11 đề Vợ Chồng A Phủ (đề 4) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

 

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc – hiểu Ngữ liệu: Văn bản thơ

Tiêu chí chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích (04 khổ-12 dòng thơ)

Câu 1: -Nhận diện được: Phương thức biểu đạt Câu 2: Nhận diện được hình ảnh và hiểu ý nghĩa câu thơ.

.

Câu 3: Chỉ và nêu được tác dụng của những hình ảnh qua khổ thơ. Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất qua đoạn thơ.  
Tổng Số câu 1 1 1 1 4
Số điểm 0.5 0.5 1.0 1.0 3.0
Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% 30%
II. Làm văn  Câu 1: Nghị luận xã hội

– Khoảng 200 chữ

– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần đọc hiểu

    Viết đoạn văn nghị luận xã hội    
Câu 2: Nghị luận văn học

Nghị luận cảm nhận đoạn văn xuôi

      Cảm nhận  
Tổng Số câu     1 1 2
Số điểm     2.0 5.0 7.0
Tỉ lệ     20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 1  

1

2 2 6
Số điểm 0.5 0.5 3 6.0 10.0
Tỉ lệ 0,5 0,5 % 30% 60% 100%

 

 

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Chiến tranh đã tắt cuối con đường

Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ

Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở

Con đã về, mẹ có thấy con không?

 

Cỏ đã lên mầm trên những hố bom

Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy

Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ

Nước mắt đầy trên những vết nhăn

Có tiếng gà gọi mẹ góc vườn xa

Con vẫn thế hò reo chùm khế ngọt

Cau lại trổ mẹ ơi cau sẽ bổ

Trong cơn mê tiếng trẻ nói vang nhà

 

Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin

Con không chết, con chỉ không lớn nữa

Và con sống suốt đời mười tám tuổi

Như buổi chiều chào mẹ con đi.

 (Trích Thư gửi mẹ, Nguyễn Quang Thiều, Theo Những người lính của làng, NXB Quân đội Nhân dân, 1996)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2.(0,5 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ “Cỏ đã lên mầm trên những hố bom/ Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy”.

Câu 3.(1,0 điểm)  Chỉ ra và nêu tác dụng của những hình ảnh mà nhân vật trữ tình đã kể qua khổ thơ:

Có tiếng gà gọi mẹ góc vườn xa

Con vẫn thế hò reo chùm khế ngọt

Cau lại trổ mẹ ơi cau sẽ bổ

Trong cơn mê tiếng trẻ nói vang nhà

Câu 4.(1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ đoạn thơ trên? Vì sao?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về Tổ quốc lại một lần đứng dậy trong đại dịch Covid -19.

Câu 2 (5,0 điểm)

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy. 

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

 Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

A Phủ cho tôi đi.

 A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

Ở đây thì chết mất. 

A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập Hai, NXB GDVN, 2016, trang 14)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

 

Yêu cầu cụ thể:

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Câu Đáp án Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: biểu cảm. 0.5
2 Hình ảnh: “Cỏ đã lên mầm trên những hố bom/ Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy”: gợi cho người đọc suy nghĩ về sự tái sinh của sự sống. 0.5
3 – Những hình ảnh: tiếng gà, góc vườn, chùm khế, cau, tiếng trẻ, nhà.

–   Tác dụng: Hình ảnh rất đỗi bình dị, gần gũi nơi làng quê: Gợi nhắc kỉ niệm quê nhà, hình ảnh mẹ gần gũi hiện lên sau mỗi chi tiết, có cả những ước mơ …Tình yêu mẹ, yêu quê hương tha thiết trong trái tim người lính xa quê. Tình yêu lớn lao bắt nguồn từ những điều bình dị nhất.

 

1.0

 

4 – Học sinh có thể đưa ra nhiều cách trả lời khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý: (0,5)

+ Trân trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc.

+ Sống là biết cống hiến cho quê hương, đất nước.

+ Uống nước nhớ nguồn….

-Giải thích vì sao (0,5)

1,0
PHẦN II: LÀM VĂN  (7.0 ĐIỂM)
1

 

Viết đoạn văn về Tổ quốc lại một lần đứng dậy trong đại dịch Covid -19. 2.0
a.     Đảm bảo hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng – phân – hợp…

0.25
b.     Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sức mạnh, tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid-19.

0.25
c.     Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn những thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận treo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh, tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid-19. Có thể triển khai theo hướng: khái lược về đại dịch Covid-19; nhận thức, hành động, tinh thần, tình cảm của dân tộc trong việc chống dịch; vị thế của Việt Nam sau thành công trong việc phòng, chống dịch…

1.0
d.     Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25
e.     Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25
2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài. 5.0
a.     Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

0.5
c.     Triển khai vấn đề cần nghị luận

 

3.5
* Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật Mị trong đoạn trích đề bài cho (gắn với định hướng ở đề ra).

Tác giả:

+ Tô Hoài là cây bút văn xuôi tiêu biểu với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt Nam.

+ Văn ông thu hút người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có và vốn văn hóa sâu rộng của nhiều vùng miền.

Tác phẩm:

+ Là một trong ba truyện ngắn của tập “Truyện Tây Bắc”.

+ Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng vùng Tây Bắc.

Nhân vật Mị:

+ Nhân vật chính trong truyện.

+ Giới thiệu ngắn gọn về quãng đời của Mị trước đông đêm cởi trói cho A Phủ: Sơ lược số phận và sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của Mị trong đêm tình mùa xuân ở đoạn trước đó, hoàn cảnh Mị và A Phủ gặp nhau tại nhà thống lí Pá Tra.

0.5
*Cảm trạng về nhân vật Mị trong đoạn trích (2.5 điểm):

– Về nội dung:

Nêu ý chính của đoạn trích: Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.

+ Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị (gợi cho Mị nhớ về quá khứ đau đớn của mình, Mị thấy thương xót cho người cùng cảnh ngộ).

+ Nhận ra sự độc ác và bất công: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.

+ Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói của A Phủ.

+ Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.

Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

+ Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình

+ Xây dựng nhân vật sinh động, có cá tính

+ Ngôn ngữ sinh động, sáng tạo, giàu tính tạo hình

+ Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn:

·       Sử dụng các câu văn tạo nhịp điệu cho lời kể “Lúc ấy đã khuya,”; “Lúc ấy trong nhà đã tối bưng”,… tạo cảm giác về tình huống truyện căng thẳng, kịch tính.

·       Sử dụng nhiều chi tiết miêu tả bóng tối (Đám than đã vạc hẳn lửa; trong nhà tối bưng; Mị đứng lặng trong bóng tối; trời tối lắm,..) lại có tác dụng tô đậm quá trình tỉnh ngộ, đi từ bóng tối ra ánh sáng giải thoát của nhân vật.

*Nhân xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài (0,5 điểm):

+   Nhà văn trân trọng phát hiện và ngợi ca sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.

+ Tìm ra hướng đi cho nhân vật thoát khỏi cuộc đời khổ đau, bế tắc (So sánh với các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước cách mạng)

* Đánh giá chung(0,5 điểm):

+ Thông qua đoạn trích, hình tượng Mị thêm phần sinh động, hấp dẫn, truyền tải nhiều thông điệp sâu sắc hơn.

+ Qua đoạn trích, nhà văn có cái nhìn cảm thông cho số phận khổ đau, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhất là phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của người dân bất hạnh mà còn gửi gắm niềm tin vào khả năng đổi đời của họ. Nhân vật đã biết đấu tranh từ tự phát đến tự giác, đi từ bóng tối ra ánh sáng, về với cách mạng. Đó là cái nhìn lạc quan, tin tưởng.

+ Thể hiện phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.

 
d.     Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25
e.     Sáng tạo

 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0.5

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *