12 đề Vợ Nhặt (đề 5) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

 

MA TRẬN ĐỀ

 

TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút)
1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5     4 20 30
2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 10 5 10 1 30 20
3 Viết bài văn nghị luận văn học 20 10 15 10 10 30 5 20 1 70 50
Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100
Tỉ lệ % 40 30 20 10     100
Tỉ lệ chung 70 30   100

 

 

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
          … Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lí
          Óc nghĩ suy không thể mượn vay
          Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
          Tắm gội lòng ta chẳng bao giờ cạn.

 

          Ta tin ở sức mình, vô hạn
          Như ta tin ở tuổi 25
          Của chúng ta là tuần trăng rằm
          Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.

 

          Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại
          Những sông Thương bên đục, bên trong
          Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
          Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…

                            (Trích Tuổi 25, Thơ Tố Hữu, NXB GD năm 1998, tr 490)

Câu 1 (0,75 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (0,75 điểm). Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2.
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ

 “Của chúng ta là tuần trăng rằm;

                    Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”?
Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên.

Làm văn(7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về niềm tin vào tuổi trẻ chính mình.

  Câu 2. (5,0 điểm)

   Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa trong đoạn trích sau:

          “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

   Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

  Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

  – Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

  Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

 – Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

  …………

  Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:

  – Kể ra làm dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr 28-29)

……………….Hết………………

 

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên: ta /tác gỉa/ Tố Hữu

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

Học sinh không trả lời đúng không cho điểm.

0,75
2 Các biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ thứ 2:

-So sánh

-Liệt kê

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời đúng, đủ hai biện pháp cho: 0,75 điểm.

– Nếu học sinh trả lời  đúng, được một biện pháp cho: 0,5 điểm. 

0,75
3 Học sinh có cách diễn đạt riêng .Nhưng cần hiểu được hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ:

Dám tự tìm ra, ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình, làm chủ đượctương lai.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời đúng Đáp án: 1,0 điểm.

– Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm.

* Lưu ý: HS trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

1,0
4 Thí sinh có thể rút ra những thông điệp khác nhau về cuộc sống, nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo gợi ý sau:

– Sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người .

– Mang tất cả sức mạnh, tâm huyết, niềm tin của tuổi trẻ để  sống có ý nghĩa, dâng hiến cho tổ quốc, cho dân tộc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày đồng ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trình bày không đồng ý :không cho điểm.

0,5
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về niềm tin vào tuổi trẻ chính mình. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về niềm tin vào tuổi trẻ chính mình. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

– Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình có thể làm được, không gục ngã trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống, ta có thể làm thay đổi được thời cuộc….

– Vì sao phải tin vào chính mình:

+ Có niềm tin vào mình ta mới có thể dám xông pha trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

+ Cuộc sống của chúng ta không bẳng phẳng mà luôn có những khó khăn, trở ngại và mất mát, nên cần có niềm tin để vượt qua nó.

+ Có niềm tin, ta sẽ lạc quan, yêu đời, có ý chí, nghị lực, tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,0
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,25
2 Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích đã cho.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn truyện (0,25 điểm) 0,5
Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:

giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.

+ Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời.

+ Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống: Trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

– Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

– Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm – 1,5 điểm.

– Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đánh giá chung:

– Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

– Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

– Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm 10,0

……………………..Hết……………………….

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *