12 đề Vợ Nhặt (đề 6) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

MA TRẬN ĐỀ MINH HOẠ

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12- THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút

TT năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng

điểm

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

 câu hỏi

Thời gian

(phút)

1 Đọc hiểu 15 15 10 10 5 5 0 0 04 30 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 10 5 10 5 10 5 5 01 30 20
3 Viết bài nghị luận văn học 20 15 15 10 10 20 5 10 01 60 50
Tổng 40 40 30 30 20 35 10 15 06 120 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung 70 30 100

 BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ MINH HOẠ

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12- THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút

TT Nội dung

kiến thức/

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
1 ĐỌC HIỂU Nghị luận hiện đại

(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

 

 

 

 

 

 

 

 Nhận biết:

Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích.(Câu 2)

– Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ,…( Câu 1)

Thông hiểu:

– Hiểu được nội dung của văn bản/đoạn trích.( Câu 3)

– Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích.

– Hiểu một số đặc điểm của nghị luận hiện đại được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.( Câu 4)

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

2 1 1 0 4
2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(khoảng 200 chữ)

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

 

Nhận biết:

– Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

– Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

– Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để  triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.

Vận dụng cao:

        1

 

 

 

 

3 VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:

Vợ nhặt của Kim Lân

 

Nhận biết:         1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,…

Thông hiểu:

– Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người; nghệ thuật xây dựng nhânvật,bút pháp trần thuật mới mẻ.

– Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam.

– Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.

 
Tổng           6
Tỉ lệ %   40 30 20 10 100
Tỉ lệ chung   70 30 100

 

  

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc đẩu, hay một ngọn gió Nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng”

Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí.Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh.Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân.Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,

NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.79-80)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2.Theo tác giả đoạn trích, vì sao đứng một mình không dễ?

Câu 3.Anh /Chị hiểu như thế nào về quan niệm Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân?

Câu 4. Tâm sự của tác giả Một mình nhưng không cô đơn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản  thân về sự cần thiết phải biết lắng nghe trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích sau:

Bà lão cúi đầu nín lặng.Bà lão hiểu rồi.Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

          Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi.Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

– Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài.Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út.Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?…

                                        (Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.28-  29)

 

—————————–Hết————————–

 

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: : nghị luận

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm

– Học sinh có câu trả lời khác: không cho điểm

0,75

 

 

 

2 Theo tác giả đoạn trích, đứng một mình không dễ, vì:

– Nó có thể làm ta không được ưa thích.

-Ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm

– Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý : 0,5 điểm

– Học sinh có câu trả lời khác đáp án: không cho điểm

0,75
3 Quan niệm Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân:

– Là quan điểm về lối sống, thái độ sống an yên, lạc quan, tự do, làm  chủ bản thân và không bị ràng buộc;  biết quan sát, lắng nghe, đồng cảm. thấu hiểu.

– Là niềm vui từ trong nội tại bản thân, không phụ thuộc vào đám đông, vào những điều đang xảy ra hay những tác động xung quanh; biết bình tâm để quan tâm, đóng góp cho cộng đồng…

Hướng dẫn chấm:

Học sinh nêu được 2 ý: 1,0

– Học sinh nêu được 1 ý: 0,5

-Học sinh có cách trình bày khác nhưng phù hợp thì GV linh hoạt cho điểm.

1,0
4 HS có thể bày tổ suy nghĩ về tâm sự của tác giả Một mình nhưng không cô đơn theo hướng:

– Tách khỏi số đông để quan sát, lắng nghe, chiêm nghiệm và cũng để quan tâm, đóng góp cho xã hội, cộng đồng một cách hiểu biết chứ không phải để chạy trốn, sống thu mình, khép kín.

– Đó là tư duy, hành động của lối sống có bản lĩnh, cần thiết…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm

– Học sinh bày tỏ chưa rõ  rang, chưa thuyết phục: 0,25 điểm

0,5
II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  LÀM VĂN  
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết lắng nghe trong cuộc sống. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức một đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải biết lắng nghe trong cuộc sống.

0,25

 

 

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:

– Có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Gợi ý:

+ Biết lắng nghe tức là sự tập trung cao độ  khi người khác nói; để ý, quan tâm và tiếp thu lời nói của những người xung quanh trong giao tiếp.

+ Biết lắng nghe là vô cùng cần  thiết, vì: cuộc giao tiếp không bị gián đoạn; thể hiện thái độ tôn trọng lẫn nhau; để phân tích, đánh giá ý nghĩa, đúng – sai  trong lời nói; lắng nghe để chia sẻ, góp ý, để điều chỉnh, thay đổi hành vi, lối sống…Đó là biểu hiện của người có văn hóa trong  giao tiếp, trong cuộc sống…

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. (0,75 điểm)

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu. (0,5 điểm)

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề cần nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp. (0,25 điểm)

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 

0,75
d.Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

    Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo:

     Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,5
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ được Kim Lân thể hiện trong đoạn trích. 5,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề;Thân bài triển khai được vấn đề;Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vẫn đề cần nghị luận: 0,5 điểm

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

 

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
*Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm) 0,5
* Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:

– Hoàn cảnh: Trong nạn đói khủng khiếp, bất ngờ Tràng có vợ theo không về.

– Tâm trạng: Trước việc con trai mình có vợ, biết bao cung bậc cảm xúc tâm trạng đan xen, xáo trộn trong lòng bà cụ Tứ – người mẹ nghèo khổ, bao trùm là buồn vui lẫn lộn:

+ Khi hiểu ra cơ sự, lòng người mẹ nghèo trào lên nỗi xót thương và tủi phận, vừa cho con, vừa cho mình.

+Bà vừa mừng, vừa lo; bà thương con trai, thương con dâu và sâu xa có sự cảm kích với người con dâu mới.

+Cuộc sống thực tại vẫn  đầy bóng tối, nhưng bà cụ Tứ nhẹ nhàn,dặn dò, động viên các con, gửi vào tương lai một niềm hy vọng dẫu còn mong manh.

– Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được phẩm chất của người mẹ nghèo rất mực hiểu và thương con; người nông dân ấy có tình người nhân hậu, bao dung,vị tha và tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

– Diễn biến tâm trạng nhân vật được miêu tả sinh động, hợp lí; giọng trần thuật linh hoạt gắn với thủ pháp độc thoại nội tâm đặc sắc, tinh tế; ngôn ngữ gần gũi, phù hợp tâm lý người nông dân…

 Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm- 2,25 điểm.

– Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm -1,5 điểm.

Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm- 0,75 điểm.

2,5
* Đánh giá

– Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ góp phần khắc họa vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp, làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ nhặt.

– Đoạn trích thể hiện rõ nét tấm lòng đối với người nông dân và phong cách nghệ thuật của nhà văn Kim Lân.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm

– Học sinh trình bày được 2 ý: 0,25 điểm

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc văn chương Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm

0,5

 

 

———————————HẾT————————————-

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *