9 đề Tây Tiến (đề 3) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập – bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò tâm trí ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại, nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy; sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoải mà cả ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyển nâng to lớn bằng tình yêu.

(Tian Daỵton, Ph. D, Quên hôm qua, sống cho ngày mai, NXBTống hợp TP. HCM, tr. 129)

Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết đểhạnh phúc luôn mỉm cười tacần phải làm gì?

Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi con người không dám đốidiện với nỗi sợ hãi?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về lời khuyên: Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình?

Câu 4.Anh/ chị hãy nhận xét về quan điểm tác giả thể hiện trong đoạn trích?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình?

Câu 2: (5 điểm)     

Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016)

Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

……………….Hết……………

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0đ
1 Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. 0.5đ
2 Theo tác giả, nếu không dám đốidiện với nỗi sợ hãi, con người sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. 0.5đ
3 Lời khuyên: Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình có thể được hiểu là:

-Ta không nên né tránh, chối bỏ mặt xấu đã và đang hiện hữu trong con người mình.

– Việc đối diện với mặt xấu trong mỗi con người sẽ giúp ta có nhận thức đúng về sai lầm, khiếm khuyết của bản thân để tìm cách khắc phục.

1.0 đ

 

 

4 –        Quan điểm mà tác giả thể hiện trong đoạn trích là: Để trưởng thành, mỗi người cần dũng cảm đối diện với cái xấu ở ngay trong chính con người mình.

–        Đây là quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa cảnh tỉnh, động viên, khích lệ mỗi người…

 

 

 

1.0đ

II 1 LÀM VĂN 7.0 điểm
Viết đoạn văn để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình 2.0 điểm
a.     Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0.25đ
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm thế nào để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình? 0.25đ
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của việc thay đổi chính mình. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

– Để vượt qua thử thách ngay trong chính bản thân mình:

+ Mỗi người cần bắt đầu bằng việc không né tránh, dũng cảm đối diện với chính thử thách – sự hèn nhát, thói ích kỉ, lòng tham, sự đố kị…

+ Không dễ dãi thỏa hiệp với thói xấu, đấu tranh với chính mình để loại trừ những thói xấu…

+ Lắng nghe góp ý, phê bình thẳng thắn từ người khác để khắc phục nhược điểm…

+ Dẹp bỏ cái tôi hẹp hòi, nông cạn và quyết tâm chiến thắng những thử thách của bản thân…

1.0 đ

 

 

 

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25đ
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25đ
2 – Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh…khúc độc hành

– Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

5,0 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25đ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn văn.Từ đó đưa ra những nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. 0,5đ
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những luận điểm lớn sau:

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng – một nghệ sĩ đa tài, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Bài thơ viết năm 1948 ở Phù Lưu Chanh, viết về binh đoàn Tây Tiến – thành lập năm 1947 với những người lính phần đông là thanh niên Hà Nội chủ yếu là học sinh, sinh viên.

– Đoạn thơ là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượng đoàn binh Tây Tiến. Đoạn thơ vừa đậm chất hiện thực, vừa điển hình cho bút pháp lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

2. Khái quát chung

– Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ – nỗi nhớ, khắc họa vẻ đẹp người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng, hào hùng với sức mạnh và lí tưởng và sự hi sinh cao cả mà cội nguồn là lòng yêu nước.

– Hình tượng người lính Tây Tiến tiêu biểu cho vẻ đẹp người lính chống Pháp.

 3. Triển khai các luận điểm chính

3.1. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

a. Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn

– Người lính xuất hiện trực tiếp trên cái nền hoang vu hiểm trở và thơ mộng của Tây Bắc với một vẻ đẹp độc đáo, kì lạ. Lính Tây Tiến hiện ra oai phong và dữ dội khác thường. Nhưng ẩn sau cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, một tâm hồn đầy mộng mơ: mộng lập công, mơ về Hà Nội với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

b. Vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp

– Thực tế gian khổ thiếu thốn làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi tóc (vệ trọc). Quang Dũng không hề che giấu sự thực tàn khốc đó. Song, họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, lẫm liệt, hùng tráng. Sau vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng dữ oai hùm.

– Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội, bi tráng của dòng sông Mã: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. ->Hình ảnh những người lính Tây Tiến thấm đẫm vẻ đẹp bi tráng, chói ngời lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.

=> TK: Hình tượng lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hào hùng vừa hào hoa, lãng mạn; vừa bi hùng, bi tráng gắn với lí tưởng cao cả, lòng yêu nước cháy bỏng, vì Tổ quốc mà hi sinh.

3.2. Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng

– Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi. Nhà thơ không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi nói về khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, sự xanh xao, tiều tụy của người lính; không né tránh cái chết khi miêu tả cảnh tượng hoang lạnh và sự chết chóc đang chờ đợi người lính: Rải rác biên cương mồ viễn xứ -> Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp hình tượng

– Bút pháp lãng mạn:

+ Thể hiện ở nỗi nhớ và tình yêu, gắn bó, giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính.

+ Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm xúc, bay bổng.

+ Thể hiện ở khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: hiện thực thiếu thốn, bệnh tật, chết chóc đối lập với sức mạnh dữ dội, lẫm liệt và lí tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng. + Thể hiện ở bút pháp lí tưởng hóa hình tượng.

-> Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp về người lính chống Pháp.

4. Đánh giá

– Vẻ đẹp hình tượng người lính hội tụ ở vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa nhưng lại rất mạnh mẽ, hào hùng; vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao cả.

– Vẻ đẹp đó thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: hiện thực đến trần trụi nhưng lãng mạn đến bay bổng, một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa

 

 

 

0,5đ

 

 

 

 

 

 

0,25đ

 

 

 

1,0đ

 

 

 

 

 

1,0đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25đ

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,25đ
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề NL 0,5đ

 

 

 

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT

môn ngữ văn – NĂM HỌC 2020 – 2021

Nội dung Mức độ cần đat Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
I. Đọc hiểu: Ngữ liệu          
Tổng Số câu 2 1 1   4
Số điểm 1.0 1,0 1.0   3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10%   30%
II. Làm

văn

Nghị luận xã hội

Nghịluận văn học

    Viết đoạn văn

 

Viết bài văn  
Tổng Số câu                1 1 2
Số điểm     2,0 5,0 7,0
Tỉ lệ     20% 50% 70%
Tổng

cộng

Sô câu 2 1 2 1 5
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
 

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *