Đề thi Văn 10 trại hè Hùng Vương và duyên hải 2015 văn 10 HDC tỉnh Lai Châu

 

      TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ 11

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỈNH LAI CHÂU

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

( HDC có 03 trang, gồm 02 câu)

 MÔN NGỮ VĂN

LỚP  10

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Câu Ý Nội dung Điểm
1

 

 

       Nhà văn V. Huy gô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.

Em hãy bình luận ý kiến trên.

8,0
* Yêu cầu về kĩ năng:

   Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 
* Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

 
1 Giải thích ý nghĩa câu nói

Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc.

Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu. Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người.

Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quí giá của con người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ.

2,0
2  Phân tích, lý giải 2,0
  – Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự  hoàn thiện bản thân. 1,0
  – Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh. 1,0
3 Bàn luận, mở rộng vấn đề 3,0
  – Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tố tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu.  
  – Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao, và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán.  
  – Mở rộng, nâng cao:

+ Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.

+ Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó).

 

 

 

 

 

  4  Bài học nhận thức và hành động 1,0
2     ” Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh…”

                    ( Nhà thơ Trần Đăng Khoa)

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một bài thơ mà em tâm đắc nhất.

12,0
  * Yêu cầu về kĩ năng.

– Học sinh nắm vững yêu cầu của đề và kĩ năng làm văn nghị luận văn học, biết cách làm bài nghị luận văn học tổng hợp: giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh với lập luận sắc sảo, thuyết phục.

– Học sinh biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học (có liên quan đến kiến thức lí luận văn học) với bố cục rõ ràng, kết cấu mạch lạc; diễn ý sắc sảo, sáng tạo; hành văn lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi  làm văn. Dẫn chững có chọn lọc, tiêu biểu.

 
*  Yêu cầu về kiến thức.

Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

 
1 * Giải thích ý kiến về thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa 2,0
– Thơ hay là thơ giản dị: ngôn từ, hình ảnh, cách viết… không chải chuốt, cầu kì, ngược lại rất bình dị, gần gũi mà vẫn giàu sức cuốn hút bởi bề sâu của cảm xúc…

– Thơ hay là thơ xúc động: Nội dung lời thơ hay thế giới nội tâm của nhà thơ  với bao cảm xúc chân thành ( buồn vui, lo âu, khát vọng…) đã truyền cảm mãnh liệt  đến tâm hồn của người đọc và trở thành tiếng lòng thầm kín của nhiều người.

– Thơ hay là thơ ám ảnh: Hình thức và nội dung thơ đã tạo được trong tâm hồn người đọc những ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ và lâu bền nhất về tình đời, tình người mà nhà thơ băn khoăn, trăn trở và kí thác trong thơ mình.

 
2 * Giới thiệu về bài thơ tự chọn để dùng làm rõ cho ý kiến của Trần Đăng Khoa

– Vài nét về tác giả: vị trí, đóng góp.

– Khát quát giá trị bài thơ: Nội dung tư tưởng và đặc sắc về hình thức.

1,0
  3 * Phân tích bài thơ  để làm rõ cho ý kiến ” Thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh…” 7,0
– Làm rõ tính chất giản dị của bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh, cách viết bình dị, gần gũi mà vẫn giàu sức gợi. 2,5
– Khai thác được sức tác động mãnh liệt của nội dung lời thơ đối với cảm xúc của người đọc: sức truyền cảm, sự đồng điệu. 2,5
– Chỉ ra được sức ám ảnh của bài thơ: tính thẩm mĩ và nội dung tư tưởng bài thơ làm cho tâm hồn người đọc luôn phải suy tư, trăn trở… 2,0
4 * Khẳng định  về giá trị của bài thơ và ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa đối với thơ ca. 2,0
  Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

 

 

 

———————————Hết——————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *