Đề thi HSG môn văn Khoảng khắc của hiện tại, tiếp nhận văn học

 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 2022 – 2023

Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm)

Trong cuốn sách có nhan đề “Hiện hữu trong từng khoảng khắc” (Dịch giả Linh Nguyễn, NXB Thế giới, 2018), ở bài nói chuyện TED Talk của Amy Cuddy về “tạo dáng sức mạnh” đã thu hút hàng chục triệu lượt xem trên toàn thế giới. Giờ đây trong cuốn sách này, cô trình bày thứ khoa học mê hoặc ẩn dưới sức mạnh đó và dạy chúng ta cách sử dụng những kỹ thuật đơn giản để giải phóng bản thân khỏi nỗi sợ mỗi khi gặp áp lực, và làm sao để thể hiện được phần tốt nhất của chúng ta. Cuốn sách chưa đầy những câu chuyện của các cá nhân đã học được cách thăng hoa cả trong những thời khắc căng thẳng khiến họ khiếp hãi. Chúng ta sẽ phát hiện ra cách thức tiếp cận những thử thách lớn nhất của mình bằng sự tự tin thay vì nỗi sợ hãi, và bỏ lại chúng đằng sau với sự hài lòng thay vì hối tiếc. “Amy Cuddy đang biến thế giới thành một chốn can đảm. Đan xen giữa khoa học, những thí nghiệm thực tiễn và những câu chuyện kể. Cuddy cho thấy việc đem bản ngã chân thực nhất, sắc nét của chúng ta đương đầu với các tình huống đã truyền cảm hứng cho những người khác làm tương tự như thế nào. Cuốn sách này chính là người thay đổi cuộc chơi!”

Từ ý tưởng nhan đề và nội dung của cuốn sách trên, anh/chị hãy nghị luận về vấn đề: khoảng khắc của hiện tại

Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Thói quen đọc – hiểu theo kiểu suy diễn tùy tiện sẽ làm thui chột các giá trị khách quan vốn có của tác phẩm (…). Người ta bao giờ cũng có phát hiện mới về tác phẩm trên tầm cao của kiến trúc, tình yêu thiết tha với cái đẹp, sự say mê và rung cảm mãnh liệt với văn chương”.

(Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.190)

Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

  1. Giám khảo chấm đúng như đáp án biểu điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ trưởng Tổ chấm thi cần tổ chức để các giám khảo thảo luận kĩ trước khi chấm.
  2. Nếu thí sinh có cách trả lời khác đáp án nhưng đúng thì giám khảo vẫn chấm điểm theo biểu điểm của Hướng dẫn chấm thi.
  3. Giám khảo không quy tròn điểm thành phần của từng câu, điểm của bài thi.
  4. Đề thi gồm hai câu thuộc dạng mỡ, khuyến khích thí sinh:

– Làm bài có cảm xúc, cá tính; trình bày vấn đề một cách có hệ thống, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng đa diện, tiêu biểu; có thể định dạng văn bản theo những kiểu khác nhau (trừ thơ) miễn là bám sát yêu cầu của đề và có sức thuyết phục.

-Có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng, có những tìm tòi, sáng tạo riêng (ví dụ: biết vận dụng những quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm riêng về cuộc sống hay văn chương để bàn luận vấn đề; biết kết hợp linh hoạt các thao tác nghị luận để làm nổi bật luận điểm của bài viết,…)

  1. Giám khảo căn cứ vào tình hình và chất lượng thực tế của mỗi bài làm để chấm điểm thích hợp.

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 1 Hỉnh thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận xã hội 0.5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn 0.5
2 Nội dung 7,0
2.1 Vấn đề khoảng khắc của hiện tại 1.0
– Khoảnh khắc: Khoảng thời gian hết sức ngắn

– Hiện tại: thời gian đang diễn ra, đối lập với quá khứ và tương lai

-> Khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian đang diễn ra, rất ngắn, nên con người cần quý trọng từng phút giây. Chủ đề đã mở ra vấn đề nhân sinh mới mẻ cho con người hiện đại.

 
2.2 Vấn đề từ nhan đề quyển sách: Khoảng khắc của hiện tại 4.0
– Thời gian là sự tiếp nối của vô vàn khoảnh khắc và khoảnh khắc của hiện tại là khoảng thời gian giàu ý nghĩa, quý giá bởi:

+ Nó sẽ trôi đi rất nhanh, không bao giờ quay lại.

+ Hiện tại là thời điểm để tiếp nối, hiện thực hóa ước mơ của quá khứ và chuẩn bị cho tương lai (vật chất, tinh thần,…)

+ Hiện tại hôm nay sẽ trở thành quá khứ của ngày mai, vì thế những suy nghĩ, hành động, sáng tạo,…trong hiện tại sẽ quyết định chỗ đứng của mỗi người.

+ Nếu không có những khoảnh khắc của hiện tại thì sẽ không có tương lai…

+ Mỗi khoảnh khắc dù vui hay buồn đều góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống đa sắc màu của mỗi người.

+ Từng khoảnh khắc sống có nghĩa sẽ tạo nên một cuộc đời ý nghĩa (và ngược lại)

+ Có những khoảnh khắc trôi qua vô nghĩa nhưng cũng có những khoảnh khắc làm nên những giá trị, định vị được một con người, quyết định một cuộc đời, thậm chí là số phận nhân loại.

– Trân trọng hiện tại, sống hết mình cho mỗi phút giây trong hiện tại là điều quan trọng nhất để cuộc sống có ý nghĩa, tìm được hạnh phúc đích thực. Và như vậy chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc, không bao giờ phải dằn vặt, day dứt vì những điều đã qua.

– Nếu không biết trân trọng hiện tại thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, tương lai mờ mịt,…

– Sống cho hiện tại nhưng cũng không được quên quá khứ bởi với quá khứ người ta xây dựng tương lai, lãng quên quá khứ ta sẽ trở thành kẻ lạc loài, vô ơn, khó có thể trưởng thành; đồng thời chúng ta cũng cần tích cực hành động để xây dựng tương lai vì tương lai ngày mai sẽ là hiện tại hôm nay…

– Phê phán những người thờ ơ với quá khứ, ảo tưởng về tương lai và vô trách nhiệm với hiện tại.

-Chính nhan đề cuốn sách đã mở cho người đọc hiểu về giá trị của mỗi khoảnh khắc. Tuy nhiên không phải vì khoảnh khắc hiện tại mà phủ nhận quá khứ, phủ nhận tương lai, phủ nhận những giá trị bền vững.

 
2.3 Mở rộng, liên hệ 2.0
  sổng trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình” (Lời Tổng Giám đốc tập đoàn Cocacola).

-Có nhiều người không biết trân trọng từng khoảnh khắc, để cuộc sống trôi qua vô nghĩa; hay lãng phí từng khoảnh khắc sống.

– Chúng ta cần phải sống bằng mọi khả năng, phát huy tiềm năng, biết thử sức trong mọi hoạt động, có khát vọng đóng góp, chia sẻ với mọi người. Chúng ta phải sống hết mình vì hôm nay, vì ngày mai, không bỏ lỡ giây phút nào để cố gắng làm cho tốt mọi việc.

 

 
  Tổng điểm câu 1 8.0
2 1 Hỉnh thức, kĩ năng 1,0
  Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận văn học. 0.5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn 0.5
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích 1.0
– Giải thích được khái niệm tiếp nhận văn học

+ Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc thâm nhập tác phẩm văn học để thưởng thức cái hay, cái đẹp của nó.

+ Tiếp nhận văn học là hoạt động biến văn bản thành thế giới hình tượng sinh động mang ý nghĩa trong tâm trí người đọc.

– Thế nào là đọc – hiểu theo kiểu suy diễn tùy tiện?

[Là tiếp nhận tác phẩm một cách chủ quan và áp đặt; bất chấp các đặc trưng, quy luật của văn học nói chung và cơ sở biểu đạt của toàn bộ văn bản nói riêng]

Các giá trị khách quan vốn có của tác phẩm là gì?

=> Là các giá trị về nội dung và nghệ thuật được kết tinh trong ngôn từ, trong thế giới hình tượng… của tác phẩm.

Người ta bao giờ cũng có phát hiện mới về tác phẩm trên tầm cao của kiến thức, tình yêu thiết tha với cái đẹp, sự say mê và rung cảm mãnh liệt với văn chương nghĩa là gì?

=>Nghĩa là: Nếu tiếp nhận tác phẩm với sự “đồng điệu” và “tầm đón nhận” cao thì sẽ khám phá ra được nhiều điều mới mẻ

 
Ý tưởng bai quát của nhận định:  Yêu cầu của tiếp nhận văn học, dựa trên sự đồng điệu, vốn tri thức, văn hóa và tầm đón nhận  
2.2 Bàn luận 10.0
2.2.1 – Tiếp nhận tác phẩm theo kiểu suy diễn tùy tiện sẽ làm thui chột các giá trị khách quan vốn có của tác phẩm.

Bởi vì:

+ Văn bản là phương thức tồn tại khách quan của tác phẩm, quy định hoạt động tiếp nhận của người đọc. Do đó, khi cắt nghĩa, lí giải giá trị của văn bản không được suy diễn tùy tiện mà phải dựa trên những cơ sở chung về tâm lí, chuẩn mực văn hóa, quan niệm thẩm mĩ… của dân tộc và thời đại.

+ Ngôn từ, thế giới hình tượng… của tác phẩm văn học bao giờ cũng mang tính đa nghĩa và hàm ẩn nhiều ý tứ sâu xa. Do vậy, nếu tiếp nhận một cách chủ quan và áp đặt thì sẽ làm thui chột các giá trị do sức gợi của tác phẩm mang lại.

+ Thực tế đời sống văn học cho thấy, xưa nay những kiểu tiếp nhận theo lối chủ quan, áp đặt bao giờ cũng làm phương hại đến giá trị vốn có của tác phẩm. (Học sinh lấy dẫn chứng để phân tích và chứng minh. Ví dụ: Có người cho Truyện Kiều là “dâm thư”; Số đỏ là “tác phẩm suy đồi”; Thơ mới được coi là “mộng rớt”, “buồn rớt”; Cô gái sông Hương là bài thơ “viết về cuộc sống, thân phận của một cô gái giang hồ trên sông Hương”; Tây Tiến bị cho là “ủy mị, tiểu tư sản”…)

 
2.2.2 Người ta bao giờ cũng có phát hiện mới về tác phẩm trên tầm cao của kiến trúc, tình yêu thiết tha với cái đẹp, sự say mê và rung cảm mãnh liệt với văn chương.

Bởi vì:

+ Ngôn từ văn học là ngôn từ của cảm xúc, của trí tuệ. Do đó người đọc phải vừa có kiến thức vừa có cảm xúc để tiếp nhận tác phẩm một cách tích cực, chủ động mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của văn chương (học sinh có thể giải thích bằng cách khác, miễn là làm rõ được vấn đề).

+ Thực tế cho thấy, nhiều vẻ đẹp của tác phẩm văn học đã được phát hiện nhờ “tầm đón nhận” cao và cảm xúc đồng điệu của người đọc (học sinh có thể liên hệ một vài phát hiện mới mẻ của những nhà phê bình văn học tiêu biểu như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân… đã chứng minh).

 
2.3 Mở rộng

– Một mặt người đọc phải luôn có ý thức tự nâng cao mình để có thể cảm thụ hết vẻ đẹp của văn chương; mặt khác, khi tham khảo tài liệu, cần phải tỉnh táo để nhận biết đâu là sự suy diễn tùy tiện trong phân tích, đánh giá tác phẩm.

– Cần phân biệt sự khác nhau giữa tính chủ quan trong tiếp nhận với sự suy diễn tùy tiện. Tính chủ quan trong tiếp nhận sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trước một đối tượng văn học. Trong khi đó, sự suy diễn tùy tiện lại dẫn đến những cách hiểu sai.

2.0
  Tổng điểm câu 2 12.0
Tổng điểm toàn bài (1+2) 20.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *