NLXH suy nghĩ của mình về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn trong xã hội ngày nay

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu

Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;

Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;

Xuân là lúc gió về không định trước.

Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,

Mây bay đi để hở một khung trời

Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,

Như được nắm một bàn tay son sẻ…

 

 

 

Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;

Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;

Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.

[…]

Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,

Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.

 

                   (Trích Xuân không mùa, Xuân Diệu, theo Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1: Thơ, NXB Văn học, 1983)

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?

Câu 2. Xác định hình ảnh biểu tượng chứa nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng đa chiều trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước.

Câu 4. Đoạn thơ trên gửi gắm đến chúng ta những thông điệp gì? Thông điệp nào anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện nay? Vì sao?

  1. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá về vẻ đẹp của đoạn trích thơ Xuân không mùa (Xuân Diệu) ở phần Đọc hiểu.

Câu 2. (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn trong xã hội ngày nay.

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Môn: NGỮ VĂN LỚP 11D

(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0.5 điểm

– Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm

0.5
2 Hình ảnh biểu tượng chứa nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng đa chiều trong đoạn thơ: Hình ảnh Xuân

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0.5 điểm

– Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm

0.5
3 – Kể được 02 biện pháp tu từ sau: điệp từ “xuân” ; điệp cấu trúc (Xuân là khi …/Xuân là lúc …) (0,5 điểm).

– Tác dụng:

+Giúp tăng tính gợi hình, gợi cảm, sinh động, hấp dẫn cho các câu thơ. Khắc họa sự biến đổi bất ngờ tinh vi, diệu kỳ của đất trời, vạn vật đem đến mùa xuân cho lòng người (0,25 điểm).

+ Thi sĩ giao hòa, đắm say ngắm nhìn, ghi lại từng vi mạch của sự sống, những khoảnh khắc trở mình bất chợt của tạo vật… để hân hoan sống, đón nhận sức sống đang bừng lên trong màu nắng, làn gió, tiếng chim…. (0,25 điểm).

Hướng dẫn chấm:

Trả lời đầy đủ các ý như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý như đáp án: từ 0,25 điểm

– Không trả lời: 0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0
4 – Đoạn thơ trên gửi gắm đến chúng ta những thông điệp (0,5 điểm):

+ Sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình và giao hòa cùng vũ trụ, thiên nhiên.

+ Phải biết trân trọng cuộc sống, biết sống hưởng thụ, có ích, luôn cố gắng cống hiến hết mình cho tổ quốc và phát triển bản thân không ngừng nghỉ.

+ Sống tích cực, lạc quan để cảm nhận mùa xuân lai láng trong đất trời vạn vật, để có xuân không mùa, xuân lai láng trong lòng mình.

– Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân và lí giải (0,5 điểm)

(HS có thể chọn 01 trong các thông điệp trên và có lí giải hợp lí).

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý như đáp án:  0.5 điểm.

– Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm

– Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0

 

II   LÀM VĂN 7.0
 

 

1 Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích, đánh giá về vẻ đẹp của đoạn trích thơ Xuân không mùa (Xuân Diệu) ở phần Đọc hiểu. 3.0
a. Đảm bảo hình thức, dung lượng của đoạn văn:

 Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng  (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá về vẻ đẹp của đoạn trích thơ Xuân không mùa (Xuân Diệu) ở phần Đọc hiểu. 0.25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

  * Phân tích, đánh giá về vẻ đẹp của đoạn trích thơ Xuân không mùa (Xuân Diệu):

– Vẻ đẹp về nội dung:

+ Xuân của đất trời vạn vật: đẹp, hài hòa, ấm áp, đầy màu sắc – khí xuân, sắc xuân căng tràn, sinh sôi, nảy nở (Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm/ Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu…)

+Xuân có trong mọi khoảnh khắc của thời gian, không gian, xuân vì thế không chỉ dừng lại ở ba tháng mà còn có mặt trong các mùa, hiện diện trong những khoảnh khắc ngẫu nhiên của “nắng rạng đến tình cờ” , khi “chim trên cành há mỏ hát ra thơ” hay khoảnh khắc “gió về không định trước”.

+ Xuân của lòng người (Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng; ): Đối với tác giả, xuân mãi mãi trường tồn, xuân là tình yêu, khát vọng, là tuổi trẻ đầy rực rỡ của chính mình.

+ Mùa xuân hiện diện như là “đặc tính của tuổi trẻ, tình yêu, xuân tình” – cái phần non tươi, ngọt ngào, đẹp đẽ, hấp dẫn, đáng sống, đáng hưởng thụ nhất của con người, cuộc đời (Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng…)

– Vẻ đẹp về nghệ thuật:

+ Cấu tứ của bài thơ được xây dựng gọn gàng, sử dụng các câu thơ ngắn, đơn giản nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

+ Biện pháp tu từ đặc sắc, dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động mang ý nghĩa biểu tượng chứa nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng đa chiều…

 * Khẳng định lại vấn đề nghị luận:

– Đoạn thơ giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, vạn vật; xuân của lòng người; xuân là tình yêu, khát vọng, là tuổi trẻ đầy rực rỡ qua đó thể hiện phong cách và tài năng của Xuân Diệu.

– Qua đoạn thơ, tác giả gửi gắm những thông điệp và quan niệm nhân sinh sâu sắc: Sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình và giao hòa cùng vũ trụ, thiên nhiên để có xuân không mùa, xuân lai láng trong lòng mình; phải biết trân trọng cuộc sống, biết sống hưởng thụ, có ích, luôn cố gắng cống hiến hết mình cho tổ quốc và phát triển bản thân không ngừng nghỉ.

1.5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0.5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,…) 0.25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn trong xã hội ngày nay. 4.0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn trong xã hội ngày nay. 0.5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý chính của bài viết

– Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận.

*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận:

+ Tâm hồn con người là tổng hoà của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người.

+ Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người.

– Thể hiện quan điểm của người viết về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn trong xã hội ngày nay, có thể viết theo một số gợi ý sau:

– Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. – Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau:

+ Biết lắng nghe

+ Không ngừng học hỏi

+ Luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác

+ Biết cách sống mình vì mọi người, và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống

+ Tránh gây tổn thương cho những người xung quanh

+ Biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được……..

– Mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: Phê phán một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, ra sức chăm chút cho vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm trau dồi vẻ đẹp tâm hồn (công, dung, ngôn, hạnh); hoặc không biết cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn…

*Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày, rút ra bài học cho bản thân:

-Nhận thức: Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết.

– Hành động: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện.

=> Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn.

1.0

 

 

 

 

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1.5
đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *