Nghị luận xã hội về Người cầm quyền khôi phục uy quyền( Vich to Huy Gô)

Sau khi học đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Vich to Huy Gô) , em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Hướng dẫn:
Đây là dạng đề nghị luận xã hội rút ra từ tác phẩm văn học. Bởi vậy học sinh cần hiểu rõ về đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ, Vich to Huy Gô), đặc biệt là về bức thông điệp mà tác giả Huy Gô muốn nhắn gửi: vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người: Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau
Dàn ý chung:
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận : vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Thân bài:
Bước 1: giải thích khái niệm tình thương: “Tình thương” là sự quan tâm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Khi tất cả mọi người đều dành tình thương cho nhau, con người sẽ dễ vượt qua những khó khăn của cuộc sống, sẽ có được hạnh phúc.
 
Bước 2: phân tích đoạn trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ, Vich to Huy Gô) để làm nổi bật  vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người
Bài viết cần có các ý cơ bản sau:
-Tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật Giăng- van giăng, một người giàu tình thương, giàu lòng nhân ái ( dẫn chứng) .Tình thương yêu của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin thật chân thành và sâu sắc. Ông quên bẵng sự có mặt của tên mật thám Gia-ve, quên cả nguy cơ trước mắt.“Giăng Van-giăng tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế mải miết, yên lặng[…]. Trong nét mặt và dáng điệu ông cho thấy một nỗi xót thương xót khôn tả”, hành động của ông như thể hiện sự đau xót vô cùng nhưng bất lực không giúp gì được, cũng có thể là ông đã thầm hứa với Phăng-tin là sẽ tìm được con gái của cô bằng bất cứ giá nào. Qua ngòi bút của tác giả, Giăng Van-giăng hiện lên với một tấm lòng chan chứa yêu thương và sự đồng cảm.
-Chính tình thương đã mang lại sức mạnh cho Giăng van giăng, giúp ông đẩy lùi được bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin cho Phăng tin ( phân tích, dẫn chứng). Ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng”. Lúc này Gia-ve đã mất hẳn đi sự hách dịch, thực sự run sợ và lùi ra phía cửa. Sự mãnh mẽ của Giăng Van-giăng còn được thể hiện qua câu nói với Gia-ve: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.
Qua đoạng trích người cầm quyền khôi phục uy quyền (Những người khốn khổ), tác giả Huy Gô muốn gửi gắm thông điệp: tình thương có vai trò quan trọng hơn tất cả, “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.” “Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai”.
Bước 3: trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình thương trong cuộc sống của con người.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là phải hợp lí và lập luận có sức thuyết phục. sau đây là một số gợi ý:
-Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu như ai cùng biết chia sẻ và dành tình thương cho người khác.
-Với những người kém may mắn hơn mình chúng ta không nên coi khinh ghẻ lạnh mà nên có sự đồng cảm giúp đỡ chia sẻ với họ.
-Khi ta dành tình thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và ta sẽ càng hạnh phúc hơn nếu ta nhận tình thương của người khác dành cho mình. Chúng ta dành tình thương cho người khác thì cũng sẽ nhận được tình thương của người khác dành cho mình. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà chỉ những người biết trân trọng mới đáng được nhận nó.Tất cả chúng ta hãy dành tình thương cho những người xung quanh để nhận được tình thương của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đáng sống biết nhường nào.
Kết bài:
Bài học cuộc sống: Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện tình thương với người khác, có thể bằng những hành động hết sức nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn lao.
– Mình hãy vì mọi người rồi đến lúc nào đó tất cả mọi người sẽ vì mình.
-Chúng ta hãy cứ cho đi tình thương mà đừng mong chờ sẽ nhận lại được, như thế chúng ta sẽ thấy nó có ý nghĩa và sẽ thấy hạnh phúc gấp nhiều lần.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *