Giới thiệu các nguồn tham khảo ngữ liệu đọc hiểu, phân tích một số đề đọc hiểu có chất lượng – Trường THPT Chi Lăng

PHẦN I: NHẬN XÉT NỘI DUNG CHUẨN BỊ NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1.    Ưu điểm

  • Các đề đọc hiểu thể hiện được sự đầu tư, có chất lượng về nội dung
  • Hệ thống câu hỏi bám sát vào yêu cầu và định hướng của đề thi năm 2021 và tài liệu tập huấn về xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì theo ma trận đề, đặc tả kiểm tra đánh giá theo môn học
  • Ngữ liệu có chú thích rõ ràng về nguồn trích dẫn, ngữ liệu thơ chủ yếu được trích từ các tác phẩm do NXB văn học phát hành. Nội dung đề cập trong ngữ liệu thể hiện rõ tính mới
  • THPT Bình Gia (ngữ liệu năm 21/02/2022). THPT Văn Lãng (ngữ liệu năm 2021), ngữ liệu dễ gợi mở đến vấn đề xã hội gần gũi phù hợp với học sinh THPT, dung lượng hợp lí – (THPT Bắc Sơn),..

2.    Hạn chế

  • Ngữ liệu cần bổ sung đầy đủ nguồn trích dẫn theo thứ tự: tên văn bản + tên tác giả + NXB, Năm, trang… để tạo tính chính xác, khoa học.
  • Hình thức trình bày: Chưa khoa học và đúng thể thức văn bản như THPT Văn
  • Cách hỏi

+ Câu hỏi chưa thật sự súc tích, dễ hiểu:

Ví dụ: trong ngữ liệu THPT Văn Quan.

Câu 3 (1,0 điểm) Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về lực lượng dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ?

Nên đổi lại: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Câu hỏi vừa ngắn gọn, vừa khái quát rõ được vẻ đẹp của đông đảo lực lượng dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến

Mấy tầng mây, gió lớn mưa to

Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ

Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát

Dù bom đạn, xương tan thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh.

+ Câu hỏi là câu lệnh (chỉ ra, xác định,…) không đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu: Ví dụ: Ngữ liệu THPT Văn Lãng; THPT

Câu 2. Câu 4 trong ngữ liệu nên (bỏ dấu hỏi) Câu 3 thêm dẩu hỏi ở cuối câu

Ví dụ: THPT Bắc Sơn:”

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

  • Có đơn vị xây dựng ngữ liệu như một bài kiểm tra gồm: Mục tiêu, ma trận, bảng đặc tả.
  • Biểu điểm cho các câu 1,2 ở mức độ nhận biết trong ngữ liệu của các đơn vị là không đồng nhất: các trường đều xây dựng là 15% tương đương mỗi câu (0,75 điểm); riêng THPT Văn Quan: xây dựng 10% – mỗi câu 0,5 điểm)

 

PHẦN II: GIỚI THIỆU CÁC NGUỒN THAM  KHẢO NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU

 

I. Cơ sở xây dựng ngữ liệu đọc hiểu

1.    Khảo sát đề thi từ năm 2014 đến 2021

 

TT Đề thi/ Năm Ngữ liệu Thể loại Nội dung đề cập Nguồn trích dẫn
1 2014 Trích “Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước” – Nguyễn Thế Hanh Bài báo Sự kiện TQ đặt giàn khoan 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của VN Báo Giáo Dục & Thời đại số 116 ra ngày 15-

5 – 2014

2  

2015

(2       ngữ liệu)

Bài thơ “Đảo thuyền chài”, 4-

1982, Trích “Hát về một hòn đảo” – Trần Đăng Khoa

Thơ Chủ đề về biển đảo Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51
3 Trích “Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa” Văn nghị luận Chứng vô cảm Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo

dục Việt Nam, 2014, tr.36-37

4 2016

(2       ngữ liệu)

Trích “Tiếng Việt”

– Lưu Quang Vũ,

Thơ Niềm tự hào về Tiếng Việt Thơ Việt Nam 1945- 1985, NXB Giáo dục, 1985, tr.218
5 Theo A. L. Ghéc- xen, “3555 câu danh ngôn Văn nghị luận Cái tuyệt đối cá nhân Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31
6 2017 Trích “Thiện, Ác và Smartphone” – Đặng Hoàng Giang Văn nghị luận Lòng trắc ẩn NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275
7 2018 Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng- Cát trắng –

Mẹ và em, Nguyễn Duy

Thơ Đánh thức tiềm lực NXB Hội nhà văn, 2015, tr.289-290
8 2019 Trước biển” – Vũ Quần Phương Thơ Khát    vọng            của con người Thơ Việt Nam 1945- 1985, NXB Giáo dục, 1985, tr.391
9 2020

(đợt 1)

Trích “Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường”, Inamiori Kazuo Văn nghị luận Sống    hết            mình cho hiện tại NXB Lao động, 2020, tr. 103-104
10 2020 Trích “Dám nghĩ Văn nghị Sức mạnh của Nhà xuất bản Tổng

 

(đợt 2) lớn”, David J. Schwartz, Ph. D luận niềm tin hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-

20

11 2021

(đợt 1)

Trích “Bí mật của nước”, Masaru

Emoto

Văn nghị luận Bí mật của nước NXB Lao động, 2019, tr. 90-93
12 2021

(đợt 2)

Trích “Món quà cuộc                     sống” Dr.Bernie S.Siegel Văn nghị luận Ý thức bảo vệ và giữ gìn hành tinh Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020,

tr.26,27

 

2.    Một số gợi ý cơ sở chọn ngữ liệu

Từ việc phân tích các ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2014 đến năm 2021. Tôi đưa ra cơ sở lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu như sau:

*    Căn cứ vào kiểu văn bản và nguồn trích dẫn
  • Ngữ liệu thơ: Ngữ liệu trong đề thi là thơ hiện đại thường được trích dẫn từ “Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1985”, NXB Giáo dục và các bài thơ của những giả tiêu biểu do NXB Hội nhà văn phát hành.
  • Ngữ liệu văn xuôi: Ngữ liệu trong đề thi chủ yếu là văn bản nghị luận được trích từ các tác phẩm tiêu biểu của những nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới do nhà NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; NXB Hội nhà văn phát hành.
  • Văn bản báo chí: Nguồn trích là các tờ báo có uy ín như: Báo Giáo Dục & Thời đại; Báo điện tử, …
*    Căn cứ vào nội dung
  • Các vấn đề có tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của nhiều người: chủ đề dịch Covid; phẩm chất năng lực của con người: ý chí, nghị lực, trung thực…; thái độ sống: chia sẻ, cống hiến, biết ơn, …
  • Các vấn đề về đạo đức, lối sống: Tình yêu quê hương đất nước, niềm tin, văn hóa, quan niệm sống, …
  • Các bài phát biểu của lãnh đạo cấp cao, nhà phản biện xã hội: Triết lí sống, cách sống, khả năng thích ứng của con người, …
*    Một số tiêu chí của một ngữ liệu đọc hiểu có chất lượng
  • Về dung lượng: Ngữ liệu đọc hiểu không quá dài, khoảng từ 15 đến 20 dòng.
  • Về nội dung: Là những vấn đề được nhiều người quan tâm, thu hút được sự chú ý của dư luận xã hội, là những vấn đề có tính mới, dễ gợi mở đến vấn đề xã hội phù hợp với lứa tuổi học sinh … Ví dụ: Dịch Covid, tình yêu thương, kĩ năng sống, ….
  • Về nguồn dẫn nên lựa chọn những ngữ liệu từ những nguồn uy tín là NXB Giáo dục, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; NXB Hội nhà văn. Các ngữ liệu thơ nên chọn những nhà thơ nổi tiếng, bài thơ dễ gợi mở đến vấn đề xã hội, bài thơ có tính triết lí.
  • Về tính định hướng, các ngữ liệu cần có tính nêu vấn đề để người đọc có nhu cầu bàn bạc, trao đổi…

II.  Một số nguồn tham khảo ngữ liệu đọc hiểu

  1. Địa chỉ các nguồn ngữ liệu

  • Trích từ sách in tại các nhà xuất bản có uy tín; sách của các tác giả nổi tiếng:

+ Ngữ liệu văn xuôi nên tìm đọc các cuốn: “Bài học cuộc sống” của tác giả Brian Bartes, Nhà xuất bản Phụ nữ; Cuốn “Không gì là không thể” tác giả George Matthew Adams và cuốn “Bài học cuộc sống” – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; Cuốn“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016.

+ Ngữ liệu thơ nên tìm đọc: “Tuyển tập thơ hiện đại Việt Nam” – NXB Hội nhà văn; Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Nhà xuất bản Văn học, 2011; Tuyển tập 10 bài thơ hay của Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, …

  • Chuyên đề đọc hiểu trên truyền hình
  • Trang học trực tuyến: Hocmai, com
  • Tra cứu tài liệu trên địa chỉ: doctailieu.com, trang kho tư liệu văn học, trang mang xã hội Ôn thi THPT Quốc gia, …
  • Các bài báo, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cấp cao trên các phương tiện thông tin đại chúng
  • Sưu tập đề thi thử của các trường THPT trên cả nước tại địa chỉ com

2.    Giới thiệu một số ngữ liệu đọc hiểu tham khảo

a, Ngữ liệu văn xuôi:
  • Ngữ liệu 1

Đọc đoạn trích:

“Năm 2021, chúng ta chứng kiến đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất vô cùng nghiêm trọng về người và của. Sự tổn thất đó không chỉ là sức khoẻ của người dân mà còn là sự tổn thất về kinh tế. Sự tổn thất đó không chỉ là hiện tại mà trong cả tương lai, đó là những vấn đề hậu COVID-19. Đó là tổn hại về sức khoẻ, thể chất và tinh thần của những người sau khi mắc COVID-19, đó là các bệnh phát sinh và tiến triển do ảnh hưởng của đại dịch.

Bệnh không lây nhiễm và di chứng các bệnh này có thể gia tăng do người dân không tiếp cận kịp thời với can thiệp y tế… Đó là học sinh lâu ngày không được tới trường, phải học trực tuyến. Trẻ em không được tương tác trực tiếp với thầy cô, với bạn bè, trẻ không những bị thiếu hụt về kiến thức mà còn bị ảnh hưởng về phát triển thể chất lẫn tinh thần. Nền kinh tế không chỉ giảm sút mà còn bị đứt chuỗi cung ứng, không chỉ bị ảnh hưởng trong nước mà còn bị tác động từ nước ngoài mang lại.

Năm 2021 sắp qua đi, chúng ta chuẩn bị đón chào năm 2022, một năm được dự báo còn nhiều khó khăn, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt khi chủng Omicron mới xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, có thể lây lan nhanh và làm giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine mà chúng ta đang sử dụng.

Vì vậy, để phòng chống dịch hiệu quả chúng ta hãy ứng xử với quan điểm, tư duy “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong thời gian tới. “Dĩ bất biến”, đó là sự cảnh giác cao độ với dịch bệnh, là nghiêm túc, nhất quán thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch có hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ người dân lên trên hết, vừa làm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của người dân. “Ứng vạn biến” là chúng ta thay đổi giải pháp trong chiến lược này theo từng giai đoạn dịch, theo tình hình thực tế về biến chủng của virus, về nhu cầu thực hiện mục tiêu kép, khi chúng ta ngày càng hiểu biết về dịch bệnh, năng lực phòng, chống dịch khá hơn, đặc biệt là năng lực và kinh nghiệm xét nghiệm và tiêm chủng.”

(Trích: Thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả: Sự nhạy bén và bền vững trong phòng, chống dịch PGS.TS Trần Đắc Phu đăng trên Báo Điện tử Chính phủ ngày 5 tháng 3 năm 2022)

Thực hiện các yêu cầu:

 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, thế nào “dĩ bất biến”?

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong đoạn văn sau: “Sự tổn thất đó không chỉ là sức khoẻ của người dân mà còn là sự tổn thất về kinh tế. Sự tổn thất đó không chỉ là hiện tại mà trong cả tương lai, đó là những vấn đề hậu COVID-19.”.

Câu 4. Anh/ Chị có đồng ý với ý kiến: “Dịch COVID-19 gây ra tổn thất vô cùng nghiêm trọng về người và của”?

 

  • Ngữ liệu 2

Đọc đoạn trích:

“Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, những quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài khống chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.”

(Trích “Loài người có bớt ngạo mạn?” – Sương Nguyệt Minh, Theo https://vietnamnet.vn ngày 11/4/2020)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả làm thế nào đề “dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại”? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: “Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại”?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao”?

  • Ngữ liệu 3

Đọc đoạn trích:

“Chúng ta đều đã biết, văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng. Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Nhưng chung quy có thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng thì văn hóa là trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng, … văn hóa Đông Sơn, văn hóa lúa nước, …). Nghĩa hẹp thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: Giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người…). Văn hóa cũng bao gồm cả

 

văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ…) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương…). Văn hóa chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp.

Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa…). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi… là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”

(Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Theo đoạn trích “…văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội”, gồm có những lĩnh vực nào?

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: “Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi… là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. “.

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.”?

 

  • Ngữ liệu 4

Đọc đoạn trích:

“Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kỹ năng học tập suốt đời. Tuy nhiên, kỹ năng này yêu cầu tính tự giác kỷ luật và kiên trì vì mỗi người phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình.

Cũng như tập thể dục giúp cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ, việc học liên tục làm cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo. Trái lại, có những người tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường. Họ không thích thay đổi, chỉ ưa thích làm theo thói quen, làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Đến tuổi trung niên, họ đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.

Có những người có tính tò mò với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận điều họ được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng học từ người khác là hời hợt, còn tự tìm hiểu thì tốt hơn. Họ tích cực làm theo cách riêng của mình để học được nhiều hơn, cho đến khi họ hiểu mọi thứ. Họ đặt ra các câu hỏi giúp họ đưa tri thức mới vào bối cảnh rộng lớn hơn. Họ muốn phát triển các quy tắc và công thức trong tâm trí họ về cách mọi thứ khớp nối với nhau. Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”

 

(Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr 97)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, việc học liên tục tác động như thế nào đến trí não của con người?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”

Câu 4: Anh/Chị có suy nghĩ gì về việc người học tự “đặt ra các câu hỏi” để khám phá tri thức mới?

 

  • Ngữ liệu 5

Đọc đoạn trích:

 

Bóng câu qua cửa

Hơi giật mình khi nhận ra chúng ta đang ở gần năm 2050 hơn là 1990. Thế hệ này đang sống qua một giai đoạn thật đặc biệt. Chúng ta đã sống vắt qua thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới. Ngay trong bóng đá thôi, ngày nào chúng ta còn nhìn thấy quả bóng của Frank Lampard vượt qua cầu môn đội Đức mười mươi mà trọng tài không công nhận. Thế mà bây giờ goal-line và VAR là câu chuyện để bàn sau mỗi trận đấu.

…. Tôi nhớ những ngày mình đứng xếp hàng để mua cho được cái CD mới của Quang Dũng tặng sinh nhật bạn. Chiếc CD, một sự nâng cấp huyền diệu từ băng cassette, hóa ra chi sống được vài chục năm trước khi vào viện bảo tàng. Và giờ tôi đang chờ thần tượng của tôi – Adele – ra album mới để được nghe cùng lúc với thị trường Anh, Mỹ thay vì phải chờ chiếc CD được chép lậu đâu đó nhờ một thứ gọi là Spotify.

Nghề đầu tiên tôi làm trong đời là phóng viên thể thao. Ngày ấy rất oai. Nhưng giờ, người viết nhiều vô kể và bất kỳ ai, chỉ cần đóng tiền đăng ký theo dõi cho các trang, là có thể tiếp cận nguồn bài vở vô hạn. Báo thể thao không còn khái niệm tin tức nữa vì khi bạn biết, nó đã nguội đi mấy lớp rồi.

Quá nhiều thứ đã thay đổi trong một thời gian ngắn. Đại dịch Corona có lẽ sẽ không hề làm cho loài người chậm lại. Trái lại, nó sẽ càng khiến tất cả hối hả hơn khi trở lại.

Khi rời bỏ 360 Yahoo với biết bao tiếc nuối, ta tự hỏi Facebook là gì. Giờ câu hỏi đặt ra là: Ta sẽ làm gì nếu Facebook không còn. Có lẽ đã đến lúc cho Face nhìn vào Book trở lại, sau khi đã dành quá nhiều thời gian nhìn vào Facebook.

(Theo Trần Minh, Báo Đại biểu Nhân dân, số 297, 24/10/2021)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, điều gì “không làm loài người chậm lại”?

Câu 3: Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng trong đoạn trích giúp anh/chị hiểu ra điều gì?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Có lẽ đã đến lúc cho Face nhìn vào Book trở lại, sau khi đã dành quá nhiều thời gian nhìn vào Facebook”?

 

b, Ngữ liệu thơ
  • Ngữ liệu 1

Đọc bài thơ sau:

SỐNG

Thích Hạnh Hải

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống…
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
(Trích – Thơ đạo phật)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Theo tác giả, thế nào là “sống hiên ngang”?

Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“ Sống không giận không hờn không oán trách Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Câu 4: Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị.

  • Ngữ liệu 2

Đọc đoạn thơ sau:

 PHỐ TA

Lưu Quang Vũ

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ trên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

(Trích, “Hương cây — bếp lửa”, NXB Văn học, 1968)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2: Chỉ ra ba hình ảnh tác giả miêu tả “phố ta” trong đoạn thơ Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:

“Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa”.

Câu 4: Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị.

 

  • Ngữ liệu 3

Đọc bài thơ sau:

 

Hy vọng
Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ
Mãi khi giữa đêm chợt thức
Bập bềnh ý nghĩ xót xa:
Anh còn có thể, không thể…?
Thăm thẳm ngày xưa bình an
Vời vợi ngày mai chói nắng…
(Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2: Theo tác giả, “nỗi buồn đánh thức” ta điều gì?

Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong ba câu thơ:

“Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành Nỗi buồn đánh thức hy vọng”

Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ:

“Giữa thế giới không nhiều may mắn Ta học cách vừa lòng với mình”?

 

  • Ngữ liệu 4

Đọc bài thơ sau:

SỐNG
Sống phải biết trân trọng từng phút giây
Bởi hững hờ trong chốc lát mà thôi
Sẽ để ta ân hận cả cuộc đời
Mọi hối tiếc, ân hận thời vô nghĩa
Sống phải biết quan tâm và san sẻ
Bỏ ngoài tai lời mai mỉa khinh thường
Mở tấm long cho nhận những tình thương
Và đứng lên kiên cường khi gục ngã
Sống phải biết còn bao người lận đận
Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than
Chớ so bì người khó kẻ giàu sang
Không cần cù nào ai mang ban tặng
Sống phải biết để tâm hồn bình lặng
Được ấm no là may mắn hơn người
Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi
Nghĩ giản đơn cho cuộc đời hương vị
(Trích “101 bài thơ hay về cuộc sống khuyên nhau sống tốt hơn” Nguồn: Tùng Trần 2019)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Trong bài thơ tác giả đã khuyên chúng ta “sống phải biết” những gì?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

“Sống phải biết còn bao người lận đận Nên khổ sầu đừng khóc hận oán than Chớ so bì người khó kẻ giàu sang

Không cần cù nào ai mang ban tặng”

Câu 4. Lời khuyên: “Hãy mỉm cười thay nước mắt ai ơi” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh chị?

 

 

  • Ngữ liệu 5

Đọc đoạn thơ sau:

THƠI ẤM TỔ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Giáo dục, 1998)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tìm những từ ngữ/ hình ảnh miêu tả ngôi nhà của mẹ.

Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ thứ hai.

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về tình cảm của “bà mẹ” dành cho nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *