Phân tích sự thay đổi của nhân vật Mỵ qua hai đoạn văn

         KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
                                                                                NĂM 2019
                                            Bài thi: NGỮ VĂN                           Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề     

ĐỀ THAM KHẢO

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc, cảm thấy không hạnh phúc?
Câu 2. Theo anh/Chị hạnh phúc được hiểu như thế nào trong đoạn trích trên?
Câu 3. Việc tác giả liên tục đặt ra sáu câu hỏi liên tục trong đoạn văn 1 có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý rằng: “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”không? Vì sao?
 LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống con người.
Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:
Lần thứ nhất “… Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau,tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay, xe đay,  đến mùa thì đi nương bẻ bắp. Và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Ðến bao giờ chết thì thôi”
Và lần thứ hai “… Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi  người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
 … Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi… Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách…”.
(Tô Hoài – Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015, tr 6 và tr 7,8).
            Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
 

Phần câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. 0.5
  2 Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.
 
0.5
  3 Tác dụng:
– Nhấn mạnh những quan niệm khác nhau về hạnh phúc của con người
– Nhắn nhủ con người phải biết hài hòa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể để có hạnh phuc trọn vẹn.
1.0
  4 HS nêu ra quan điểm của mình có thể đồng ý hoặc không đồng ý.
– Đồng ý: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” nên mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác.
– Không đồng ý: HS phải lí giải được quan điểm của mình
 
1.0
II. 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống mỗi con người. 2.0
    a. Đảm bảo thể thức 1 đoạn văn 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
    c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo những ý chính sau:
 
    – Cá nhân: những con người cụ thể tồn tại và hoạt động không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội.
– Tập thể: tập hợp của những cá nhân trong xã hội
* Vai trò của tập thể với cá nhân
– Môi trường để con người bộc lộ tài năng
– Được đồng cảm, sẻ chia khi gặp khó khăn
– Tạo áp lực để mỗi cá nhân phấn đấu
* Vai trò của cá nhân với tập thể:
– Là nhân tố quan trong làm nên tập thể
– Quyết định thành công hay thất bại của tập thể
– Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể: gắn bó khăng khít, tác động qua lại nhau, mỗi cá nhân đều cần tập thể và tập thể cũng cần các cá nhân.
 
– Rút ra bài học cho bản thân
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0.25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt.
 
0.25
  2 Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. 5.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về 2 đoạn thơ; đối sánh để chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc của hai tác giả. 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  
    1.  Vài nét về tác giả, tác phẩm:
– “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn thành công nhất và đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” và cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì chống Pháp của nhà văn Tô Hoài.
–   Nhân vật trung tâm của truyện là nhân vật Mị. Nhân vật Mị được Tô Hoài miêu tả từ con người, cuộc sống đến khát vọng hạnh phúc trong phần thứ nhất của truyện (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài).
– Việc xây dựng nhân vật Mị là một thành công lớn đối với nhà văn Tô Hoài, nhân vật có chiều sâu tâm lý phức tạp đã được tác giả phát hiện và khắc hoạc thành công.
2. Cảm nhận chung về nhân vật.
3. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Mị qua hai đoạn văn:
a. Đoạn văn 1:
Nội dung:
– Từ lúc bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị trình ma nhà thống lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên. Những công việc như cõng nước, quay sợi,… cứ đeo bám Mị.
– Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra là cuộc sống của kiếp ngựa trâu, thậm chí còn thua cả ngựa trâu.
– Mị bị biến thành công cụ lao động, nô lệ không công cho nhà Pá Tra.
– Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, căn buồng Mị ở lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, trong thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
– Nhận xét: Cuộc sống của Mị ở nhà Pá Tra là cuộc sống cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần.
* Nghệ thuật:
– Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng.
– Nghệ thuật xây dựng khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo
– Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
b. Đoạn văn 2:
* Nội dung:
Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:
+ Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
+ Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
+ Mị uống rượu say lịm mặt rồi Mị trở lại căn buồng của mình.
+ Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do
+ Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
+ Mị làm tất cả mọi thứ chuẩn bị đi chơi trước sự chứng kiến của A Sử, nhưng Mị không buồn quan tâm để ý đến hắn.
Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
Nghệ thuật:
– Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng.
– Nghệ thuật xây dựng khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo.
– Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật.
– Chất thơ, chất trữ tình thấm đựơm, ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
4. Nhận xét về sự thay đổi:
– Đoạn văn 1: Mị hiện lên là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị cam chịu, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu ở đó. Mị là nạn nhân tiêu biểu của ách áp bức của cường quyền và thần quyền ở miền núi phía Bắc. Mị bị tê liệt ý thức sống
– Đoạn văn 2: Mị đã thay đổi, ý thức sống, khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ, đó là hệ quả tất yếu, có áp bức có đấu tranh.
+ Hành động “nổi loạn” của Mị cho thấy khát vọng sống trong Mị vẫn luôn âm ỉ, khi có cơ hội nó lại trỗi dậy mãnh liệt bất chấp ách áp bức của cường quyền và thần quyền.
+ Qua việc miêu tả những hành động, cử chỉ cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn tô Hoài. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả vào sức sống của người phụ nữ nông thôn miền núi.
3.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

 

,

1 bình luận trong “Phân tích sự thay đổi của nhân vật Mỵ qua hai đoạn văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *