Đề so sánh Tây tiến và Đàn ghi ta của Lorca

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
             QUẢNG NGÃI                                                                          NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN                                                     Bài thi: NGỮ VĂN
              LÊ KHIẾT                             Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề     

ĐỀ THAM KHẢO

                                                                       
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Không cần phải là một thiên tài hay một người đặc biệt giàu có thì mới hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại.
Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có và những gì xung quanh bạn. Hạnh phúc không phải là khái niệm vật lí với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết giải mã hạnh phúc sẽ đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.
(Trích diễn văn của TS. Trần Vinh Dự – Chủ tịch Trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ tại Lễ tốt nghiệp của sinh viên năm 2014, theo http://soha.vn)
Câu 1. Lý do nào tác giả đưa ra để lí giải cho việc không cần phải là một thiên tài hay một người đặc biệt giàu có thì mới hạnh phúc?.
Câu 2. Theo anh/ chị điều ngược lại được nói đến trong đoạn trích là điều gì?
Câu 3. Rút ra những thông điệp ý nghĩa từ đoạn trích trên.
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “…hạnh phúc sẽ đến từ những điều nhỏ nhặt nhất” không? Vì sao?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có và những gì xung quanh bạn”.
Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Tiếng ghita nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghita lá xanh biết mấy
Tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghita ròng ròng máu chảy
(Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo)
Từ đó đối sánh để chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc của hai tác giả.

Phần câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có và những gì xung quanh bạn 0.5
2 Điều ngược lại là:  người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc. 0.5
3 – Hạnh phúc rất gần gũi với chúng ta. Hạnh phúc là mục tiêu, là cái đích cuối cùng mà tất cả mọi người đều hướng đến, và ai cũng có thể có được.
– Hạnh phúc hay không là do quan niệm của mỗi người; hạnh phúc có từ những điều rất bình dị, gần gũi. Bởi vậy mỗi người hãy biết dành thời gian để cảm nhận và vui với nó
– Muốn có hạnh phúc thì mỗi người phải biết tự mình cố gắng, phấn đấu để đạt được.
(HS có thể lựa chọn cách hiểu khác, miễn sao đưa ra lí lẽ để thuyết phục người đọc về cách lựa chọn của mình. Tuy nhiên phải bám sát nội dung trích đoạn)
 
1.0
4 HS có thể đồng ý hoặc không.
– Đồng ý: Chinh phục đích cùng của cuộc đời là 1 hành trình dài lâu, gian khổ. Cuộc đời thì lại hữu hạn mà hạnh phúc đích thực nằm ngay trong chính những điều hiện hữu thường ngày quanh ta. Nếu biết trân trọng những điều hiện hữu hiện tại đó chính là hạnh phúc của ta vậy.
– Không đồng ý: Con người thường có tâm lí không hài lòng với hiện tại nên hay đi kiếm tìm hạnh phúc ở những chân trời mới lạ. Chinh phục được đích đến đó cũng mang lại hạnh phúc cho con người
1.0
II. 1 “hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có và những gì xung quanh bạn”. 2.0
a. Đảm bảo thể thức 1 đoạn văn 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo những ý chính sau:
 
– Hạnh phúc là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau, cơ bản nó là trạng thái tâm lí được mãn nguyện, hài lòng
– Hạnh phúc xét cho cùng là giá trị nhân sinh ý nghĩa, vĩnh hằng của nhân loại
– Hạnh phúc không phải ở sự giàu có, danh vị xã hội cao, đó không phải là thước đo hạnh phúc
– Để có hạnh phúc, mỗi chúng ta đều phải tự nỗ lực phấn đấu từ những điều rất nhỏ
– Nếu không tìm thấy niềm vui trong công việc mình đảm trách, không biết trân quý những gì mình đang có, chạy theo danh lợi, vô cảm với xung quanh thì chẳng bao giờ tìm thấy hạnh phúc cho cuộc đời mình.
– Rút ra bài học cho bản thân
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt.
 
0.25
2 Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ. Từ đó đối sánh để chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc của hai tác giả.
 
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về 2 đoạn thơ; đối sánh để chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc của hai tác giả. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  
1.  Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 
– Quang Dũng (1921-1988) là một người tài hoa. Thơ ông vừa hông nhiên, vừa tinh tế, vừa mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm đà chất lãng mạn. Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết lên bài thơ này. Bài thơ lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986).
 
– Thanh Thảo sinh năm 1946 tại Quảng Ngãi, thuộc thế hệ các nhà thơ thống Mĩ có thành tựu, có tiếng nói thơ riêng được công chúng chú ý. Nhà thơ được coi là một cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt. Ngưỡng mộ trước nhân cách và đau đớn cho số phận bất hạnh, cái chết đầy oan khuất, bi phẫn của Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa Tây Ban Nha, đã khiến Thanh Thảo viết bài thơ này.
2. Cảm nhận hai đoạn thơ:
a. Đoạn thơ trong “Tây Tiến”
– Nội dung:
+ Nhà thơ không che giấu hiện thực khốc liệt khi miêu tả về cái chết của người lính.
+ Tây Tiến được khắc họa trang trọng, thiêng liêng đã tăng thêm sự thành kính, trân trọng với người đã khuất. (0.5)
 
+ Sau những đau thương, mất mát, đột ngột những câu thơ sau chuyển giọng, cách ngắt nhịp thay đổi, âm vang mạnh mẽ để phản ánh lí tưởng cao đẹp: vì nước quên mình, sẵn sàng hiến dâng tuổi tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Câu thơ diễn tả sự hi sinh thầm lặng mà cao cả, gây xúc động lớn lao trong lòng người, làm lay động cả thiên nhiên. (0.5)
 
– Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi đặc biệt cho đoạn thơ. (0.5)
b. Đoạn thơ trong “Đàn ghi ta của Lor-ca”:
–         Nội dung:
 
+ Tiếng ghi ta biến hình liên tục và rồi cuối cùng là “tròn bọt nước vỡ tan” như bàng hoàng, tức tưởi trước bi kịch của người nghệ sĩ Tây Ban Nha, “tiếng ghi ta ròng ròng” gợi ra cái chết, mất mát muôn đời không có gì thay thế, xót xa không thể xóa nhòa.(0.5)
 
+ Tiếng đàn cũng có nỗi đau của mình, cũng chịu sự bất hạnh như chính người sáng tạo ra nó – người nghệ sĩ yêu tự do và cái đẹp, người chiến sĩ kiên cường tranh đấu cho tự do, dân chủ. (0.5)
 
–         Nghệ thuật:
Thể thơ tự do mang đầy màu sắc thơ tượng trưng nên tính nhạc tràn đầy, ngôn từ thơ cô đúc nhưng giàu sức gợi, đậm tính ước lệ, logic liên kết bị xóa mờ tạo ra hiệu ứng lạ hóa, kích thích liên tưởng của người đọc, hình ảnh thơ đầy ám ảnh, gợi cảm và gây ấn tượng xúc động mạnh mẽ. Nhất là hình ảnh tiếng đàn ghi ta được miêu tả theo lối tượng trưng. (0.5)
3. So sánh chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc của hai tác giả qua hai đoạn thơ:
a.      Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều diễn tả về sự hi sinh, mất mát, về cái chết của hai hình tượng với cách nói giảm, nói tránh đầy nghệ thuật. Cách diễn đạt giàu cảm xúc, giàu sức gợi nhằm khẳng định vẻ đẹp mang tính lí tưởng của hình tượng nhân vật trữ tình.
b.   Khác biệt
– Tây Tiến: Đoạn thơ khắc họa sự hi sinh của người lính Tây Tiến đặt trong mối tương quan với vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu quên mình, lí tưởng xả thân vì nước.
 
+ Nhân vật trữ tình là một hình tượng tập thể mang vẻ đẹp hào hùng của thời đại. Thể thơ thất ngôn kết hợp với việc sử dụng nhiều từ Hán Việt làm tăng âm hưởng cổ kính với không khí trang trọng, thiêng liêng; giọng thơ trầm hùng, lắng đọng, tha thiết. Nhà thơ sử dụng bút pháp hiện thực và lãng mạn đan xen; hình ảnh thơ vừa chân thực vừa mang tính ước lệ tạo nên vẻ đẹp bi tráng cho khổ thơ.
 
– Đàn ghi ta của Lor-ca: Thanh Thảo phục dựng lại thời khắc người nghệ sĩ Tây Ban Nha ngã xuống đặt trong mối tương quan với tiếng đàn ghi ta như một sự gắn kết, đan quyện giữa số phận và tiếng đàn; giữa sự hi sinh và tình cảm đối với đất nước, nghệ thuật. Nhân vật trữ tình là G. Lor-ca, người nghệ sĩ đa tài Tây Ban Nha với phẩm chất chiến sĩ anh hùng và tâm hồn bay bổng lãng mạn. Thể thơ tự do mang màu sắc tượng trưng, siêu thực nên hướng tới sự liên tưởng tự do; chú trọng tạo ra tính nhạc trong thơ. Hình ảnh biểu tượng đầy ám ảnh, gợi cảm và gây những ấn tượng xúc động, mạnh mẽ; tiếng đàn biến màu theo số phận và cảm xúc.
3.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *