5 đề Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (đề 4) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

           Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

(1) “Mơ ước của hầu hết mọi người trong đời là trở thành một con người thành công và hạnh phúc bằng chính tài năng và đạo đức của mình. Ở bình diện tổ chức hay các quốc gia cũng vậy. Một tổ chức hay quốc gia càng có nhiều người hướng đến thành công bằng tài năng và đạo đức, tổ chức hay quốc gia đó càng có cơ hội phát triển thịnh vượng và văn minh. Tài năng và đạo đức đã trở thành những phẩm chất được tìm kiếm và tôn vinh hàng đầu trong mọi xã hội và mọi thời đại, và chúng có một mối liên quan chặt chẽ với hiệu quả và hiệu quả bền vững. Cần có tài năng thì mới tạo ra được hiệu quả, cần có đạo đức thì mới tạo ra được hiệu quả bền vững. Và ngược lại, không ai có thể được xem là tài năng nếu không tạo ra hiệu quả, cũng như không ai có thể được coi là có đạo đức nếu như việc tạo ra hiệu quả đó chỉ là nhất thời chứ không mang tính bền vững, bởi lẽ, để tạo ra hiệu quả bền vững thì luôn phải dựa trên nền tảng đạo đức.

(2) Vì thế, câu trả lời về “hiệu quả” cũng chính là “lời đáp” cho câu chuyện về tài năng và đạo đức mà nhiều người tìm kiếm, mà lại là một “lời đáp” được đúc kết bằng việc chuyển hóa một hệ thống giá trị ở bên trong để hình thành bản tính thành công bền vững của con người, chứ hoàn toàn không phải là những chiêu trò hay thủ thuật ở bên ngoài”.

(Trích lời giới thiệu của nhà giáo Giản Tư Trung cho cuốn sách

“7 thói quen hiệu quả” của Stephen R. Covey, NXB Tổng hợp TP.HCM)

Câu 1.(0,5 điểm)  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2.(0,5 điểm) Theo tác giả: tài năng và đạo đức có một mối liên quan chặt chẽ với hiệu quả và hiệu quả bền vững như thế nào?

Câu 3.(1,0 điểm) Xác định các phép liên kết giữa đoạn (1) và đoạn (2).

Và nêu tác dụng của phép liên kết.

Câu 4.(1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Tài năng và đạo đức đã trở thành những phẩm chất được tìm kiếm và tôn vinh hàng đầu trong mọi xã hội và mọi thời đại”. Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

          Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và đạo đức sẽ đem đến thành công và hạnh phúc cho con người .

Câu 2(5.0 điểm)

Ởcảnh VII, đoạn trích của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, trong màn đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba mạnh mẽ, quyết liệt phủ nhận Xác: “A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù…”.

Nhưng sau màn đối thoại với người thân, Hồn Trương Ba đã nhận ra:“Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta…Nhưng lẽ nào ta chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144 và tr.148)

Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Hồn Trương Ba qua những lời thoại trên. Từ đó, rút ra những “thông điệp cuộc sống” mà Lưu Quang Vũ muốn gởi gắm qua vở kịch.

—————–HẾT—————-

 

 

 

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN

 

(Đáp án- Thang điểm có 04 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I  

Phần Đọc – hiểu

3,0
1 Phương thức biếu đạt trong văn bản: nghị luận/lập luận 0.5
2 – Theo tác giả: tài năng và đạo đức có một mối liên quan chặt chẽ với hiệu quả và hiệu quả bền vững:

       “Cần có tài năng thì mới tạo ra được hiệu quả, cần có đạo đức thì mới tạo ra được hiệu quả bền vững. Và ngược lại, không ai có thể được xem là tài năng nếu không tạo ra hiệu quả, cũng như không ai có thể được coi là có đạo đức nếu như việc tạo ra hiệu quả đó chỉ là nhất thời chứ không mang tính bền vững”.

 

 

0.5

3 – Phép liên kết:

+ Phép nối: “vì thế”

+ Phép lặp: “tài năng”, “đạo đức”, “hiệu quả”

– Tác dụng của các phép liên kết: giúp cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ, liền mạch, thống nhất cả về nội dung và hình thức.

 

0.5

 

0.5

4 – Thí sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; cơ bản là phải lí giải hợp lí, thuyết phục; không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 1,0

 

II   Phần Làm văn 7,0
   

1

     Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tài năng và đạo đức sẽ đem đến thành công và hạnh phúc cho con người . 2,0
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn (trong đó mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề). 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:mối quan hệ giữa “tài năng” và “đạo đức” đem lại thành công và hạnh phúc cho con người. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;  kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hànhđộng (…) 1,0
* Giải thích:

“tài năng: năng lực, hiểu biết, kỹ năng để con người có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

“đạo đức”: phẩm chất, nhân cách của một người. Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể,…

-> ý nghĩa cả câu: “tài năng”“đạo đức” là hai phẩm chất khác nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời; khẳng định con người muốn có thành công và hạnh phúc thì phải có có hai phẩm chất quan trọng trên.

* Bàn luận mối quan hệ khắng khít giữa “tài năng” và “đạo đức”:

– Có “tài” mà không có “đức” là người không trọn vẹn. Bởi họ chỉ mưu cầu lợi ích cho cá nhân, dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn,… mọi người xa lánh nên họ sẽ không có cuộc sống “hạnh phúc”.

– Ngược lại, có “đức” mà không có “tài” thì cũng không phải là con người hoàn thiện. Ý định dù tốt đến đâu nếu kiến thức và năng lực kém cỏi thì cũng không thực hiện được. Tài năng giúp cho con người dễ thành công hơn trong công việc.

-> Hai phẩm chất này bổ sung hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, và họ sẽ là những con người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

* Bài học nhận thức và hành động:

+ Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa “tài”“đức”. Và đây là hai phẩm chất cần phải có của con người thế kỉ XXI.

+ Hành động: trau dồi kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (sử dụng từ ngữ, viết câu, diễn đạt,…), thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc và mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

        Ở cảnh VII, đoạn trích của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, trong màn đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba mạnh mẽ, quyết liệt phủ nhận Xác: “A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù…”.

Nhưng sau màn đối thoại với người thân, Hồn Trương Ba đã nhận ra: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta… Nhưng lẽ nào ta chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144 và tr.148)

Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Hồn Trương Ba qua những lời thoại trên. Từ đó, rút ra những “thông điệp cuộc sống” mà Lưu Quang Vũ muốn gởi gắm qua vở kịch.

5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b.Xácđịnhđúngvấnđềcầnnghịluận:sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Hồn Trương Ba qua những lời thoại. Từ đó, rút ra những “thông điệp cuộc sống” mà Lưu Quang Vũ muốn gởi gắm qua vở kịch. 0,50
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫnchứng. 3,5
* Mở bài:Giới thiệu khái quát về nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ, vở kịch “Hồn Trương Ba”, nêu vấn đề nghị luận. 0,25
 *Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát chung (thời điểm sáng tác, xuất xứ của vở kịch,…)

2. Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Hồn Trương Ba qua những lời thoại nêu trong đề.

2.1. Lời thoại của nhân vật Hồn Trương Ba qua màn đối thoại với xác anh hàng thịt:

a. Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại:

Do phải sống nhờ thể xác của hàng thịt, hồn Trương Ba phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay phải sống mượn, lệ thuộc nên bị nhiễm độc bởi sự tầm thường, dung tục của xác thịt phô phàm.

– Trương Ba dằn vặt, đau khổ, quyết chống trả bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thân xác .(dẫn chứng: đoạn độc thoại nội tâm của Trương Ba)

b. Màn đối thoại giữa Hồn và Xác ở phần đầu là cuộc tranh luận sề sức mạnh của thể xác hay của linh hồn?

“A! Mày cũng có tiếng nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói? Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù.”

-> Thái độ của Hồn: một mặt nhằm phỉ báng, nguyền rủa, phủ nhận tiếng nói của xác hàng thịt; một mặt ngầm đề cao tiếng nói của linh hồn, xem linh hồn mới có quyền năng quyết định mọi thứ.

->Lời thoại ngắn, đứt gãy và được diễn tả bằng nhiều câu cảm thán.

2.2 Lời độc thoại của Hồn Trương Ba sau màn đối thoại với người thân

a. Hoàn cảnh dẫn tới lời độc thoại của Trương Ba:

– Sau màn đốithoại với người thân, Hồn Trương Ba hiểu ra rằng mình không còn là mình nữa nên rất đau khổ tuyệt vọng. (Hs phân tích ngắn gọn màn đối thoại với người thân)

Trương Ba “thẫn thờ”, ông ôm đầu bế tắc, để rồi nhận thấy:“Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta… Nhưng lẽ nào ta chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.

-> Những câu hỏi liên tiếp, cho thấy tâm trạng Trương Ba đang diễn ra sự giằng xé dữ dội, để rồi dẫn đến một quyết định quyết liệt từ bỏ lối sống lệ thuộc vào thân xác của người khác, một cuộc sống không còn chính là mình, bằng hành động dứt khoát thắp hương gọi Đế Thích để từ giã cuộc sống ấy .

-> Lời độc thoại nội tâm của nhân vật Trương Ba chính là sự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Có thể nói cuộc đấu tranh giữa Hồn và Xác, phần thắng nghiêng về Xác, nhưng Hồn không chịu yếu thế, không khuất phục mà tìm mọi cách để được sống là chính mình – Đây chính là nhân cách cao đẹp của nhân vật Trương Ba.

2.3 Đánh giá chung:

– Sự thay đổi về nhận thức của nhân vật Trương Ba:

+ Hiểu được con người phải là một thể thống nhất, hài hòa giữa phần xác và hồn. Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

+ Nhận thức được cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình.

– Vẻ đẹp về nhân cách của Trương Ba: tỉnh táo, sáng suốt, nhận thức kịp thời, có lòng tự trọng cao, luôn biết đấu tranh để giữ gìn nhân phẩm của mình trong hoàn cảnh nghiệt ngã.

3. Ý nghĩa triết lí về cuộc sống của vở kịch:

Trương Ba được sống nhưng là sống nhờ sống gửi, sống vay mượn đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hóa. Tác giả cảnh báo khi con người phải sống trong dung tục thì cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ dần thắng thế, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

–  Cuộc sống đáng quý, được sống là hạnh phúc nhưng được sống là mình là điều đáng quý hơn. Muốn vậy, mỗi người cần phải đấu tranh để tự hoàn thiện về nhân cách, sống hài hòa giữa thể xác và linh hồn, hài hòa giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Không thể có một linh hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Đừng bao giờ cho rằng tâm hồn là thứ đáng quý nên chỉ biết chăm lo cho tâm hồn mà không chú ý đến những giá trị vật chất. Hay cũng đừng quan tâm đến thể xác mà bỏ bê đời sống tâm hồn. Hồn và Xác cả hai đều đáng quý…

4. Đặc sắc nghệ thuật:

Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.

– Nhà văn đã dựng lên được những kịch tính thông qua cử chỉ, hành động đặc biệt là lời thoại của nhân vật sinh động có tầm khái quát cao, có chiều sâu triết lí. Giọng điệu tranh biện độc đáo…

 

0,25

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

    d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,50
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm  
Lưu ý chung:

1.   Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý chođiểm..

2.       Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3.    Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyếtphục.

4.    Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở hai câu làm văn chỉ viết một đoạnvăn. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chínhtả.

 

——————————-HẾT—————————–

 

,

1 bình luận trong “5 đề Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (đề 4) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *