9 đề Tây Tiến (đề 5) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải,dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” có gì đặc biệt? Anh/chị nhận xét như thế nào về “nếp nhà” ấy?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật bà cô tôi” ở đoạn trích trên không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm về hạnh phúc.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượngsóngtrong đoạn thơ sau:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

(Trích Sóng– Xuân Quỳnh.  Ngữ văn 12,

Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.155

 

………………HẾT………………

 

MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO

TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng

điểm

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

 câu hỏi

Thời gian

(phút)

1 Đọchiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20
3 Viết bài nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

 

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu Nội dung Điểm
     I   ĐỌC HIỂU    3.0
1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản là Tự sự.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.

– Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”:  không cho điểm

0.75
2 Nội dung chính của đoạn trích trên:

– Cuộc sống – nếp nhà của gia đình “bà cô tôi”. Đó là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, tôn trọng và yêu thương lẫn nhau

– Đồng thời cũng là nề nếp gia đình, là văn hóa ứng xử để tạo nền tảng một gia đình hạnh phúc.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

– Nếu học sinh trích diễn đạt ý tương đương thì chỉ cho: 0,5 điểm.

– Nếu học sinh trích dẫn không trọn vẹn câu văn của văn bản thì chỉ cho tối đa 0.5 điểm.

0.75
3 – Cái đặc biệt trong cuộc sống của gia đình “bà cô tôi” là: Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao.

– Nhận xét về nếp nhà ấy: Đó là cuộc sống của những người không xu thời, yêu thích cuộc sống gia đình nhiều thế hệ… Nếp nhà như thế rất đáng quý, đáng trọng…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được như đáp án hoặc ý tương đương thì cho 1,0 điểm.

– Học sinh trả có ý nhưng chưa thuyết phục: 0,5 điểm.

– Học sinh có trả lời không thuyết phục : 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0,0 điểm

1.0

 

4 Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến “Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

– Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Hạnh phúc cần được vun trồng từ bàn tay của những người biết trân quý, nâng niu hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời nếp nhà. Và để hạnh phúc của mỗi gia đình được trọn vẹn, mỗi người phải biết “chịu” nhau một chút. Hạnh phúc được ươm mầm, chắc chiu mỗi ngày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầu xin.

 

– Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắc màu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng.

– Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.

– Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

– Học sinh không trả lời: 0 điểm

   0.5
    II LÀM VĂN    7.0
  1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc (2,0 điểm)    2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
b. Xác định vấn đề nghị luận

Quan điểm“Hạnh phúc” trong đời sống của mỗi cá nhân.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Trình bày quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp

* Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về hạnh phúc

* Thân đoạn:

– Giải thích khái niệm hạnh phúc:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.

– Trình bày quan điểm hạnh phúc của bản thân: thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để tạo hạnh phúc và giữ gìn hạnh phúc?

+ Tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng những gì bản thân đang có. Sống tích cực, có ý nghĩa; mang lại niềm vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

+ Giữ hạnh phúc giống như trồng một cái cây cần được vun trồng, chăm sóc mỗi ngày. Cây hạnh phúc đó cũng chính là cây đời của mỗi người. Khi ta hạnh phúc, đời ta sẽ tỏa hương hoa.

– Bàn bạc mở rộng.

– Nêu bài học nhận thức và hành động.

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của hạnh phúc đối với mỗi người, mỗi nhà.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

 

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

   0.75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

  0.5
     2 Cảm nhận về hình tượng sóng trong đoạn thơ.    5.0
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng sóng trong đoạn thơ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), bài thơ và đoạn thơ (0,25 điểm). 0.5
* Cảm nhận về hình tượng sóng được Xuân Quỳnh  thể hiện trong đoạn thơ

– Sự tương đồng giữa những trạng thái đối lập của sóng với những trạng thái đối cực trong tình yêu của người phụ nữ: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ.

Sóng chính là hiện thân cho khát khao của em, khát khao được vươn ra biển lớn, khao khát tìm đến một tình yêu đích thực, rộng lớn, bao dung.

– Khát vọng ngày xưa – ngày sau của sóng cũng là khát vọng tình yêu muôn đời của tuổi trẻ.

– Hình tượng sóng được thể hiện bằng thể thơ năm chữ, gợi âm điệu của nhịp sóng biển và sóng lòng; sự song hành của hai hình tượng sóng và em; ngôn ngữ giản dị, trong sáng; giọng điệu tha thiết, mãnh liệt; các biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, đối lập…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh cảm nhận về hình tượng sóng đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

– Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hình tượng sóng: 0,75 điểm – 1,25 điểm.

– Cảm nhận  sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tượng sóng: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

   2.5

 

 

 

 

* Đánh giá

– Hình tượng sóng trong đoạn thơ chính là biểu hiện của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm, khao khát yêu đương, chủ động và mạnh mẽ trong tình yêu.

– Hình tượng sóng góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

 – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

   0.5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Xuân Quỳnh; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0.5
  TỔNG ĐIỂM 10.0

 

………………. HẾT………………..

 

Quảng Ngãi, ngày 10  tháng 04  năm 2021

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *