Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài( Tỏ lòng )- Phạm Ngũ Lão

Đề bài : Cảm nhận của em về Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài- Phạm Ngũ Lão
Hướng dẫn chung :
Mở bài : Giới thiệu sơ lược về tác giả Phạm ngũ Lão và bài thơ Thuật hoài.
Giới thiệu vấn đề Nghị luận  :Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài- Phạm Ngũ Lão
Thân bài :
Ý khái quát :
+Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão : Ý này có thể tham khảo phần Tiểu dẫn SGK
+ Vài nét về hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của bài thơ Thuật hoài
Phân tích cụ thể :Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài- Phạm Ngũ Lão
Phân tích , cảm nhận theo bố cục 2 phần :
+ Hai câu đầu : Hình ảnh trang nam nhi thời Trần và sức mạnh của quân đội nhà Trần
+ Hai câu cuối : Quan niệm về chí làm trai, tấm lòng của người anh hùng với dân, với nước.
->> Chú ý phân tích cả phần nghệ thuật
Kết bài : Đánh giá về vẻ đẹp  trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài- Phạm Ngũ Lão. Khẳng định giá trị bài thơ.
Bài làm :
Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài( Tỏ lòng )- Phạm Ngũ Lão
Sách Đại Việt Sử kí toàn thư ghi: Phạm Ngũ Lão là tướng đời Trần, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Nguyên “đánh đâu thắng đấy”. Ông lo việc binh, đồng thời “lại thích đọc sách, ngâm thơ”.  Cũng như nhiều danh tướng đời Trần, Phạm Ngủ Lão vừa cầm quân đánh giặc. vừa viết những áng văn thơ để lại muôn đời Trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Thuật hoài. Đọc bài thơ này, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hùng dũng cao cả của người trai đời Trần.
Cũng như Cảm hoài, Ngôn hoài; Thuật hoài là một loại thơ trữ tình “ngôn chí” khá phổ biến trong thơ ca thời trung đại, để bày tỏ những ý nghĩ, những tình cảm lớn của tác giả (Thuật hoài có nghĩa là Tỏ lòng). Đến nay, chúng ta chưa nắm được đích xác hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Tuy nhiên, dựa vào nội dung của tác phẩm có thể khẳng định bài thơ này ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân đời Trần, khi lực lượng của  nước Đạị Việt đã lớn mạnh nhưng trong chiến đấu chống giặc Nguyên – Mông chưa đi đến thắng lợi cuốí cùng.
Bài thơ viết theo  thể tứ tuyệt luật Đường, 4 câu, mỗi câu 7 âm tiết. Hai câu đầu được dịch là:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sa0 Ngưu.
Trong nguyên bản, hai câu này là:
Hoành sóc giang san cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ  khí thôn Ngưu.
“Hoành sóc” được    dịch thành “múa giáo” dễ làm cho  người đọc hiểu không    hoàn toàn đúng. “Hoành sóc” tức là cầm    ngang ngọn giáo, cả câu có nghĩa là *cầm ngang ngọn giáo (bảo vệ) non sông đã mấy mùa thu. Chỉ cần 7 chữ nhưng câu thơ trên đây tả gợi được hình ảnh của người trai đời Trần và cũng chính là của Phạm Ngũ Lão với tư thế hùng düng, luôn kiên cường,sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lập nên những chiến công huy hoàng. Dẫu họ đã ngoan cường chiến đấu bao năm tháng trải mấy thâu” – mấy mùa thu rồi) nhưng vẫn bừng bừng một khí thế, một sức mạnh hiên ngang bất khuất. Hình ảnh người tráng sĩ càng trở nên chói lọi bởi hùng khí của ba quân Ba quân chính là hình ảnh của cả thế hệ Phạm Ngũ Lão, của cả dân tộc đang sống trong hào khí Đông A. Sức mạnh của “ba quân’ được ví như sức mạnh ghê gớm của hổ báo làm át sao  Ngưu. Còn một cách hiểu khác không kém phần ý nghĩa :Sức mạnh của ba quân như hổ báo có thể nuốt trôi được cả trâu. Như vậy, câu thứ nhất nói về cá nhân người trai đời Trần câu thứ hai nói về dân tộc, về cộng đồng. Cá nhân có vẻ đẹp hiên ngang của đất  trời, sông núị, vượt qua mọi thử thách của thời gian, cộng đồng, dân tộc có tầm vóc , sức mạnh của vũ trụ. Cá nhân với cộng đồng, với dân tộc có quan hệ mật thiết hài hòa. Hình ảnh người tráng sĩ oai hùng tạo nên khi thế ngất trời của ba quân; đồng thời khí thế của ba quân lại Làm cho hình ảnh người tráng sĩ thêm lộng lẫy Mỗi con người đều tìm thấy bóng dáng mình trong hào khí chung của dân tộc. Đây là một thời đại cao đẹp của những con người cao đẹp!
Như vậy, chỉ bằng hai câu thơ, Phạm Ngũ Lão đã phác họa thành công tư thế của nhân vật trữ tình – chàng trai đờỉ Trần và tư thế của dân tộc ta trong một thời điểm lịch sử với  một tầm vóc lớn và quyết tâm lớn. Nhân vật trữ tình ở đây mang vẻ đẹp sử thi, tầm vóc sử thi .Phạm Ngũ Lão không chỉ phát ngôn nhân danh cá nhân mình mà ông còn nhân danh cả dân tộc, cả thời đại
Hình ảnh người tráng sĩ cắp giáo tung hoành nơi trận mạc, hình  ảnh ba quân khí thế ngất trời ta đã gặp nhiều trong văn học trung đại của Việt Nam cũng như của Trung Quốc,(Chàng chinh phu trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cũng từng “Múa gươm rượu tiễn chưa tàn – ngang lưng ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Nói về tướng sĩ trong bài Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Lê Thánh Tông cũng có câu “Miệng thòm thèm giương dạ nuốt trâu – Chí hăm hở dang tay bắt vượn”). Song, nếu ở những câu vừa dẫn là những hình ảnh ước lệ nặng tính chất ngao du khoa trương, thì trong Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là những hình ảnh tuy cũng thật kì vĩ nhưng là những hình ảnh chân thực, hiện thực, bởi người đọc biết rằng chúng ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng vĩ đại của quân dân ta đời Trần. Tại Hội nghị Bình Than, các bô lão Đại Việt đã nhất tể thể hiện tinh thần ấy. Và mỗi binh sĩ thời ấy đều thích hai chữ “sát thát” (giết giặc Nguyên) vào cánh tay.
Tiếp nối một cách tự nhiên mạch cảm xúc ở hai câu đầu, hai câu sau thể hiện khát vọng lập được nhiều chiến công to lớn vì đất nước của vị tướng – thi sĩ :
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Người trai đời Trần không chỉ cao đẹp ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, mà còn cao đẹp bởi có một. quan niệm nhân sinh tích cực. Lập công chính là làm nên sự nghiệp lớn trong công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước. Có công thì mới được ghi danh (têii). Mỗi con người chân chính, đặc biệt đối với những người làm trai, niềm khao khát làm nên sự nghiệp, lưu lại tên tuổi mình cho hậu thế là niềm khao khát chính đáng. Đây chính là động lực to lớn để không ít người có sức mạnh vượt, qua những thử thách cam go lập nên những kì tích vang dội, thúc đẩy sự tiến bộ của toàn xã hội. Chính vì the mà sau Phạm Ngũ Lão 6 thế kỉ, Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Và không hiểu tự thuở nào ông cha ta vẫn thường khích lệ cháu con: “Làm trai cho đáng nên trai – Xuống đông, đông tĩnh; lên đoài, đoài tan”. Đây chắc chắn không phải là thói hátn danh phàm tục, trái lại là một quan niệm nhân sinh tiến bộ trong truyền thống dân tộc.
Ở đây, cái hay không chỉ ở nội dung toát ra từ câu thơ của Phạm Ngũ Lão mà còn ở chính con người tác giả. Ta đều biết, viên tướng làng Phù ủng này là người “công danh” lừng lẫy đánh đông dẹp bắc, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, cho đến khi tuổi đã cao ông vẫn còn hăng hái cầm quân đánh tan bọn xâm lược quấy rối biên giới phía Tây Tổ quốc, và được phong chức Điện suý thượng tướng quân (1302), được ban tước Quan nội hầu (1318). Thế nhưng, Phạm Ngũ Lão vẫn cảm thấy mình còn “vương nợ” với đời, còn phải “thẹn” khi nghe chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng 1 một nhân vật siêu việt, có công lớn giúp Lưu Bị thời Tam quốc chia ba thiên hạ. Điều này đủ biết khát vọng và nhân cách của tác giả cao cả biết nhường nào? Phải chăng, chính vì ý thức được món nợ chưa trả xong đối với dân tộc, đối với đất nước, chính vì biết “thẹn” trước những nhân vật lẫy lừng trong sử sách đã tạo nên tầm vóc tuyệt vời của nhà thơ – chàng trai đời Trần, người anh hùng Phạm Ngũ Lão với những chiến tích vang dội và với bài Thuật hoài bất hủ này.
Ra đời cách chúng ta đã 7 thế kỉ, song bài Thuật hoài luôn luôn mới mẻ và hấp dẫn, lay động con tim của bao thế hệ người đọc. Bởi vì, qua bài thơ, độc giả bắt gặp hình ảnh vừa chân thực vừa hoành tráng của người trai thời Trẩn với vẻ đẹp thật là hùng vĩ cao cả.
(Bài viết sưu tầm)
Xem thêm : Soạn bài tỏ lòng ngữ văn 10

1 bình luận trong “Hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài( Tỏ lòng )- Phạm Ngũ Lão

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *