Giáo án Ngữ văn 10 theo chủ đề : Ca dao

CHỦ ĐỀ: CA DAO VIỆT NAM
NGỮ VĂN 10
Chuẩn kiến thức kĩ năng

  • Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các ca dao trữ tình và ca dao châm biếm hài hước: đời sống tình cảm đa dạng, phong phú của nhân dân lao động; cách thể hiện vùa hài hước, châm biếm vừa tinh tế, sâu sắc.
  • Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ lục bát trong ca dao
  • Biết cách đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
  • Vận dụng hiểu biết về ca dao Việt Nam vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình SGK.
  • Từ đó, học sinh có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
+ Năng lực đọc – hiểu ca dao Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề: “Ca dao Việt Nam ” theo định hướng năng lực
 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Nêu thông tin về  văn bản: thể loại, đặc điểm – Hiểu nội dung phản ánh, tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa của các hình ảnh – Vận dụng hiểu biết về thể loại, đặc điểm của văn bản để lí giải nội dung, nghệ thuật của bài ca dao. – Vận dụng đặc điểm của thể loại văn bản vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
– Nhận ra đề tài, cảm hứng, thể thơ. – Hiểu cội nguồn cảm hứng.
– Hiểu các đặc trưng cơ bản của thể thơ.
– Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng thể thơ vào phân tích lí giải nội dung, nghệ thuật. – Từ đề tài, cảm hứng, thể thơ … tự xác định được con đường phân tích một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài)
– Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian…) trong bài ca dao. – Hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca.
– Giải thích ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
– Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
– Đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
– Khái quát hoá đời sống tâm hồn và nhân cách của nhân dân ta.
 
– Bình luận, đánh giá được những ý kiến nhận định về các bài ca dao đã học.
– Liên hệ được những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
– Tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài ca dao khác tương tự cùng đề tài, thể loại
– Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (mô típ, từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh,…) – Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, biện pháp nghệ thuật. – Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm. – Khái quát đóng góp của văn bản đối với kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
– Đọc diễn cảm bài ca dao (thể hiện được tình cảm, cảm xúc của  nhân vật trữ tình trong  văn bản) – Đọc sáng tạo các tác phẩm, bộc lộ những cảm xúc trải nghiệm riêng của bản thân.
– Viết bài bình giảng về văn bản.
– Sưu tầm những bài ca dao cùng thể loại và đề tài trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Câu hỏi:
1.  Câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
– Câu nhiều lựa chọn.
2. Câu hỏi mở:
– Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn gọn.
– Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài.
Bài tập:
 Bài tập nghị luận văn học (bài viết):
– Bài cảm nhận, phân tích bài ca dao.
– Bài so sánh các bài bài ca dao (hoặc so sánh tâm trạng của các nhân vật trữ tình).
– Bài bình luận các ý kiến, nhận định về bài ca dao
Bài tập thuyết minh, thuyết trình, hùng biện:
– Thuyết minh về  bài ca dao.
– Thuyết trình về nội dung và nghệ thuật của  bài ca.
– Hùng biện về một chủ đề đặt ra trong bài ca.

 
CÂU HỎI/BÀI TẬP MINH HỌA:
 
Bài:  Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ( Bài 1, 4, 6)
                                          

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
– Ca dao là gì ?
– Ca dao được chia làm mấy loại, nêu đặc điểm của từng loại ?
– Trình bày các đặc điểm nghệ thuật của của ca dao
– Bài ca dao số 1 là lời của ai.
– Liệt kê các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong  bài ca dao số 1.
– Bài ca dao số 1 đã sử dụng mô típ nghệ thuật nào ?
– Thể thơ nào được sử dụng trong bài ca dao số 4 ?
– Các biện pháp nghệ thuật nào  được sử dụng trong bài ca dao số 4
– Bài ca dao số 6 đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào ?
– Giải thích ý nghĩa của các hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ (bài 1).
– Chỉ ra hiệu quả và tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao số 1.
– Giải thích ý nghĩa của sự chuyển đổi đột ngột trong hình thức thơ ở hai câu cuối của bài ca dao số 4 .
– Ý nghĩa của các hình ảnh  khăn, đèn, mắt (bài 4).
– Hình ảnh muối, gừng trong bài 6 được sử dụng với nghĩa ẩn dụ, tượng trưng như thế nào ?
– Em hiểu cách nói Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa ( bài 6) như thế nào ?
 
– Hình ảnh tấm lụa đào và ý thức của người phụ nữ về bản thân.
– Viết một đoạn văn ngắn để khái quát nội dung cơ bản của bài ca dao số 1.
– Từ bài ca dao số 1 hãy tìm các bài ca dao có mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em.
– Có ý kiến cho rằng  bài ca dao số 4 là bài ca người Việt viết về tình yêu và nỗi nhớ?
– Cảm nhận tâm trạng của cô gái trong bài ca dao số 4 qua sự vận động trái chiều nhau của chiếc khăn.
– Phân tích ý nghĩa tượng trưng và quan niệm của người Việt trong bài ca dao số 6
 – Người phụ nữ xưa với tình yêu và hôn nhân qua một số bài ca dao.
– Giới thiệu một chùm ca dao than thân.
– Một nét nghệ thuật đặc sắc của nhóm bài ca dao than thân.
– Giá trị nội dung tư tưởng của những bài ca dao than thân.
– Tại sao chủ thể trữ tình trong các bài ca dao than thân phần lớn là người phụ nữ ? Chứng minh, lí  giải và bình luận.

Bài : Ca dao hài hước  (Bài 1, 2)
 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
– Bài ca dao 1, 2  đều thuộc ca dao hài hước. Hãy cho biết bài nào là tiếng cười giải trí, tự trào? bài nào là tiếng cười phê phán, giải trí?
– Hai bài ca dao  được viết theo những hình thức nào?
– Nêu mục đích của từng bài ca dao?
– Liệt kê những lễ vật dẫn cưới của chàng trai ?
– Lễ vật thách cưới của cô gái có gì đặc biệt?
– Lễ vật dùng để dẫn cưới và thách cưới như thế nào? có thể thực hiện được không?
– Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để tạo ra tiếng cười trong 2 bài ca dao?
– Đối tượng của tiếng cười trong bài ca dao số 2?
– Tiếng cười đó nhằm mục đích gì?
– Thái độ của tác giả dân gian đối với loại người đó như thế nào?
– Cảm nhận của em về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo ở bài số 1?
– Ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao số 1?
– Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao số1?
– Trong lời thách cưới của cô gái có cụm từ” nhà khoai lang”, theo em cụm từ này có gì đặc biệt?
– Bài ca dao số 2, nhân dân muốn phê phán điều gì ở kẻ làm trai?
– Gía trị phê phán của bài ca dao số 2?
 – Ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao số 2?
 
Từ chuyện dẫn cưới và thách cưới ở bài ca dao số 1 em hiểu thêm điều gì về đời sống tâm hồn và bản lĩnh người lao động Việt Nam ?
– Chỉ ra sự khác biệt giữa tiếng cười ở các bài ca dao số 1 và số 2.
– Căn cứ vào những yếu tố nào mà ta nhận ra giọng điệu hài hước, dí dỏm của bài ca dao số 1?
– Trong ca dao hài hước nói chung, tác giả dân gian thường sử dụng những biện pháp nghệ thuât nào?
– Cảm nhận của anh (chị) về tích cách, tâm hồn nhân dân qua bài ca dao số 1 và các bài ca dao khác có cùng chủ đề?
– Bài học rút ra từ bài ca dao số 2?
– Em có thể đọc thêm một vài bài ca dao có cùng chủ đề phê phán trên?
– Từ  bài ca dao hài hước số 2, hãy phát biểu quan niệm của anh (chị) về mẫu chàng trai lí tưởng của thời đại mình?
– Ý nghĩa, giá trị của những bài ca dao hài hước trong cuộc sống hôm nay?
– Sức sống mạnh mẽ của tâm hồn Việt qua một số câu ca dao hài hước?
– Từ các bài ca dao hài hước đã học em hãy sáng tác một bài ca dao mới theo chủ đề trên?
 

ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA:
 
Ma trận đề
 

Chủ đề
Mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
I. Đọc –hiểu
( Ca dao hài hước)
– Nhận biết được hình thức trình bày của bài ca dao
– Các biện pháp nghệ thuật của bài ca dao.
– Hiểu ý nghĩa  chi tiết và nội dung trong  bài ca – Vận dụng kĩ năng làm văn và sự hiểu biết về nội dung và nghệ thuật vào việc đánh giá giá trị của bài ca  
Số câu
Số điểm:
Tỷ lệ:
2
1,0
10%
2
1,0
10%
1
1,0
10%
  5
3,0
30%
II. Làm văn
Nghị luận văn học
 
    – Vận dụng hiểu biết về các bài ca dao than thân đã học để khái quát về hình ảnh người phụ nữ .
– So sánh với các bài ca dao khác ngoài chương trình cùng chủ đề phản ánh. ?
– Bài học rút ra sau khi cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong ca dao than thân
 
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
     
 
 
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng:
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
 
2
1,0
10%
 
2
1,0
10%
 
1
1,0
10%
 
1
7,0
70%
 
6
10,0
100%

 
 
Đề kiểm tra
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

  • Cưới nàng anh toan dẫn voi

Anh sợ quốc cấm,  nên voi không bàn.
Dẫn trâu sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân.
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng

  • Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn, thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi !
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn….

  1. Bài ca dao trên được kết cấu theo kiểu nào ?
  2. Kết cấu theo lối hỏi – đáp
  3. Sử dụng thể thơ lục bát
  4. Mượn hình thức giao duyên
  5. Kết cấu theo lối nói giảm

Câu 2: Trong các lí do sau, lí do chính nào khiến chàng trai chọn “con chuột béo” để làm đồ dẫn cưới ?

  1. Vì chuột cũng là con thú bốn chân.
  2. Vì nếu dẫn voi, trâu, bò thì đều có lí do riêng.
  3. Vì gia cảnh anh nghèo
  4. Đây là cách nói hài hước, tạo nên tiếng cười làm vơi nhẹ nỗi vất vả của người lao động trước tệ nạn thách cưới trong xã hội cũ.

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài ca dao trên ?

  1. Nghệ thuật phóng đại kết hợp thủ pháp đối lập.
  2. Hư cấu, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.
  3. Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
  4. Cả A, B, C.

Câu 4: Ý nghĩa của lời thách cưới  ?

  1. Lời thách cưới vô tư, thanh thản mà lạc quan, yêu đời.
  2. Lời thách cưới chứa đựng triết lí nhân sinh của người lao động: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
  3. Lời thách cưới giản dị, gần gũi.
  4. Lời thách cưới hài hước.

Câu 5:   Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) bình về tinh thần lạc quan của người bình dân trong bài ca dao trên ?
Phần II: Tự Luận (7 điểm)
Cảm nhận về người phụ nữ xưa qua một số bài ca dao than thân.
 
Hướng dẫn chấm
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1 (0,5 điểm): Phương án A
Câu 2 (0,5 điểm): Phương án D
Câu 3 (0,5 điểm): Phương án D
Câu 4 (0,5 điểm): Phương án B
Câu 5 (1,0 điểm):  Mượn hình thức dẫn cưới và thách cưới bài ca dao đã mang đến một tiếng cười tiêu biểu của người bình dân trong xã hội cũ. Trước cuộc sống còn nhiều lo toan, vất vả và đầy rẫy những khó khăn, con người không hề bi quan, chán nản mà trái lại, họ đã vượt lên bằng triết lí lạc quan, vui vẻ. Đó là những tiếng cười động viên, chia sẻ, tiếng cười mua vui giải trí rất cần trong cuộc sống và cũng rất phù hợp với đặc tính hài hước, ưa trào lộng của nhân dân ta.
Phần II: Tự luận
1.Yêu cầu về kỹ năng:
– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học .
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài  viết sáng tạo.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về thể loại ca dao, ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, thí sinh có thể cảm nhận về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa:
– Giới thiệu về ca dao: khái niệm, đặc điểm,
– Ca dao than thân: thường tập trung phản ánh thân phận người phụ nữ
– Hình tượng người phụ nữ trong ca dao than thân được thể hiện ở những phương diện:
+ Họ là những người bị coi thường trong chế độ xã hội phụ quyền với tư tưởng”trọng nam khinh nữ”. Qua những bài ca dao than thân về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, phần nào tôi hiểu được nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng.
Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định “tam tòng” quá nghiêm khắc của Nho giáo “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận của mình:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng

Người không rửa mặt, người phàm rửa chân.
+ Họ so sánh “Thân em…” với rất nhiều thứ, thể hiện nhiều bình diện khác nhau song vẫn có một điểm chung là: khẳng định giá trị của bản thân và than về số phận phụ thuộc của mình. Dù là “tấm lụa đào” quý giá hay”giếng giữa đàng” mát trong thì họ vẫn không biết tương lai như thế nào. Những hình ảnh so sánh ấy làm nổi bật thân phận bơ vơ, bất trắc của họ.
+ Họ không thể tự quyết định số phận của mình. May mắn thì được chỗ yên lành hạnh phúc, bất hạnh thì bị rơi vào chốn lao đao và dù trong hoàn cảnh nào họ cũng phải chấp nhận bởi thân “các chậu chim lồng” :
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra. 

+ Vì phụ thuộc nên học phải lấy chồng khi còn ít tuổi, người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của nạn tảo hôn:
Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn.
+Những cô gái bị ép gả khi còn tuổi niên thiếu đã dẫn đến những bi kịch số phận, đã có những câu ca dao tự trào đầy cay đắng xót xa:
Lấy chồng từ thủa mười ba
Đến khi mười tám thiếp đà năm con
Vì nạn tảo hôn, vì những hủ tục lạc hậu ấy mà người con gái trong xã hội xưa không được hưởng tuổi thanh xuân. Chưa kịp lớn, chưa kịp hiểu cuộc đời thì họ đã phải gắn cuộc đời mình với con thơ, phải chịu cảnh làm dâu trăm chiều cay đắng. Bao nhiêu gánh nặng cuộc đời đè nặng lên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ.
Quá nhiều bất trắc đón đợi người phụ nữ trên con đường đời, vì thế họ luôn mang trong mình những nỗi lo âu, khắc khoải. Số phận bấp bênh, hạnh phúc mong manh quá đỗi. Có được người yêu thương chân thành đã khó, giữ được người ấy và được sống chung lại càng khó hơn bởi họ đâu có quyền tự lựa chọn hạnh phúc cho mình. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã tước đi của người con gái quyền được tự lựa chọn hạnh phúc cho mình. Bao nhiêu bất trắc, âu lo về số phận được gửi trong những câu ca dao đầy tâm sự:
Thương anh không dám nói ra
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời

– Đánh giá chung: Thân phận yếu đuối của người phụ nữ trong xã hội xưa đã được thể hiện trong rất nhiều câu ca dao ca dao như thế. Thân phận con cò, con vạc lầm lũi, gầy guộc, vất vả kiếm sống, số phận lênh đênh đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong dân ca ca dao để chỉ người phụ nữ. Điều đó cho ta thấy, trong xã hội cũ, khi con người chưa có sự bình đẳng giới thì người phụ nữ phải chịu thiệt thòi như thế nào.
– Liên hệ: Ngày nay, xã hội đã tiến bộ, nam nữ đã bình quyền, người phụ nữ đã được sống hạnh phúc hơn. Mặc dù không thể có sự bình đẳng tuyệt đối, nhưng người phụ nữ ngày nay đã được xã hội quan tâm đúng mực. Họ đã được phát huy hết khả năng của mình, được chủ động quyết định số phận của mình. Tuy đây đó còn nhiều bất công, người phụ nữ còn chịu thiệt thòi, song so với người phụ nữ thời xưa thì xã hội đã tiến một bước rất dài. Chúng ta sẽ loại bỏ dần những quan niệm lạc hậu, không phù hợp để người phụ nữ được quyền sống hạnh phúc, để những lời ca dao than thân được thay thế bằng những khúc ca vui.

  1. Cách cho điểm.

– Điểm 6-7: Viết về hình tượng người phụ nữ một cách thuyết phục, sâu sắc. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
– Điểm 4-5: Cơ bản làm rõ được hình tượng người phụ nữ trong ca dao than thân.  Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 2-3: Chưa làm rõ được hình tượng người phụ nữ trong ca dao than thân, phân tích còn sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc nhiều về diễn đạt.
– Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *