2017 Đề nguồn DHBB K11 đề thi DH- văn 11 – VCVB

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

ĐỀ THI MÔN: VĂN HỌC KHỐI 11

NĂM HỌC 2016 – 2017

Thời gian làm bài 180 phút

(Đề này có 01  trang)

 

 

 

Câu 1 (8,0 điểm):

          Vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ngày 2/5, trong đó có đoạn: “Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.”

Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề được gợi ra từ câu nói trên?

Câu 2 (12 điểm):

Nhà thơ Tố Hữu từng cho rằng: “Văn học thực chất là chuyện đời. Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là đích đi tới của văn học.”

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ bằng một truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

 

 

 

 

 

………………………………Hết………………………………

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Người ra đề: Nguyễn Thị Vân Anh

SĐT: 0914804222

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BĂC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI MÔN: VĂN HỌC KHỐI 11

NĂM HỌC 2015 – 2016

(Đáp án này có 04  trang)

 

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
 Nghị luận xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Mở bài

·        Năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama chính thức trở thành “ông chủ” của Nhà Trắng. Với xuất thân bình thường nhưng bằng sự nỗ lực phi thường, Obama đã trở thành Tổng thống thứ 44, cũng là vị Tổng thống da màu đầu tiên của xứ sở cờ hoa, khiến cả nước Mỹ và thế giới nghiêng mình thán phục.

·        “Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.” Đây là triết lý sống đã theo ông trong suốt chiến dịch vận động tranh cử đem lại “ngai vàng” quyền lực, đồng thời mở ra bao suy ngẫm: phấn đấu để tạo nên sự thay đổi bằng sức mạnh nội lực của bản thân.

2. Thân bài

2.1.Giải thích nhận định

·        “Thay đổi”: những chuyển biến, cái mới khác biệt, thường theo hướng tích cực hơn so với cái cũ.

=> Sử dụng quan hệ giả thiết – kết quả “nếu”, “hoặc nếu” cùng lối nói khẳng định “chính là”, “là”, câu nói đã chỉ ra điều kiện để đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống: thay đổi không đến từ bất cứ ai khác hay thời điểm khác, chính sức mạnh nội lực bên trong mỗi con người là nguồn cội của sự thay đổi.

2.2. Vì sao thay đổi lại xuất phát từ nội lực của mỗi cá nhân? (Nguyên nhân)

·        Khách quan

+ Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự giúp đỡ từ người khác những lúc khó khăn. Nếu họ sẵn sàng hỗ trợ, bạn cũng không thể hi vọng vào sự toàn tâm toàn ý của họ. + Thời gian đôi khi cũng không phải là liệu pháp cho những bế tắc bởi hành động chờ thời “há miệng chờ sung” không mấy khi đem đến hiệu quả.

·        Chủ quan:

+ Bên trong mỗi cá nhân là tiếng nói thay đổi, là nguồn nội lực vô tận nếu được khơi dậy, thúc đẩy. + Bản thân mỗi con người đôi khi không thể tạo ra những thay đổi nhưng sức mạnh từ cá nhân họ có khả năng lan truyền, thôi thúc sức mạnh từ những người khác. Nói cách khác, những chuyển biến tích cực là thành quả của tập thể nhưng ý tưởng về sự thay đổi luôn xuất phát từ mỗi cá nhân.

2.3. Những thay đổi mà mỗi cá nhân đem đến nhờ nội lực của họ được biểu hiện như thế nào? (Biểu hiện)

– Cá nhân: Tổng thống Obama đã trải qua những chặng đường học vấn ghập ghềnh ít ai biết tới. Từng bị Đại học Swarthmore từ chối khi nộp đơn ứng tuyển, ông đã tự cho mình thêm một cơ hội với việc nhập học trường Occidental, sau đó lần lượt trở thành sinh viên hai ngôi trường danh tiếng Đại học Colombia và Harvard. Vượt lên trên nỗi thất vọng, Obama đã tìm thấy sức mạnh trong chính con người mình, bước đệm để ông trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ như chúng ta đã thấy. – Đất nước: Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, luôn thường trực nguy cơ bị nhấn chìm giữa biển khơi nhưng vẫn trở thành một cường quốc phát triển hàng đầu trên thế giới. Thành tựu ấy xuất phát từ việc họ đã tự biết cách bảo vệ mình bằng việc xây dựng những căn nhà kiên cố, lắp đặt hệ thống cảnh báo động đất sóng thần với độ chính xác cao.

2.4. Liệu bản thân mỗi con người luôn làm nên sự thay đổi? (Lật ngược vấn đề)

·        Sự biến chuyển có thể xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng luôn cần đến môi trường tập thể để ý tưởng về sự thay đổi đơm hoa kết trái trong hiện thực.

·        Ý tưởng hay, con người có năng lực nhưng đôi khi không thể đem lại sự thay đổi bởi lựa chọn thời điểm sai lầm (buổi loạn lạc thì người tài quy ẩn, câu cá chờ thời; nghệ thuật cầm binh cho rằng thời điểm là yếu tố mang tính chất quyết định cho thắng lợi)

2.5 Cần làm gì để nuôi dưỡng khả năng tạo nên sự thay đổi trong mỗi cá nhân? (Biện pháp)

·        Tích cực, chủ động trong suy nghĩ, hành động.

·        Phê phán thói lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

·        Tin tưởng vào bản thân đồng thời phải tận dụng sức mạnh của tập thể và lựa chọn thời điểm chính xác.

·        3. Kết bài

·        Câu nói của Tổng thống Obama giản dị mà giàu khả năng truyền cảm hứng, thôi thúc sự phấn đấu tạo nên thay đổi tích cực bằng nội lực bên trong mỗi con người.

·        Người trẻ cần biến sự nhiệt huyết, tinh thần dám dấn thân của tuổi trẻ thành những thay đổi có ý nghĩa.

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 Nghị luận văn học 2 Nhà thơ Tố Hữu từng cho rằng: “Văn học thực chất là chuyện đời. Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là đích đi tới của văn học.”

I.               Yêu cầu về kĩ năng

–        Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học.

–        – Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục, biết cách phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề.

–        Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.

II.            Yêu cầu kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được các ý sau:

1.    Giải thích câu nói

+ Văn học bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực, là mảnh đất cung cấp chất liệu, đề tài, cảm hứng cho văn học.

+ “…. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là đích đi tới của văn học.”: Văn học không thể thoát li hiện thực, quay lưng lảng tránh cuộc đời. Tố Hữu dùng lối nói phủ định là để phê phán lối văn chương tiêu cực, thoát li hiện thực đời sống và khẳng định chức năng của văn chương cao quý.

+ Cuộc sống là nguồn cảm hứng bất tận, là mảnh đất nuôi dưỡng văn chương nghệ thuật và ngược lại văn chương nghệ thuật được viết lên để phục vụ cuộc sống con người… Từ những chất liệu cuộc sống nhà văn sáng tạo tác phẩm văn chương đem đến những giá trị chân – thiện – mĩ cho cuộc đời.

–        Ý nghĩa vấn đề

Câu nói khẳng định mối quan hệ gắn kết khó tách rời giữa văn học và đời sống, vai trò trách nhiệm của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, phê phán loại văn chương tiêu cực thoát li hiện thực,đồng thời đề cao thiên chức cao quý của văn chương chân chính và trách nhiệm người cầm bút.

2.    Phân tích tác phẩm để chứng minh

Học sinh có thể chọn một trong các tác phẩm ( Đời thừa, Chí Phèo…) chương trình Ngữ Văn 11 để làm sáng tỏ nhận định.

3.    Đánh giá

–        Khẳng định: Mục đích cuối cùng của văn chương là phục vụ con người, phục vụ đời sống xã hội.

–        Con người là đối tượng chính của văn học. Văn học chú trọng phả ánh tâm tư, tình cảm của con người. Nhà văn chân chính phải biết đem tài năng và tâm huyết sáng tạo văn chương có ích cho đời.

–        Nhờ phản ánh trung thành thực tế đời sống, tác phẩm phải đấu tranh cho quyền sống con người, cho thấy những trăn trở đau đớn của một nhà văn nặng lòng với cuộc đời. Đó là giá trị nhân văn cao cả mà nhà văn mong muốn hướng tới.

–        Qua đó ta thấy rõ được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người viết văn

·        Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý. Học sinh có thể kết hợp phân tích quá trình bàn luận nhưng phải chú trọng làm sáng tỏ ý trọng tâm đã nêu trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

5.0

 

 

 

 

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *