Đề HSG Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại, vai trò của sáng tạo nghệ thuật

  KỲ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

Năm học: 2022-2023

 

Môn: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 02 câu, 01 trang

 

Câu 1 (8 điểm)

Văn hào Đức, W. Gớt từng nói “Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại”

Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về nội dung ý kiến trên.

Câu 2 (12 điểm)

Nhà nghiên cứu văn học Nga, Kharapchencô có nói : “Sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa giản đơn cho tư tưởng này hay tư tưởng khác cho dù đó là tư tưởng rất hay”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và một tác phẩm thuộc thể loại thơ, anh/chị hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

 

 

 

HDC  ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

Năm học: 2022-2023

Môn: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

HDC gồm 04 trang

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến

khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề,

diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1(4 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng.

– Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.

Yêu cầu về kiến thức.

– Hiểu và đánh giá, bàn luận  thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra.

-Trong khi làm rõ các ý, cần liên hệ với thực tiễn bằng các dẫn chứng sinh động.

– Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và  đảm bảo những ý sau :

Ý Yêu cầu cần đạt Điểm
1 Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5
2  Giải thích:

– “Tồn tại”: có mặt như một bản năng sinh tồn và sẵn có trong mỗi sự vật tự nhiên.

– “Sống”: là không chỉ đơn giản là có mặt trên cuộc đời mà sự có mặt ấy phải có ý nghĩa tích cực không chỉ với mình mà với mọi người.

-“Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại”: Con người sinh ra được trao cho cái quyền được sống đích thực, sống đúng nghĩa, phải có nghĩa vụ sống có ích hơn với cuộc đời để con người sống là Người nhất

 

1,0
3  Phân tích và lí giải

a. Phân tích biểu hiện của “sống”

– Sống là phải được đáp ứng đầy đủ về vật chất và tinh thần ở một mức độ nào đó. – Sống phải biết ước mơ, hi vọng, cống hiến, là người có ích…

– Sống là vì người khác.

b. Lí giải

Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại bởi vì:

– Mỗi một sự vật trong tự nhiên đều có mặt như một bản năng sinh tồn : thực vật muốn sống được thì phải hút nước, hấp thụ ánh sáng mặt trời.  Động vật muốn tồn tại phải kiếm ăn, săn mồi…. Tuy nhiên,  sự “tồn tại” bản năng ấy chỉ giúp  duy trì cuộc sống, ăn uống và sinh hoạt đơn thuần.

– Con người cần phải “sống” theo đúng nghĩa :

+ Ngoài phần CON là sự bản năng vì con người cũng là một loài động vật bậc cao thì còn phần NGƯỜI nên mỗi chúng ta cần sống cho ra Người.

+ Cuộc sống con người vốn ngắn ngủi (bị giới hạn) và mỗi người chỉ được sống một lần nên cần sống cho ra sống.

+ Khi con người nhận thức được quyền sống đích thực, sống đúng nghĩa thì ai cũng có và được hưởng quyền tự do, bình đẳng, quyền sống, làm việc và quyền mưu cầu hạnh phúc.

+ Khi con người thực hiện “sứ mệnh sống” của mình bằng việc sống có ước mơ, có hoài bão, lí tưởng và khát vọng mãnh liệt, sống trong sạch, nhân hậu, tốt lành, không khuất phục số phận luôn ý thức.. thì con người sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống này; tâm hồn sẽ phong phú hơn không bị “tàn lụi”;  cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn; bên cạnh đó còn giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh; người sống đúng nghĩa sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo, lan tỏa được những thông điệp tích cực ra cộng đồng…

+ Ngược lại khi con người sống vô ích, cuộc sống “ nhờ”, sống “gửi”, sống mờ nhạt….. thì sẽ không thể đóng góp cho đời một hoạt động nào đó có ích…

(HS chọn dẫn chứng tiêu biểu cho các ý trên bằng những tấm gương sống tử tế, sống có ích trong cuộc đời này)

 

4,5
4 Bàn luận

– Câu nói trên là đúng bởi mang thông điệp của tinh thần nhân văn để con người sống tốt đẹp nhất

– Sống phải biết hạnh phúc, biết ước mơ, phấn đấu, cống hiến. Sống đúng sứ mệnh: sống chứ không phải là tồn tại. Tuy nhiên, đó không phải là sống nhanh, cuồng nhiệt, sống gấp, hưởng lạc, sống vị kỉ, sống tạm bợ….

–  Phê phán một số người sống chưa có ước mơ, lí tưởng, chưa sống đích thực với những gì mình có và thiếu trách nhiệm với bản thân, những người xung quanh và xã hội.

1,0
5  Liên hệ bản thân và kết luận

– Nhận thức “sống” khác với “tồn tại”

– Cố gắng sống đúng nghĩa như có tình yêu tha thiết, say đắm với cuộc đời. Thái độ toàn tâm, toàn trí, toàn hồn, sống là phải tận hưởng, tận hiến cho cuộc đời, sống hết mình làm sao cho mình sống trên đời có ý nghĩa.

1,0

Câu 2 (6,0 điểm)

  1. Về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

– Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  1. Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

  Nội dung Điểm
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận.

– Vai trò của những “sáng tạo nghệ thuật chân chính” đối với cuộc sống con người.

– Dẫn câu nói của Kharapchencô.

0,75đ
2 Giải thích ý kiến 1,0 đ
  + Sáng tạo nghệ thuật chân chính : Là tất cả các ngành nghệ thuật nói chung, trong đó có văn học. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đích thực, có giá trị to lớn, hướng tới chân – thiện – mĩ, có sức sống lâu bền.

+ Sự minh họa giản đơn : Thể hiện, mô phỏng một cách đơn giản, dễ dãi, khô khan, gượng ép.

+ Tư tưởng : Ở đây được hiểu là tư tưởng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Đó là, thái độ, quan điểm, cách đánh giá của nhà văn trước vấn đề được nêu lên và giải quyết trong tác phẩm. Để làm nên một tác phẩm có giá trị, không thể thiếu được những tư tưởng đúng đắn, cao đẹp. Bởi tư tưởng là linh hồn của tác phẩm.

+ Nhưng qua cụm từ : “tuyệt nhiên không phải” đã phủ nhận, bác bỏ hoàn toàn sự thể hiện tư tưởng một cách đơn giản, dễ dãi, dù rằng đó là “tư tưởng rất hay”.

=>  Qua đó,  Kharapchencô muốn khẳng định bản chất của lao động sáng tạo nghệ thuật là phải thể hiện tư tưởng của mình bằng tư duy nghệ thuật : Bằng thế giới hình tượng, bằng tư duy hình tượng, bằng cảm xúc thẩm mĩ … Tư tưởng không phải là sự sao chép máy móc, sự thể hiện giản đơn mà cần phải được sáng tạo, được cụ thể hóa, hình tượng hóa trong tác phẩm. Có như vậy tư tưởng của nhà văn mới trở nên sâu sắc, có sức thuyết phục, có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 Lí giải 2,0
  – Sáng tạo nghệ thuật cần có tư tưởng

+ Sáng tác văn học là một hoạt động sáng tạo tinh thần, nhà văn không thể không có tư tưởng, thậm chí nhà văn lớn trước hết phải có tư tưởng lớn.

+ Khi sáng tác, nhà văn huy động toàn bộ năng lực tinh thần mà trước hết là tấm lòng của mình. Do đó, tình cảm là gốc, vừa khơi nguồn sáng tạo vừa tạo nên sức mạnh của tác phẩm. Chỉ khi nào người viết có tình cảm chân thành, sâu sắc thì tác phẩm mới có sức hấp dẫn

+ Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc trước hết cũng ở phương diện tư tưởng, tình cảm.

– Tuy nhiên, sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa giản đơn cho tư tưởng vì:

+ Bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo. Nội dung tư tưởng hay cần có cách thể hiện mới, sinh động…

+  Cách thể hiện mới và sinh động trong văn học sẽ không giống với các loại hình nghệ thuật khác. Đó là thể hiện bằng những chi tiết, hình ảnh cụ thể, sinh động, mang tính chủ quan…Vì vậy, mỗi nhà văn sẽ có tư tưởng và cách thể hiện khác nhau, thậm chí cùng nhà văn thì cách thể hiện tư tưởng của họ ở từng tác phẩm cũng khác nhau.

         (Trong quá trình lí giải, thí sinh có thể lấy dẫn chứng minh họa)

 
4. Chứng minh 6,0 đ
   a. Đối với tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn

– HS lựa chọn được tác phẩm đúng thể loại.

– Chỉ ra tư tưởng của tác phẩm đó (yêu nước, nhân đạo, nhân văn…).

– Khẳng định tác giả không thể hiện tư tưởng đó một cách giản đơn, dễ dãi, hay gượng ép khô cứng mà bằng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo như: xây dựng cốt truyện; hình tượng nghệ thuật; chi tiết độc đáo; cách kể/ dẫn truyện…

– Học sinh có thể chọn một vài đoạn văn tiêu biểu, phân tích cách miêu tả, thể hiện của tác giả, từ đó thấy rõ hơn tư tưởng cao đẹp của nhà văn gửi gắm.

b. Đối với tác phẩm thuộc thể loại thơ

– Học sinh chọn tác phẩm đúng yêu cầu về thể loại.

– Tư tưởng được gửi gắm qua tác phẩm thơ đó

– Cách thể hiện tư tưởng ấy độc đáo, sáng tạo: Chữ viết; Thể thơ ;  Hình ảnh thơ; Ngôn ngữ…

– Học sinh có thể chọn một vài đoạn thơ/ câu thơ tiêu biểu, phân tích cách thể hiện của tác giả, từ đó thấy rõ hơn tư tưởng cao đẹp của nhà văn gửi gắm.

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

5 Bàn luận 1,5
  – Những tác phẩm văn học chân chính đều cần có tư tưởng tiến bộ, hay có thể nói là “tư tưởng hay”. Tuy nhiên, tư tưởng trong tác phẩm không phải là sự thể hiện giản đơn, mà là sự thể hiện bằng hình tượng sinh động.

– Nhận định trên đã nhắc nhở mỗi người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không chỉ chú ý tư tưởng “hay” mà còn cần chú ý cách thể hiện tư tưởng đó sao cho độc đáo, sâu sắc để thành một người nghệ sĩ vừa có Tài và Tâm.

– Nhận định trên cũng định hướng cho chúng ta- những bạn đọc khi lĩnh hội tác phẩm văn học là không chỉ chú ý nội dung tư tưởng mà còn cần chú ý đến cách thể hiện nội dung tư tưởng ấy.

 
6 Kết luận vấn đề

– Khái quát lại vấn đề đã trình bày : Trong sáng tạo nghệ thuật, tư tưởng rất quan trọng, nhưng điều cần thiết là tư tưởng đó được thể hiện bằng cách nào?

– Liên hệ, nêu cảm nghĩ của bản thân.

 

0,75đ

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *