tìm câu trả lời.

 

b. Bàn luận

– Con người đã sống với nhau như đất. Đất thì “tôn cao” nhau còn con người thì dựa vào nhau, nâng đỡ nhau mà sống

+ Cuộc đời có những thăng trầm, gian nan, trắc trở mà đôi khi ta khó vượt qua được. Giữa lúc ấy có những bàn tay luôn sẵn sàng chìa cho ta nắm, những tấm lòng luôn rộng mở và ta biết mình may mắn và hạnh phúc.

+ Tình cảm mà con người dành cho nhau cũng mộc mạc như đất, nồng ấm mà đơn sơ, chân thành mà bền chắc. Chính tình cảm ấy đã “tôn cao” con người, làm cho những cá nhân nhỏ bé cũng trở nên cao cả, đẹp đẽ.

– Con người đã sống với nhau như nước. Nước hòa vào nhau, làm đầy nhau, nước tràn từ nơi cao xuống nơi thấp, từ sông hồ ra biển cả mênh mông. Còn con người “làm đầy nhau” bằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ

+ Ngay từ lúc chào đời, tâm hồn mỗi con người được làm đầy bởi những câu ca ngọt ngào, êm dịu của tình mẹ bao la

+ Lớn lên mỗi con người lại chủ động hòa mình vào cuộc sống, hòa mình vào dòng chảy mênh mông của cuộc đời. Tình cảm con người dành cho nhau cũng mát lành và hiền hòa tựa dòng nước kia, nó có thể len lỏi vào những tâm hồn sắt đá nhất, làm tan đi băng giá trong những trái tim cứng rắn và phá đi cánh cửa của những tấm lòng còn đóng khép.

– Con người đã sống với nhau như cỏ. Cỏ “đan vào nhau” “làm nên những chân trời” còn con người cũng như những cọng cỏ nhỏ bé kia, nhưng với tình yêu đan dệt từ những cọng cỏ ấy, con người đoàn kết một lòng, tạo nên những chân trời vô biên

+ Bất cứ một tập thể nào cũng cần có sự đoàn kết. Đoàn kết làm nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, xây dựng, phát triển tập thể, đất nước…

+ Không chỉ đoàn kết mà con người phải học cách sống hài hòa trong cuộc sống chung, không tách mình ra khỏi tập thể mà mình gắn bó.

 

c. Bài học nhận thức và hành động

– Con người cần có nhau để sống tốt cuộc sống của mình và còn làm cho cuộc đời chung thêm tươi đẹp

– Con người cần phải biết sống vì nhau, sống có tình yêu thương để vượt qua đau thương, bất trắc mà ta không thể lường trước được.

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2 a. Giải thích ý kiến của Nguyễn Minh Châu.

– Nhà văn là người biết nâng giấc cho những người cùng đường: tức là người biết đồng cảm, chia sẻ và xoa dịu bớt những nỗi đau; biết phát hiện, đề cao, trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ của con người, đặt vào trong họ niềm tin và nghị lực sống.

– Hơn thế nữa, nhà văn phải biết đấu tranh với cái xấu,cái ác để bênh vực và bảo vệ cho quyền sống và nhân phẩm của con người nhất là những con người đau khổ, bất hạnh.

–  Ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu khẳng định và đề cao thiên chức của nhà văn: mỗi một nhà văn chân chính phải là nhà nhân đạo lớn, bằng sáng tác của mình để nhân đạo hóa con người; phải tự dấn thân, chống chịu với những va đập của cuộc đời bằng cái tâm, cái tài của mình.

 

 b. Phân tích hai đoạn trích “Trao duyên” và “ Nỗi thương mình” để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Minh Châu.

– Thân phận Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du là hiện thân của những con người “bị cái ác”, “số phận đen đủi dồn đến chân tường, cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề”.

– Nguyễn Du đã làm tròn sứ mệnh nâng giấcbênh vực cho Kiều và cũng là cho những cuộc đời bất hạnh.

+ Đồng cảm, sẻ chia với những nỗi đau tận cùng của Kiều: bi kịch tình yêu tan vỡ, bi kịch nhân phẩm bị chà đạp.

+ Lên tiếng bênh vực Kiều bằng việc gián tiếp tố cáo những thế lực tàn bạo, độc ác đã gây nên nỗi đau khổ, bất hạnh cho đời Kiều.

+ Phát hiện và đề cao, trân trọng những phẩm chất cao đẹp của Kiều: giàu đức hi sinh, chung thủy, ý thức nhân phẩm, khát vọng tình yêu, tình người mãnh liệt.

– Nguyễn Du đã sáng tạo nên những tình huống, tình tiết, đặc biệt là sử dụng linh hoạt nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình để dựng được chân dung tâm trạng và số phận Kiều

 

c. Đánh giá chung.

Khẳng định thiên chức nghệ sĩ cao cả của Nguyễn Du và giá trị nhân đạo sâu sắc của Truyện Kiều; đặc biệt ở hai đoạn trích.

Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đề cao sứ mệnh của người cầm bút, đề cao vai trò của văn chương. Nhà văn muốn nâng giấc cho những con người cùng đường thì họ trước hết phải là nhà văn chân chính, có trái tim nhạy cảm trước nỗi đau của con người “ Nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”(Sê-khốp). Nhà văn muốn bênh vực những con người cùng khổ thì cần có sức mạnh của đạo lí, chính nghĩa, cần có lòng dũng cảm và niềm tin vào công lí.

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *