Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Minh Tiến)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG THCS MINH TIẾN

 

         ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN

THỜI GIAN: 120 PHÚT

  1. Mục tiêu kiểm tra:
  2. Kiến thức: Qua bài viết nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện:

– Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào bài viết, đủ ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

– Có cảm nhận, suy nghĩ  riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh… trong quá trình làm bài.

  1. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng nhận diện, cảm nhận, phân tích … (Bố cục, diễn đạt, lập luận, chính tả…)

  1. Thái độ:

– Giáo dục ý thức kỉ luật, tự giác khi làm bài.

  1. Hình thức kiểm tra

– Trắc nghiệm tự luận

III. Thiết lập ma trận:

       Mức độ

 

Chủ đề

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

          Vận dụng  

Tổng

   VD thấp     VD cao
Phần I:

Đọc -hiểu

( Nói với con)

– Nhận biết được tác giả và tác phẩm

 

– Giải nghĩa được từ “Người đồng minh”

– Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

 

   Viết được đoạn văn  (khoảng 7-10 dòng) nói về mong ước của người chatrước cách sống của con cái..    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

2

20%

  4

4

40%

 

Phần II:

Làm văn

(Chiếc lược ngà)

        Vận dụng kĩ năng nghị luận đã học để phân tích cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

2

20%

1

6

60%

5

10

100%

 

  1. Đề bài

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến câu hỏi 4

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

Câu 1: (0,5 điểm)Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?

Câu 2: (0,5 điểm)Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.

Câu 3: (1,5 điểm)Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

Câu 4: (2 điểm)Qua lời tâm tình của đoạn thơ em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) nói về mong ước của người chatrước cách sống của con cái.

  1. Tập làm văn (6 điểm)

Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (Theo Ngữ Văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008)

  1. Đáp án
Câu  Đáp án Điểm
 

Câu 1 (05đ)

– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

0,25

0,25

 

Câu 2 (0,5đ)

 

– Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. 0,5
 

 

 

 

Câu 3 (1,5đ)

 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

0,5

 

1

 

 

 

 

Câu 4 (2đ)

 

– Người cha mong muốn con của mình tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

0,5

 

0,5

 

1

 

 

 

 

Phần II. Tập làm văn (Chiếc lược ngà)

* MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu hình tượng ông Sáu.
* THÂN BÀI:
– Ông Sáu là một người chiến sĩ Nam Bộ giàu lòng yêu nước.
– Tham gia vào cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
– Trở về cùng một vết sẹo dài là tàn tích của chiến tranh.
– Ông Sáu là một người cha giàu lòng yêu thương con.
– Trong 3 ngày ở nhà: hết sức bù đắp, chăm sóc cho bé Thu.

– Trong những ngày ở chiến khu:
+ Dồn công sức làm chiếc lược ngà.
+ Cây lược là sợi dây để ông gửi gắm tình cảm yêu thương, chăm chút cho con gái.
– Trong giờ phút lâm trung:
+ Cố hết sức gửi chiếc lược ngà cho đồng đội.
* KẾT BÀI:
Đánh giá khả năng xây dựng hình tượng của nhà văn.
Tình cảm của bản thân.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

 

0,5

0,5

 

0,5

1

 

 

0,5

 

0,5

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *