SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT XUÂN HUY |
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN: NGỮ VĂN 12 (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề) |
MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 sau khi HS học xong học kỳ II, cụ thể:
- Về kiến thức theo chuẩn KTKN của chương trình
– Kiểm tra kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Kiểm tra, đánh giá về kiến thức nghị luận văn học
- Về kỹ năng theo chuẩn KTKN của chương trình
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nghị luận xã hội để viết đoạn văn nghị luận xã hội.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng phân tích văn học để viết bài văn nghị luận văn học.
- Về thái độ theo chuẩn KTKN của chương trình
– Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản và phân tích tác phẩm văn học, từ đó có ý thức và thái độ học tập tích cực, sáng tạo.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Đề kiểm tra tự luận, thời gian 120 phút
- Học sinh làm bài ở lớp
III/ MA TRẬN
Cấp độ ND CHỦ ĐỀ |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Đọc hiểu |
Nhận biết nội dung văn bản | Hiểu được nội dung, ý nghĩa của VB | |
||
Số câu | 4 câu | 4 câu | |||
Tỉ lệ | 40% = 4 điểm | 40%=4 điểm | |||
Làm văn Nghị luận xã hội |
Nhận biết kiểu bài nghị luận xã hội. | Hiểu được vấn đề nghị luận xã hội. | Vận dụng kiến thức kĩ năng về nghị luận xã hội viết đoạn văn nghị luận xã hội. | |
|
Số câu | 01 | 01 câu | |||
Tỉ lệ | 20% =2,0 | 20%=2 điểm | |||
Làm văn Nghị luận văn học |
Nhận biết kiểu bài nghị luận văn học | Hiểu được vấn đề nghị luận văn học | Vận dụng kiến thức, kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học | ||
Số câu | 1 câu | 1 câu | |||
Tỉ lệ | 50% = 5 điểm | 50%= 5điểm | |||
Tổng số câu | 6 câu | 6 câu | |||
Tổng tỉ lệ | 100% = 10 điểm | 100 %=10 điểm |
IV/ Nội dung đề kiểm tra
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY ———- Họ và tên: …………………………….. Phòng ……………SBD………………… |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ( Đề kiểm tra có 01 trang) |
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may?
Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót…
Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy.
Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết.
Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%.
Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang tâm lí ăn may.
(Trích Tuổi trẻ không trì hoãn trang 234, Thần Cách)
- Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động có tác dụng gì?
- Anh, chị hiểu thế nào là tâm lí ăn may?
- Theo anh, chị tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may?
- Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị.
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Muốn thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may trong phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người chiến sĩ:
(1) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(2)
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2018)
Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ trên để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
– Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 3,0 | |
1 | Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động có tác dụng tạo ra sức mạnh tinh thần để kiên trì, con người có cơ hội sống sót. | 0, 5 |
|
2 | HS có thể trả lời theo nhiều cách khác miễn là hợp lí. Tâm lí ăn may là tâm lí/thói quen luôn nghĩ đến/trông chờ sự may mắn chứ không có sự nỗ lực của bản thân |
0,5 | |
3 |
HS trả lời theo quan điểm riêng miễn là hợp lí.Gợi ý: Mọi người luôn có tâm lí ăn may bởi vì:– Để hóa giải những lo âu của bản thân/để an ủi bản thân khi gặp phải những áp lực, nguy hiểm, khó khăn …– Bao biện cho những hành vi/thái độ/ hành động sai trái … |
1,0 | |
4 | Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. (có sự lí giải, dẫn chứng hợp lí) |
1,0 | |
II | Làm văn | 7,0 | |
1 | 2,0 | ||
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức về đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Muốn thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ – Giải thích: + Trì hoãn là thói quen có xu hướng chậm lại/hoãn lại/ chưa muốn bắt tay vào làm ngay /chờ một thời gian nào đó mới hoàn thành công việc. + ăn may là trông chờ sự may mắn … -> Muốn thoát khỏi thói quen hoãn lại/ chậm lại một công việc nào đó cần từ bỏ sự trông chờ vào may mắn – Bàn luận ý nghĩa: Tại sao muốn thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may + Khi mang tâm lí ăn may con người sẽ chỉ ổn định về tinh thần trong chốc lát. + Không đối diện với những khó khăn, thử thách, không lường trước được những hậu quả, thiệt hại do sự trì hoãn bởi mang nặng tâm lí ăn may. + Luôn trong trạng thái trông chờ, ỷ lại, bị động… + Trở nên lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong công việc, không có tham vọng thiếu chí tiến thủ. – Đánh giá, bác bỏ: ý kiến đúng ; ca ngợi đối tượng ngược lại – Bài học nhận thức và hành động phù hợp: + Về nhận thức: hiểu được để có được thành công phải từ bỏ thói quen trì hoãn, trông chờ vào sự may mắn + Về hành động: học tập và rèn luyện, chủ động để đi đến thành công. |
1,0 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | 5,0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hai đoạn thơ để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình trên con đường hành quân của những người lính Tây Tiến. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
* Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến, đoạn thơ trong Tây Tiến – Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. – Tác phẩm: in trong tập Mây đầu ô, sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. – Hai đoạn thơ : nằm ở đoạn thứ nhất và thứ hai của bài, là bức họa ngôn từ về bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình… |
0,5 | ||
* Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội: – Nội dung: + Dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú; mưa rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn… + Thiên nhiên cho thấy nỗi khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân. – Đặc sắc nghệ thuật: Nhiều thanh trắc, các từ láy liên tiếp, hình ảnh độc đáo súng ngửi trời, tiểu đối… * Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình: – Nội dung: + Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng… Cảnh buồn song chứa chan thi vị. + Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến. – Đặc sắc về nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế… |
1,25 1,25 |
||
* Đánh giá chung: – Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm – Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Nếu đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây. – Hai đoạn thơ minh chứng rõ ràng cho nhận xét: Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình. |
0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |