ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Người ta chẳng qua là một cây sậy yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Theo Bài tập Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 3: Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Người ta chẳng qua là một cây sậy yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”
LÀM VĂN
Câu 1(2.0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Paxcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”
Câu 2 (5,0 điểm).
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích:
“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
-Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu ,quả pao rơi rồi.
Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”
(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập hai, trang 8)
Từ đoạn trích trên anh, chị có suy nghĩ gì về nhận định của Tô Hoài trong bài cảm nghĩ về Vợ chồng A Phủ : “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã. Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”
——————- HẾT ——————-
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | 1 | Phương thức biểu đạt: nghị luận | 0,5 |
2 | Nội dung chính: Giá trị của con người là ở tư tưởng | 0,5 | |
3 | – Biện pháp tu từ được sử dung trong câu văn là so sánh: con người được so sánh với cây sậy
+ Giống nhau: đều mềm yếu, nhỏ bé + Khác nhau: con người có tư tưởng – Tác dụng: nhấn mạnh con người nhỏ bé yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao, trường tồn nhờ có tư tưởng. (HS có thể chọn ẩn dụ: Cây sậy yếu mền, cây sậy tư tưởng) |
1,0 | |
4 | Bài học về cách nhìn nhận con người.
+ Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua hình dáng bên ngoài. + Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị vật chất + Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua những giá trị tư tưởng mà người đó cống hiến và để lại. + Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành mạnh, giàu có. |
1,0
|
|
II | 1 | Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của Paxcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng” | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành hoặc móc xích. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng” | 0,25 | ||
– Giải thích: ý cả câu là vị thế, tầm vóc của một con người được thể hiện
thông qua những suy nghĩ tiến bộ về hiện thực khách quan hay các vấn đề xã hội mà người đó cống hiến và để lại. – Bàn luận: Vì sao giá trị của con người lại ở tư tưởng. + Giá trị con người không nằm ở vật chất mà con người ấy có mà nằm ở tinh thần, tình cảm con người với xã hội. + Một con người có quan điểm, suy nghĩ chung tiến bộ đối với hiện thực khách quan, với các vấn đề xã hội giúp con người có những khám phá, cống hiến cho nhân loại. Dẫu con người có mất đi thì danh tiếng vẫn còn mãi + Có tư tưởng sống sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản cuộc sống để đi tới thành công. + Một người sống có tư tưởng luôn lạc quan, sẽ luôn thanh thản trong cuộc sống. – Phê phán: + Những người sống không có ý tưởng. + Phê pán những người có tư tưởng sống tiêu cực. – Bài học + Nhận thức: Đây là ý kiến hoàn toàn đúng. + Hành động: rèn luyện để có tư tưởng vững vàng. |
1,0 | ||
– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
– Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
2 | Cảm nhận về đoạn trích và từ đó suy nghĩ về nhận định của Tô Hoài | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về đoạn trích và từ đó suy nghĩ về nhận định của Tô Hoài. | 0,25 | ||
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | |||
*Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. | 0,25 | ||
*Cảm nhận về nội dung đoạn trích:
-Đoạn trích miêu tả hoàn cảnh bất hạnh của Mị trong đêm tình mùa xuân (1.25) + Bị đày đoạ về thể xác: Bị trói đứng vào cột nhà suốt đêm bằng một thúng sợi đay. Hành động bạo hành của A Sử với Mị diễn ra như một thói quen, nó chẳng nói chẳng rằng trói vợ vào cột nhà rồi khép cửa buồng đi chơi. Chứng tỏ Mị chẳng có phút giây nào được hưởng quyền làm vợ, cũng chẳng có lúc nào được hưởng quyền làm người. + Bị chà đạp về tinh thần: Cuộc bạo hành của A Sử diễn ra đúng lúc khát vọng sống, khát vọng tự do của Mị được nhen nhóm… vì vậy nó không đơn giản là hành động vũ phu của một gã chồng phi nhân tính mà còn là hành động dập tắt những cảm xúc, ước mơ trong tâm hồn của Mị. Đó là hành vi bạo lực tinh thần của A Sử với Mị. -Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Mị trong đêm tình mùa xuân: (1.25) + Những khát vọng của Mị gắn liền với âm thanh của tiếng sáo: Dầu thể xác bị trói đứng bằng cả thúng sợi đay thì tâm hồn của Mị vẫn tự do theo âm thanh tiếng sáo. Chính tiếng sáo đã giải phóng tinh thần cho Mị, phá tan đi thứ ngục thất tinh thần cầm cố tuổi xuân của cô. Nhà văn Tô Hoài đặt Mị vào trạng thái mê man, chập chờn để diễn tả những khát vọng dâng trào không gì ngăn được trong lòng Mị. +Những nghiệt ngã trong thực tại được gợi ra qua âm thanh của tiếng chân ngựa đạp vách. Nếu tiếng sáo nâng đỡ tâm hồn của Mị thì âm thanh tiếng chân ngựa đạp vách kéo cô trở lại hiện thực đau khổ. Mị nhận ra mình không khác gì thân trâu ngựa, thậm chí “không bằng con ngựa”. *Nghệ thuật của đoạn trích.(0.5) -Dòng trần thuật khách quan của Tô Hoài cùng với việc sử dụng nhiều câu văn ngắn, nhiều động từ miêu tả hành động của nhân vật… đã khiến cho đoạn văn hấp dẫn, lôi cuốn, thể hiện thành công diễn biến tâm lí nhân vật. -Thủ pháp đối lập: Hiện tại và mơ ước -Những hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo tô đậm ấn tượng về cảnh ngộ và khát vọng tự do, hạnh phúc của nhân vật Mị. |
2,75 | ||
*Đánh giá, nhận xét về nhận định của tác giả Tô Hoài:
– Lời nhận xét rất đúng, cho thấy sự thống nhất giữa ý tưởng và xây dựng thành công quá trình diễn biến hình tượng nhân vật Mị. -Nhân vật Mị trong tác phẩm được tác giả xây dựng thành một hình tượng đẹp: dù trong đói khổ, lay lắt, nhục nhã, Mị vẫn âm thầm sống và mang trong mình sức sống tiềm tàng. -Tác giả đã lên tiếng ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của con người miền núi và tố cáo sự dã man của bọn chúa đất đồng thời cũng là bài ca cách mạng khi giải thoát cuộc sống khốn khổ cho người nông dân… |
0.75 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 |