11 đề Vợ Chồng A Phủ (đề 5) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

(Nguyễn Việt Chiến,Tổ quốc ở Trường Sa)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ:  Các anh đứng như tượng đài quyết  tử.

Câu 3.Hai từ bồn chồn, thao thức thể hiện tình cảm gì đối với Trường Sa?

Câu 4.Câu thơ: Để một lần Tổ quốc được sinh ra gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì?

(Trả lời từ 5 đến 7 dòng)

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suynghĩ của anh/chị về ý thức trách nhiệm đối với biển đảo quê hương.

Câu 2. (5,0 điểm)

… “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi.Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngàyTết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêuvẫn lửng lơ bay ngoài đường.

“Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…”.

. (Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12 Tr 13 – 14, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

 

 

 

  Phần/

  Câu

Nội dung Điểm
1 – Thể thơ tám chữ 0,5
2 Phép tu từ so sánh thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương. 0,5
3 Hai từ láy thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, sẻ chia, yêu thương của những dành cho Trường Sa. 1,0
4 –  Ý thơ gợi nhiều suy nghĩ trước những hy sinh to lớn của chiến sĩ Gạc Ma: cảm phục, trân trọng , ghi sâu công ơn những người anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ Trường Sa.
–  Vai trò của người chiến sỹ cũng chính là vai trò của nhân dân- những con người làm nên Đấtnước.
–  Từ đó, thế hệ hôm nay cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với Trường Sa, với đất nước.
1,0
II LÀM VĂN  
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suynghĩ của anh/chị về ý thức trách nhiệm đối với biển đảo quê hương.  
  a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

ý thức trách nhiệm đối với biển đảo quê hương

0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõý thức trách nhiệm đối với biển đảo quê . Có thể theo hướng:

-Cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…

– Tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

– Cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

-Bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

– Không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

-Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể….

1,0
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu  

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháptiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

 

 
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
  * Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và vấn đề cần nghị luận 0,5
  * Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân :  
  + Khi nghe tiếng sáo

+ Ngày tết, năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén “uống ực” từng bát, rồi say và có những cảm xúc hướng về quá khứ tươi đẹp ngày trước.

+Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận.

2,0
  – Nghệ thuật:

– Nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn, lời văn, giọng điệu

– Thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc văn hoá dân tộc Tây Bắc của nhà văn;

– Đi sâu vào khai thác diễn biến quá trình phát triển tâm lí nhân vật một cách hợp lí, tự nhiên không gượng ép.

 

 
  Đánh giá chung:

– Đoạn trích thể hiện tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với  cuộc sống và con người Tây Bắc;

– Ca ngợi sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.

– Thể hiện tài năng quan sát, kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật.

 

0,5
  Bình luận ngắn gọn về giá trị nhân đạo: qua tác phẩm, tác giả thể hiện:

–        Cái nhìn cảm thông, yêu thương , trìu mến với những người lao động miền núi

–        Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của họ

–        Niềm trân trọng và đồng tình với khát vọng được tự do, được hạnh phúc của Mị và A Phủ. Niềm trân trọng ấy được thể hiện trước tiên ở ý thức phản kháng và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.

–        Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yêu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình. Đó là cơ sở cho sự giác ngộ Cách mạng sau này

–        Tố cáo thế lực phong kiến miền núi với những hủ tục khống chế và bóc lột người lao động

0,5
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu  

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *