Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn (THCS Minh Khương)

PHÒNG GD-ĐT HÀM YÊN

TRƯỜNG PTDTBT THCS MINH KHƯƠNG

 

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2019-2020

Môn: Ngữ Văn

Thời gian: 120 Phút

  1. MỤC TIÊU

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn  kiến thức kĩ năng phần đọc hiểu văn bản của học sinh trong  văn bản Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

  1. Kiến thức:

– Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức phần văn học trong chương trình.

– Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh qua bài kiểm tra.

  1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, tư duy và phân tích.
  2. Thái độ: Học sinh có ý thức học tập tốt hơn phần Văn bổ trợ cho môn học.
  3. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm tự luận

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

           Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao  
Bàn về đọc sách Vị trí đoạn trích,tác giả – Chỉ ra biện pháp tu từ

– Tác giả đã đưa ra lời khuyên gì

Viết đoạn văn phát biểu  suy nghĩ    
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu  1

Số điểm  0,5

 

Số câu  2

Số điểm 1,5

 

Số câu 1

Số điểm  2

 

  Số câu 4

Số điểm  4

40%

Mùa xuân nho nhỏ       Phân tích đoạn thơ  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

      Số câu 1

Sốđiểm 6

 

Số câu 1

Số điểm  6

60%

TSố câu

TSố điểm

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm 0,5

  5%

Số câu 2

Số điểm 1,5

15%

Số câu 1

Số điểm  2

20%

Số câu 1

Số điểm 6

60%

Số câu 5

Số điểm10

100%

  1. I CÂU HỎI

Phần 1: Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn  văn sau và  trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”

(Trích: Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: (0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng các phép tu từ gì?

Câu 3: (1 điểm): Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?

Câu 4: (2 điểm): Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 10 đến 15 câu) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay?

Phần II: Làm văn (6,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:

“…Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

(Trích: “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)

 

…Hết…

 

 

 

IV.HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Câu Hướng dẫn chấm Điểm
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1  

– Tác Phẩm: Bàn về đọc sách

– Tác giả: Chu Quang Tiềm

 

0,25

0,25

Câu 2  

Tác giả sử dụng phép tu từ so sánhẩn dụ

0,5
Câu 3 Lời khuyên của tác giả: Chọn sách mà đọcđọc cho kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm. 1
Câu 4 * Cần nêu một số ý cơ bản sau:

 Đọc sách là con đường quan trọng tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại sách bồi dưỡng tâm hồn hướng con người đến những điều tốt đẹp…

 Ti vi,  điện thoại thông minh có kết nối internet… so với việc đọc sách báo, các phương tiện nghe nhìn ấy có những lợi thế hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại.

–  Mạng Internet có khối lượng thông tin lớn, nội dung phong phú, nhanh và cập nhật nhưng khi đọc xong, thông tin đọng lại trong người đọc không được bao nhiêu. Người đọc không thể “gặm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn cũng như linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó giống như đọc sách truyền thống.

– Xã hội cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sách..Người đọc cần phải biết kết hợp hài hòa giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa đọc hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất.

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

0,5

Phần II: Làm văn (6 điểm) *Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ, vị trí đoạn trích.

*Thân bài:

– Khái quát nội dung đoạn thơ. Ước nguyện sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời.

– Điệp ngữ “Ta làm…”, “Ta nhập….” diễn tả khát vọng tha thiết được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.

Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong hình ảnh thơ đẹp.

“Con chim hót”, “một cành hoa” đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên -> Thể hiện ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình hòa nhập và cống hiến cho đất nước.

Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường.

– Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích.Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một “con chim hót”, làm “một cành hoa”. Giữa bản hòa ca tươi vui, nhà thơ chỉ xin làm “một nốt trầm” Điệp từ “một” -> Thể hiện sự nhỏ bé, khiêm nhường. Đó còn là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ.

– Điệp từ “Dù là…” -> Khát vọng được hòa nhập, được cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho nhân dân, cho đất nước không kể thời gian tuổi tác.

– Sự thay đổi trong cách xưng hộ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.

– Đặt khổ thơ trong hoàn cảnh của Thanh Hải trong những ngày cuối cùng của cuộc đời -> Ước nguyện, khát vọng đáng trân trọng -> Đó là lẽ sống đẹp.

*Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

– Liên hệ của bản thân.

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *