11 đề Vợ Chồng A Phủ (đề 2) – Thi thử THPT QG môn Văn bám sát đề minh họa 2021

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

          Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước”, cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước”. Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.
(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr.13)

Thực hiện các yêu cầu:

1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

  1. Chỉ ra 2 cách nói khác nhau của mỗi ngườikhi nhìn một nửa ly nước được nêu trong đoạn trích.
  2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được?

4.Anh/chị có đồng tình với quan niệm:Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng không? Vì sao?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận về thân phận và phẩm chất của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau trong truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài. Từ đó hãy nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Đoạn 1:

“Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. “Em không yêu, quả cao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”

Đoạn 2:

“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngây rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.”

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục 2015)

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Phần Câu

 

Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận 0.5
2 Hai cách nói khác nhau của mỗi người khi nhìn một nửa ly nước trong đoạn trích:

–        Có người nói “chỉ còn nửa ly nước”;

–        Có người nói “vẫn còn nửa ly nước”

 

 

0.25

0.25
3 Hiểu câu nói trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được:
– Trong cuộc sống, có những điều ta không thể thay đổi được theo ý muốn chủ quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu, nằm ngoài khả năng của mình. Nếu tìm mọi cách để thay đổi, ta sẽ mất công vô ích, gặp thất bại cay đắng.
– Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó phù hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại thành công, hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng.
 

0.5

 

 

 

0.5
4 -Học sinh có thể đưa ra ý kiến đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần.

-Lí giải thuyết phục

0,25
0.75
II   LÀM VĂN 7.0
1 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm cá nhân về tầm quan trọng của việc học tập đối với mỗi người.. 2.0
a. Đảmbảo yêu cầu về hình thức đoạn văn; yêu cầu về dung lượng 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc thay đổi chính mình 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Bàytỏsuynghĩ về vấn đề bằngnhữnglílẽ,dẫnchứngphùhợp, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

– Giải thích: Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động ;

– Phân tích, chứng minh, bình luận về thay đổi chính mình:

+Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc sống luôn biến đổi; cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau…

+Nhờ có thay đổi chính mình mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu của bản thân, có niềm tin vào chính mình

+ Nhờ có thay đổi bản thân mà con người dễ thích ứng với sự biến động của cuộc sống, tinh thần thoải mái, sống hoà hợp với mọi người

1.0
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảmbảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: Cócáchdiễnđạtsángtạo,thểhiệnsuynghĩsâusắc,mớimẻvềvấnđềnghịluận. 0.25
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2: Cảm nhận về thân phận và phẩm chất của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Từ đó hãy nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Cảm nhận về thân phận và phẩm chất của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích. Từ đó, nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau tuy nhiên cần đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu được một số nét về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

* Cảm nhận về thân phận và phẩm chất của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích:

1. Đoạn 1

a. Thân phận khổ đau, nô lệ của Mị:

– Mị khao khát được đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng ở cột, chân tay đau không cựa quậy được.

– Mị chỉ có thể nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vách, cuộc sống của Mị không bằng một con ngựa.

=> A Sử trói Mị vào cột bằng sợi dây cường quyền và thần quyền.

 b. Khát vọng sống mãnh liệt:

–  Sợi dây chỉ trói được thân xác mà không ràng buộc được tâm hồn Mị. Hợi rượu vẫn cứ nồng nào và tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, dù bị trói nhưng Mị vẫn có hành động “vùng bước đi”.

– Khi sức sống đã quay trở về Mị đã tự ý thức được thân phận của mình, thân phận không bằng con ngựa để rồi khiến Mị “thổn thức”.

=> Dù trong hoàn cảnh nào, khát vọng sống, sức sống vẫn tiềm tàng trong tâm hồn Mị.

2. Đoạn 2

a. Thân phận khổ đau, nô lệ của A Phủ:

– Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi.

– Chỉ vì đánh A Sử do A Sử phá hội chơi mà A Phủ bị bắt làm nô lệ gạt nợ. Và do để hổ bắt mất một con bò, A Sử đã bị trói đứng, bỏ đói mấy ngày.

b. Sự đồng cảm:

– Dòng nước mắt của A Phủ đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực. Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được. Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình.

– Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình.

– Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận.

3. Nhận xét

Giống nhau:

– Mỵ và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến bấy giờ và cả hai đều có khát vọng về đời sống tự do.

– Sức sống của Mỵ và A Phủ không bị hoàn cảnh đen tối tiêu diệt mà vẫn tiềm ẩn và cuối cùng bùng lên mãnh liệt.

Khác nhau:

– Mị bị giam cầm trong nhà Thống lí Pá Tra rất lâu nên Mị có tính cách cam phận, chịu đựng.

– A Phủ mồ côi từ nhỏ, sống tự lập từ nhỏ, do đó, sự phản kháng của A Phủ mãnh liệt hơn, táo bạo hơn.

Đánh giá:

– Nhà văn không còn dừng ở sự quan sát từ bên ngoài mà đã hòa nhập sâu sắc vào cảnh sống, vào số phận, cuộc đời các nhân vật, tạo ra một cái nhìn và giọng điệu trần thuật gần gũi, thống nhất giữa người kể chuyện và nhân vật.

* Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo

+ Giá trị hiện thực

– Cuộc sống bị áp bức, số phận người lao động miền núi thời thuộc Pháp

– Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi.

+ Giá trị nhân đạo

– Tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người.

– Nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động và tập trung biểu dương ca ngợi những phẩm chất ấy.

– Thấu hiểu và thông cảm sâu sắc tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ, nguyện vọng của những người bị chà đạp.

d. Sáng tạo                                

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

– Điểm 0,5: Mắc không quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0,25: Mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Điểm 0: Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

 

0,5

 

3,0

 

0,25

 

2,0

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

0,75

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *