12 đề Vợ Nhặt (đề 3) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Khổ có thể giúp một người trưởng thành.

Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh. Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.

Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời

…Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.

 

Câu 1. (0.5 điểm)  Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (0.5 điểm)  Theo tác giả, sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài tự làm vỡ từ bên trong là gì?

Câu 3.(1.0 điểm Theo anh/chị, việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà”, “con bướm” và “cái kén” trong văn bản nhằm mục đích gì?

Câu 4.(1.0 điểm)  Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất không? Vì sao?

Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (200 chữ) trả lời câu hỏi:  Tuổi trẻ cần làm gì để đối mặt với những thử thách?

Câu 2 (5.0 điểm)

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau:

(…) Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:

– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

          Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

          Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

– Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

(Trích “Vợ nhặt”Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2008)

Từ đó nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích.

 

 

 

Phần Câu Nội dung Điểm  
ĐỌC HIỂU 3, 0  
I

 

1

 

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ Nghị luận. 0, 5  
2 Sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài tự làm vỡ từ bên trong là:Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh. 0, 5
3

 

Việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà”, “con bướm” và “cái kén” trong văn bản nhằm mục đích:

+ Giúp người đọc thấy được quá trình sinh nở, trưởng thành của con gà, con bướm đều bắt nguồn từ sự vận động tự bên trong: gà con phải tự phá vỡ vỏ trứng của mình, con bướm phải tự phá kén thì mới có thể sinh tồn được.

+ Từ đó có sự liên tưởng tới  quá trình trưởng thành của con người phải xuất phát từ sự khổ luyện của chính bản thân.

 * Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.

1, 0  
4

 

– Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình / đồng tình một phần (0,25đ)

– Lí giải hợp lí, thuyết phục (0,75đ)

* Gợi ý: Đồng tình, vì:

+  Sau mỗi lần vấp ngã, họ sẽ rút ra được kinh nghiệm, biết mình thiếu sót ở đâu từ đó sẽ trau dồi thêm tri thức- họ trở thành những người giàu tri thức.

+  Sau mỗi lần vấp ngã, họ luôn tự đứng dậy, dũng cảm bước tiếp- họ trở thành những người giàu nghị lực và đạt được thành công trong cuộc sống.

* Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.

1, 0
LÀM VĂN 7, 0  
II Câu 1

 

Từ nội dung của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (200 chữ) để trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ cần làm gì để đối mặt với những thử thách? 2, 0  
  a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

– Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

– Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Những điều tuổi trẻ cần làm khi đối mặt với những thử thách

0, 25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:Học sinh vận dụng phối hợp các thao tác lập luận và trải nghiệm của bản thân để bày tỏ quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục, sâu sắc theo những cách khác nhau. Có thể triển khai theo hướng

+ Khi đối mặt với thử thách, tuổi trẻ cần

++ Phải dũng cảm, chấp nhận những thử thách mà mình gặp phải.

++ Phải suy nghĩ tích cực, lạc quan,  tin vào khả năng của bản thân có thể vượt qua được những khó khăn của cuộc sống.

++ Phải kiên trì thực hiện mục tiêu bằng những hành động cụ thể, không thoả hiệp trước những thử thách, khó khăn.

+ Mở rộng, nâng cao: Nhận thức được việc đối mặt với thử thách là cơ hội để làm nên thành công, tuổi trẻ cần tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí, nghị lực, có tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

1, 0
d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0, 25
đ. Chính tả dùng từ đặt câu:

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.

0, 25
Câu 2 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn. Từ đó nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích. 5, 0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0, 5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ, qua đó thấy được chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích. 0, 5
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập  luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và đoạn trích.

* Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích:

Giới thiệu vài nét về cuộc đời, số phận của bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ là người hiện thân cho cuộc đời, số phận người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trước cách mạng tháng Tám (thể hiện qua nỗi buồn tủi, chua xót, lo lắng của bà).

Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà cụ Tứ

Chính từ hoàn cảnh sống bi thảm nhất, đoạn văn thắp sáng vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ.

+ Giàu tình yêu thương con: day dứt, trăn trở về bổn phận làm mẹ;xót thương số kiếp con trai mìnhchỉlấy được vợ trong cảnh đói kém; nhìn thấy trước được những ngày hiện tại chênh vênhcủa con bằng sự hiểu biết và từng trải; lo lắng đến thắt lòng khi hạnh phúc của con kề bên miệng vực của cái đói và cái chết; hiểu niềm khát khao hạnh phúccủa con và mừng lòng khi con tìm được hạnh phúc.

+ Giàu lòng bao dung, nhân hậu: Đồng cảm với người đàn bà đói khổ trước sự lựa chọn bất đắc dĩ bằng ánh mắt cảm thông, thấu hiểu; chấp nhận cưu mang người “vợ nhặt”; cư xử với “nàng dâu mới” bằng suy nghĩ, thái độ, lời nói ân cần, bằng tình người, tình thân ấm áp.

+ Luôn lạc quan, hi vọng ở tương laivà nghị lực sống mãnh liệt: bảo ban, động viên, an ủi các con hướng về một tương lai tốt đẹp; gieo vào lòng các con mình niềm tin cuộc sống, niềm hy vọng đổi đời bằng triết lí dân gian giản dị sâu sắc.

* Nghệ thuật:Vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ được nhà văn khắc họa rõ nét qua tình huống truyện éo le, độc đáo; bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh; cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phức tạp; cách dựng đoạn đối thoại, độc thoại sinh động; ngôn ngữ giản dị, đời thường, giàu hình ảnh, đậm chất nông thôn đã mang đến vẻ đẹp mộc mạc, chân quê, nồng hậu của người mẹ nông dân,….

* Đánh giá

– Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của bà cụ Tứ là ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những người mẹ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, bao dung, rất mực thương con, nghị lực sống mạnh mẽ và luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai tươi sáng.

– Đoạn văn cũng khẳng định tấm lòng, tài năng, cảm hứng nghệ thuật và phong cách sáng tác của một cây bút văn chương xuất sắc, nặng lòng với người dân quê. Kim Lân là nhà văn của người nông dân “một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).

3.0đ

 

* Nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích

– Nhà văn gián tiếp tố cáo tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 cho nhân dân ta.

– Nhà văn đau đớn, xót xa trước tình cảnh khốn cùng nhất của người nông dân.

– Nhà văn đi sâu khám phá, trân trọng nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, đặc biệt là vẻ đẹp tình người.

– Nhà văn đồng cảm sâu sắc và ngợi ca khát vọng thiết tha chính đáng của con người (khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc) (nét mới trong ngòi bút nhân đạo của nhà văn).

– Nhà văn có cái nhìn lạc quan mới mẻ về tương lai của người nông dân (nét mới trong ngòi bút nhân đạo của nhà văn).

0.5 đ

 

 

 

 

 

 

 

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận

0, 25
đ. Chính tả dùng từ đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.

0, 25
 

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *