9 đề Tây Tiến (đề 4) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

 

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Lòng tự trọng chiếm một trong những vị trí thiêng liêng nhất trong khu vườn nhân cách của mỗi cá nhân, và là người gác cổng cho tòa lâu đài lương tâm của chúng ta. Nó giúp ta chọn lọc cách thức giao tiếp để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác.

(George Matthew Adams – Không gì là không thể, Thu Hằng dịch,

NXB Tổng hợp TPHCM, 2017, tr.27)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu hai lợi ích của việc sống có lòng tự trọng được nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao nói: Lòng tự trọng là người thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta?

Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng”? Vì sao?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề tự trọng là hạt giống để phát triển nhân cách.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên mang điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88-89)

Phân tích vẻ đẹp của tâm hồn người lính qua cảnh một đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nêu nhận xét về cảm hứng lãng mạn của tác giả.

————— HẾT —————

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

Họ, tên thí sinh: ………………………………….; Số báo danh ………………………………………

Chữ ký của cán bộ coi thi 1:. ……………………; Chữ ký của cán bộ coi thi 2:………………………

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *