Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Hùng Đức)

PHÒNG GD&ĐT HÀM YÊN

Trường PTDTBT THCS Hùng Đức

 

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT NĂM HỌC 2019-2020

Môn: Ngữ văn

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

 Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi.

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Ngữ văn 9- tập II)

Câu 1: (0,5điểm) Đoạn thơ trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2:  (0,5điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 3: (1điểm) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu giá trị của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: (2điểm) Từ ý nghĩa đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) nói lên suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong thời kì đất nước hiện nay.

 

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.

…Hết…

 

 

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM

Phần Câu Nội dung đáp án Điểm
Phần I: Đọc- hiểu 1 Đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Tác giả Thanh Hải

0,5
2 Bài thơ viết năm 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, được sáng tác không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời 0,5
3 Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ “ta” ->nhằm nhấn mạnh cái tôi cá nhân góp phần vào cái chung của đất nước.

+ Ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ” -> mùa xuân của lòng người; Sống có ích, tốt đẹp cống hiến cho đất nước.

 

0,5

 

0,5

4 Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, đúng số từ quy định, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả.

Nội dung:Hs trình bày đảm bảo các ý sau:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề qua ý nghĩa của đoạn thơ (Tác giả thể hiện ước nguyện của lòng mình, gửi đến mọi người thong điệp hãy sống có ích làm những điều tốt đẹp góp phần bé nhỏ của mình làm nên những mùa xuân của đất nước)

* Thân đoạn: Nói lên suy nghĩ về trách nhiện của bản thân đối với gia đình đất nước:

+ Sống có ích, làm những điều tốt đẹp để trở thành công dân tốt.

+ Ra sức học tập và rèn luyện.

+ Lao động cống hiến cho quê hương đất nước…

-> Thế hiện trẻ là tương lai của đất nước

Phê phán một số thanh niên có lối sống thực dụng, vô trách nhiệm với bản than và xã hội (ăn chơi, sống ỉ lại…)

* Kết đoạn: Sống có ích, lành mạnh, nỗ lực học tập rèn luyện là lối sống lành mạnh, tích cực góp phần xây dựng quê hương đất nước.

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

Phần II: Làm văn  

1. Yêu cầu chung:

– Vận dụng đúng kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) vào viết bài.

-Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài);Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả.

2. Yêu cầu về nội dung:

a. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.

– Cảm nhận chung về nhân vật Phương Định.

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn (sống trong hang dưới chân cao trong một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn…); Công việc nguy hiểm đe dọa tính mạng (rà bom, đếm bom, phá bom…)

– Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định: Lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc… (Dẫn chứng)

+ Tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, giàu ước mơ… (Dẫn chứng)

+ Tình đồng chí, đồng đội luôn gắn bó keo sơn… (Dẫn chứng)

– Đánh giá về nhân vật Phương Định: Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, chân thực, khắc họa hình tượng nhân vật với thế giới nội tâm phong phú … -> Phương Định là gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

c. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

– Liên hệ bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1

 

1

 

 

 

 

 

0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *