Giáo án theo chủ đề Văn tự sự lớp 10

 
TỔ : VĂN – SỬ
 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
NGỮ VĂN 10

 
CHỦ ĐỀ:
VĂN BẢN TỰ SỰ
(Chương trình Ngữ văn 10, học kì I, 05 tiết)
 
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
          Kĩ năng tạo lập một văn bản tự sự
 
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Chủ đề bao gồm 05 tiết (từ tiết 12 đến tiết 16 trong PPCT), bao gồm các bài:

  • Lập dàn ý bài văn tự sự (Tự học có hướng dẫn)
  • Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
  • Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự (Tự học có hướng dẫn)
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Tự học có hướng dẫn)
  • Tóm tắt văn bản tự sự

 
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
* Về kiến thức:
          Hoàn thiện các kiến thức về văn bản tự sự; hiểu ý nghĩa của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
* Về kĩ năng:
– Biết tóm tắt các văn bản tự sự (truyện dân gian, truyện trung đại).
– Biết vận dụng những kiến thức trên để đọc – hiểu văn bản tự sự.
– Biết sử dụng chất liệu trong những văn bản văn học để làm bài văn tự sự.
* Về thái độ:
– Thấy được ý nghĩa thiết thực của bài học.
– Có ý thức ghi nhớ các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong quá trình đọc văn bản tự sự.
– Biết trân trọng những tác phẩm tự sự trong kho tàng văn học dân tộc.
* Các năng lực cần hình thành:
– Năng lực tự học
– Năng lực tạo lập văn bản
– Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề
– Năng lực thực hành tiếng Việt
 
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
và vận dng cao
– Nắm được khái niệm lập dàn ý bài văn tự sự.
– Nêu được tác dụng, yêu cầu của việc lập dàn ý bài văn tự sự.
– Chỉ ra được các bước lập dàn ý bài văn tự sự (Lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần)
– Hiểu được nhiệm vụ cụ thể của từng phần trong bố cục đó.
Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.
– Nhận diện và phân biệt được các khái niệm: “tự sự”, “sự việc”, “chi tiết tiêu biểu” trong VB tự sự.
– Nêu được tác dụng và yêu cầu của chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.
– Hiểu rõ cách thức chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết một bài văn tự sự. – Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.
– Bước đầu viết bài văn tự sự theo sự việc, chi tiết tiêu biểu đã chọn.
 
– Nêu được các khái niệm “miêu tả”, “biểu cảm”, “quan sát”, “liên tưởng”, “tưởng tượng”. – Hiểu rõ tầm quan trọng hàng đầu của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc sáng tạo VB tự sự. – Viết bài văn tự sự theo yêu cầu, có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Nêu được khái niệm đoạn văn; đoạn văn trong văn bản tự sự. – Hiểu được các loại đoạn văn trong VB tự sự.
– Hiểu nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong VB tự sự.
– Viết một đoạn văn (ở phần thân bài) để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự theo yêu cầu.
– Nêu được khái niệm, mục đích, yêu cầu tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính. – Hiểu rõ cách thức tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính. – Tóm tắt được một truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 theo nhân vật chính.

 
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
 

  1. Với bài Lập dàn ý bài văn tự sự (Tự học có hướng dẫn), có thể sử dụng các câu hỏi sau:

 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
 và vận dng cao
– Nêu khái niệm dàn ý? Dàn ý bài văn tự sự?
 
– Quá trình lập dàn ý một bài văn tự sự thường diễn ra như thế nào?  
 
 
– Trong phần trích sgk, nhà văn Nguyên Ngọc đã nói về việc gì? – Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ và lựa chọn những gì? Em rút ra được bài học gì trong quá trình  hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
– Vai trò của dàn ý đối với người viết, người kể? Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần trong bài văn tự sự là gì? Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em được chứng kiến hoặc một câu chuyện được sgk gợi ý.

 

  1. Với bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, có thể sử dụng các câu hỏi sau:

 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
và vận dng cao
– Trình bày các khái niệm “tự sự”, “sự việc”, “chi tiết tiêu biểu” ? – “Sự việc” và “chi tiết” giống và khác nhau như thế nào? – Chỉ ra các sự việc có trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây ?
– Trong sự việc 1 có những chi tiết nào là tiêu biểu? Sự việc 3 có các chi tiết tiêu biểu nào?
– Nêu vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện. – Qua việc tìm hiểu các VD trong sgk, em rút ra những bài học gì khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?
 
– Đọc và phân tích các sự việc và chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn “Hòn đá xù xì” của Giả Bình Ao?
– Phân tích sự việc và chi tiết trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”
– Tưởng tượng sự việc vua An Dương Vương cầm “sừng tê bảy tấc” đi theo Rùa Vàng xuống thủy cung với những chi tiết cụ thể rồi viết thành một bài văn tự sự (Khoảng 1 trang giấy).

 

  1. Với bài Tóm tắt văn bản tự sự, có thể sử dụng các câu hỏi sau:

 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao
– Thế nào là nhân vật văn học? – Phân biệt “nhân vật chính” với “nhân vật phụ”? – Xác định nhân vật chính của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?
– Thế nào là tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính?
– Mục đích và tác dụng của việc tóm tắt?
 
– Trình bày cụ thể cách tóm tắt một VB tự sự theo nhân vật chính?
– Yêu cầu của việc tóm tắt?
 
– Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy dựa theo 3 nhân vật (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ)
– Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Tấm.

 

  1. Với bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự (Tự học có hướng dẫn) và bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Tự học có hướng dẫn), sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.

 
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
 
Tiết 1: (Tiết 12 PPCT)
 
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VĂN TỰ SỰ
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ (Tự học có hướng dẫn)
 
A – Mục tiêu cần đạt:

  1. Về kiến thức: HS nắm được:

– Các kiến thức cơ bản về văn bản tự sự
– Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý bài văn tự sự.
– Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.

  1. Về kĩ năng:

– Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
– Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.

  1. Về thái độ và năng lực hình thành: Có ý thức xây dựng dàn ý trước khi viết bài văn tự sự. Từ đó hình thành các năng lực: tự học, giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản.

B- Chuẩn bị của GV và HS:
– GV: Sgk, bài soạn (giáo án), các TLTK
– HS: Đọc bài trong sgk, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi đã cho.
C- Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp – Ktra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ:

– Câu hỏi: Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về nhân vật An Dương Vương? Em cho rằng nhân dân ta đánh giá về nhân vật lịch sử này có thoả đáng không? Vì sao?
– Đáp án:

  • Suy nghĩ về nv trên 3 tình huống: ADV trong việc xây thành, chế nỏ; ADV với việc để mất nước; ADV chém đầu con gái và cầm sừng tê 7 tấc đi xuống biển.
  • Bày tỏ quan điểm cá nhân về việc đánh giá của nhân dân đối với vua ADV và lí giải được vì sao lại bày tỏ quan điểm như vậy. (Ý kiến cần chân thành, hợp lí và có sức thuyết phục)
  1. Tổ chức dạy – học bài mới:

* Hoạt động  Khởi động
– GV: Yêu cầu HS kể tên những văn bản tự sự các em đã được học trong chương trình THCS, sau đó nêu câu hỏi: Theo em, các yếu tố tạo nên 1 VB tự sự là gì? Viết văn tự sự có khó không? Để viết được 1 VB tự sự hay, cần phải chú ý những điều gì?
– HS: Phát biểu cá nhân
– GV: Tổng hợp, nhận xét, dẫn dắt vào bài học
* Hoạt động  Hình thành kiến thức
 

Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về văn tự sự
 
– GV: Yêu cầu HS trên cơ sở đã ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự ở chương trình lớp 6, lớp 9, trình bày:
Thế nào là phương thức tự sự?
Những yếu tố cơ bản của bài văn tự sự?
Yêu cầu của bài văn tự sự?
– HS: Nhớ lại, suy nghĩ và trình bày cá nhân
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu việc hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
– GV hướng dẫn HS: Đọc phần trích trong SGK và trả lời CH: Trong phần trích trên tác giả Nguyên Ngọc nói về việc gì? Tác giả đã xác định những gì trước khi viết cốt truyện.
– GV: Qua lời kể đó, em học tập được gì trong quá trình  hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS lập dàn ý
– HS: Nêu k/cấu chung của 1 bài văn
– GV: Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần trong bài văn tự sự là gì?
– HS: phát biểu
– GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 
– HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, 2 HS lên bảng lập dàn ý cho 2 bài văn kể về chuyện ” Hậu Tắt đèn” theo câu hỏi gợi ý của SGK
– HS: Các em còn lại theo dõi và thảo luận, nhận xét
– GV: Tổng hợp và đưa những gợi ý.
 
 
 
 
A- Khái quát về văn tự sự
I- Đặc điểm
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
– Sự việc
– Nhân vật
– Cốt truyện
– Người kể
II– Yêu cầu của bài văn tự sự
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
– Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
– Trình bày bài văn theo bố cục mạch lạc gồm 3 phần.
– Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
– Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
– Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
 B- Lập dàn ý bài văn tự sự
I – Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
 
=> Bài học:
Để chuẩn bị viết 1 bài văn tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
+ Xđ đề tài, chủ đề
+ Dự kiến phần đầu – kết thúc truyện
+ Tưởng tượng các n/v theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự kiện tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện
II – Lập dàn ý
1. Kết cấu: 3 phần
– Mở bài:
– Thân bài:
– Kết bài:
=> Ghi nhớ ( SGK)
2. Luyện tập:
* Với đề bài số1:
– MB: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp 1 cán bộ CM.
– TB: + Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng…
+ Khí thế CM sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật… (…)
– KB:
* Với đề bài số 2:
– MB: Cuộc k/c chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng hằng đêm vẫn xuất hiện một hai cán bộ CM hoạt động bí mật.
– TB:
+ Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ
+ Không khí trong làng căng thẳng. Nhiều người trong làng hoảng sợ. Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật. (…)
– KB:

* Hoạt động Luyện tập:
– Em rút ra được bài học gì trong quá trình  hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
– Làm bài tập 1 – sgk (tr46).
* Hoạt động Vận dụng
– Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em được chứng kiến. Có thể chọn các đề tài: Đôi bạn giúp nhau vượt khó; Một HS mắc sai lầm nhưng đã kịp tỉnh ngộ; Tập thể lớp x quyên góp giúp gia đình gặp nạn ở xã Gia Tân,…
* Hoạt động Mở rộng, bổ sung:
– Hoàn thành bài viết cho đề bài đã chọn (HS làm ở nhà)
– Chuẩn bị bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Tiết 2: (Tiết 13 PPCT)
 
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
A – Mục tiêu cần đạt:  
Về kiến thức: HS nắm được:
– Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
– Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn.
– Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
Về kĩ năng:
– Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
– Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.
Về thái độ và năng lực phát triển:
– Có ý thức lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong khi viết bài văn tự sự. Từ đó hình thành các NL: NL sáng tạo, NL giao tiếp tiếng Việt, NL tạo lập VB.
B – Chuẩn bị của GV và HS:
– GV: Bài soạn, TLTK, TL hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN.
– HS: Đọc bài và chuẩn bị theo yêu cầu của sgk.
C – Các bước lên lớp:

  1. 1. Ổn định lớp – Ktra sĩ số
  2. 2. Ktra bài cũ: Trước khi lập dàn ý bài văn tự sự, chúng ta phải làm những công việc gì? Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì?
  3. Tổ chức dạy – học bài mới:

* Hoạt động  Khởi động
– GV hỏi: Để viết 1 VB tự sự có kết quả tốt, sau bước lập dàn ý chúng ta phải làm gì?
– HS: Phát biểu quan điểm cá nhân.
– GV: Tổng hợp các ý kiến và định hướng:
Bước tiếp theo của lập dàn ý, người viết phải lựa chọn đc những sự việc và chi tiết tiêu biểu. Muốn vậy, cần hiểu bản chất của các khái niệm và kĩ năng lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu rút ra từ vốn sống, vốn đọc, kết hợp với tưởng tượng sáng tạo của mỗi người…
* Hoạt động  Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu
– GV: yêu cầu HS đọc SGK. Sau đó lấy VD trong các VB tự sự HS đã học để minh hoạ
– GV: VD trong Chiến thắng Mtao Mxây
– HS: Lấy VD ở Truyện ADV và MC – TT
Thế nào là chi tiết? chi tiết tiêu biểu? Cho ví dụ?
 
– HS: Tiếp tục cho những VD và chỉ rõ các chi tiết tiêu biểu
 
 
 
 
 
 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách chọn SV, chi tiết tiêu biểu
– HS: Trên cơ sở các câu hỏi đã được chuẩn bị ở nhà, lần lượt trả lời các câu hỏi.
 
 
 
 
 
 
– GV: Gợi ý bằng các câu hỏi
? Theo cốt truyện trên, phần nào cần có những sự việc, chi tiết tiêu biểu.
? Trong phần thân bài, SV nào tiêu biểu nhất cần được lựa chọn
 
? Từ những việc làm trên, anh (chị) hãy nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
* Hoạt động 3 : Kết luận.
 
I – Khái niệm
1. Sự việc
– Là ” cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác”
– Sự việc tiêu biểu:
VD: trong Chiến thắng Mtao Mxây
=> Sự việc: 1 – ĐS và M giao chiến
2 – ĐS cùng nô lệ trở về
3 – ĐS mở tiệc ăn mừng chiến thắng
2. Chi tiết tiêu biểu
– Chi tiết
– Chi tiết tiêu biểu
VD:
SV 1: Bao gồm
– ĐS khiêu chiến với M
– ĐS múa khiến nứt 3 quả đồi
– ĐS mộng thấy ông trời chỉ cho cách hạ gục M
SV3:
– Thịt treo đen nhà
– ĐS ăn không biết no…
II – Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
– Tác giả dân gian kể chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đ/n của ông cha ta.
– Đó là chi tiết tiêu biểu vì: Tiền đề cho các chi tiết sau, nếu bỏ đi -> câu chuyện sẽ không liền mạch:
+ TT làm thế nào mà tìm được Mị châu?
+ Cha con ADV sẽ không cùng đường.
2. Kể tiếp chuyện Lão Hạc
VD:
– Anh tìm gặp ông giáo, được nghe kể về cha mình, theo ông đi viếng mộ chaư
– Ông giáo vẫn ở trong ngõ nhỏ, ngôi nhà gianh xiêu vẹo song ông đã là một thành viên tích cực của chính quyền CM
– Ông giáo ngạc nhiên -> sững sờ-> vui mừng khi nghe con trai Lão Hạc kể về quãng đời khi xa quê, tham gia CM.
– Người con trai lắng nghe ông giáo kể chuyện cha mình: Thương xót, khóc, đau đớn..
 
3. Kết luận: cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
(Ghi nhớ – tr62)
 
* Hoạt động Luyện tập:
Đọc và phân tích các sự việc và chi tiết tiêu biểu trong truyện ngắn “Hòn đá xù xì” của Giả Bình Ao?
 
 
? Qua đó, em rút ra những bài học gì khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
III – Luyện tập:
– Không thể bỏ SV hòn đá xấu xí được xđ là rơi từ vũ trụ xuống. Vì:
+ SV trên có vai trò chuẩn bị cho SV ở phần kết thúc truyện góp phần miêu tả diễn biến tâm trạng của n/v cũng như sáng tỏ chủ đề VB
– Bài học:
Chọn những SV, chi tiết có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách n/v và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.

* Hoạt động vận dụng:
– Phân tích sự việc và chi tiết trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”
– Làm bài tập 2 (sgk – tr64) (HS làm ở nhà)
* Hoạt động mở rộng:
– Tưởng tượng sự việc vua An Dương Vương cầm “sừng tê bảy tấc” đi theo Rùa Vàng xuống thủy cung với những chi tiết cụ thể rồi viết thành một bài văn tự sự (Khoảng 1 trang giấy).
– Chuẩn bị bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Tiết 3: (Tiết 14 PPCT)
 
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
(Tự học có hướng dẫn)
A – Mục tiêu cần đạt:

  1. Về kiến thức: HS nắm được:

– Yếu tố miêu tả, biểu cảm và vai trò của chúng trong bài văn tự sự.
– Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của chúng đối với việc MT và BC trong bài văn tự sự.

  1. Về kĩ năng:

– Nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố MT và BC trong một số văn bản tự sự.
– Biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng khi trình bày các chi tiết, sự việc.
– Biết vận dụng các kiến thức trên để đọc – hiểu các VB tự sự đc giới thiệu trong phần Văn học và các VB tự sự ngoài SGK.
– Thực hành viết VB tự sự có sử dụng yếu tố MT và BC, vận dụng kĩ năngquan sát, liên tưởng, tưởng tượng.

  1. Về thái độ và các NL cần hình thành: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi viết bài văn tự sự; hình thành NL giao tiếp tiếng Việt, NL sáng tạo, NL tạo lập VB.

B – Chuẩn bị của GV và HS:
– GV: SGK, TLTK, Giáo án
– HS: Đọc sgk và trả lời các CH yêu cầu.
C- Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp – Ktra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS bằng việc gọi 1 – 2 HS đọc phần bài làm của mình (Đề bài đã giao từ tiết trước: Tưởng tượng sự việc vua An Dương Vương cầm “sừng tê bảy tấc” đi theo Rùa Vàng xuống thủy cung với những chi tiết cụ thể rồi viết thành một bài văn tự sự (Khoảng 1 trang giấy).
  3. Tổ chức dạy – học bài mới:

* Hoạt động  Khởi động
GV chỉ ra những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã được HS sử dụng trong phần bài làm của mình (ở phần Ktra bài cũ). Từ đó, dẫn dắt vào nội dung của bài học.
* Hoạt động  Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
– HS: Ôn lại những kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn THCS và trả lời câu hỏi:
– Thế nào là miêu tả, biểu cảm?
Cho một vài VD.
 
 
 
 
 
 
– GV: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác với miêu tả và biểu cảm trong văn bản miêu tả và biểu cảm.
– HS: Suy nghĩ, tìm tòi, trả lời.
 
– GV: đọc một số đoạn văn tự sự có kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
(TLTK: Văn học và tuổi trẻ )
– HS: Theo dõi, nhận biết và chỉ ra những yếu tố BC và MT được sử dụng trong đoạn văn TS trên.
 
 
– GV: Cần căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
 
 
 
 
 
– GV: Gọi HS đọc đoạn văn bản ở câu hỏi 4 – SGK
– Giải thích vì sao có thể coi đoạn trích văn bản tự sự dưới đây rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
+ xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản
+ Các yếu tố đó đóng góp gì vào hiệu quả tự sự của đoạn trích?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tương đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
– GV: Nêu CH và hướng dẫn HS tự học
– Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kỹ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao?
– HS: Thảo luận, trình bày quan điểm, lí giải, thuyết phục.
* Hoạt động 3: Kết luận
 
I – Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
1. Thế nào là miêu tả, biểu cảm?
– Miêu tả là dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc nghe hình dung ra được đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho đối tượng nói đến như hiện ra trước mắt.
– Biểu cảm là trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
2. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
a. Điểm giống và khác giữa miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm
* Miêu tả:
+ Giống ở cách thức tiến hành.
+ Khác: Nó không chi tiết, cụ thể mà chỉ là miêu tả khái quát của sự vật, sự việc, con người để truyện có sức hấp dẫn.
 
* Biểu cảm:
+ Giống nhau: Cũng ở cách thức tiến hành.
+ Khác: ở tự sự chỉ là những cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết là tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người đọc, người nghe.
b. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
– Căn cứ vào sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện.
– Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả.
3. Nhận diện và phân tích yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
– Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cùng sự đóng góp nâng cao giá trị của đoạn trích.
+ Miêu tả:
Suối reo hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc.
Một lần từ phía mặt đầm lấp lánh…ánh sáng
Nàng vẫn ngước mắt lên…nhà trời.
+ Biểu cảm:
Tôi cảm thấy có gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi.
Còn tôi, tôi nhìn…cao đẹp
Tôi tưởng đâu…thiêm thiếp ngủ.
-> Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm:
– Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao trên trời, chỉ còn nghe thấy tiếng suối reo.
– Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhưng anh ta vẫn giữ được mình.
II – Quan sát, liên tưởng, tưởng tương đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III- Kết luận
(Ghi nhớ – tr 76)

* Hoạt động Luyện tập – Vận dụng:
– Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã để lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch…).
* Hướng dẫn học bài:
– Học thuộc phần ghi nhớ
– Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
 
Tiết 4: (Tiết 15 PPCT)
Hướng dẫn tự học:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 
A – Mục tiêu cần đạt:

  1. Về kiến thức: HS nắm đ­ược:

– Đoạn văn, nội dung, nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự.
– Vị trí của các đoạn văn trong văn bản tự sự,

  1. Về kĩ năng:

– Viết đoạn văn tự sự kể về s­ự việc cho tr­ước hoặc tự mình xác định.
– Sử dụng các phư­ơng tiện liên kết câu để đoạn văn đ­ược mạch lạc, chặt chẽ.

  1. Về thái độ và năng lực phát triển: Có ý thức viết đoạn văn theo đúng ph­ương thức biểu đạt. Từ đó, hình thành NL tạo lập VB và sử dụng TV có hiệu quả.

B – Chuẩn bị của GV và HS:
– GV: SGK, TLTK, Thiết kế bài học.
– HS: Đọc SGK và trả lời các câu hỏi + làm bài tập theo yêu cầu
C- Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp – Ktra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của HS (liên quan tới bài tập đã giao từ tiết trước), nhận xét – đánh giá và cho điểm 2-3 HS.
  3. Tổ chức dạy – học bài mới:

* Hoạt động  Khởi động
GV đọc 1-2 đoạn văn của HS (đã được chuẩn bị từ tiết trước với đề bài: Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã để lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch…), yêu cầu HS nhận xét về ND và HT của đoạn văn đó, từ đó GV dẫn dắt vào bài mới.
* Hoạt động  Hình thành kiến thức

HĐ của GV và HS Nội dung cơ bản
* HĐ 1: Tìm hiểu chung
– GV: Yêu cầu HS nêu đặc điểm của đoạn văn (đã học ở CT THCS)
– HS: Tự ôn tập, trình bày
 
 
 
– GV: Có những loại đoạn văn nào? Căn cứ để phân loại?
– HS: Tự ôn tập, trình bày
 
 
– GV: Đoạn văn có thể có những ND nào
– HS: Trình bày
– GV: Chỉ ra bằng 1 số VD
 
* HĐ 2: Cách viết đoạn văn trong bài tự sự
 
– GV: Gọi 2 HS đọc 2 đoạn văn (mở đầu – kết thúc) trong Rừng xà nu
– HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi 1. a; 1b
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– GV: Nêu tiếp Câu hỏi 2a – SGK
 
– GV: Gợi ý HS viết tiếp
 
 
– GV: Câu hỏi 3 – SGK
 
 
 
I- ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Đặc điểm của đoạn văn
– BP của VB
– ND: d/đ 1 ý trọn vẹn -> h­ướng chủ đề VB
– HT: có 1 câu chủ đề – các câu khác triển khai
– Gồm: 1 hoặc nhiều câu
VD:(tr 76,77)
2. Các loại đoạn văn tự sự (nhiệm vụ)
– Đoạn văn mở bài: giới thiệu
– Đoạn văn thân bài: diễn biến
– Đoạn văn kết bài: kết thúc câu chuyện
VD: ” Hòn đá xù xì” (tr63)
3. Nội dung của đoạn văn
– Tả cảnh: Tr 76
– Tả ngư­ời: tr 49
– Kể việc: tr 63, 66
– Biểu cảm: tr 52
– Tổng hợp: tr 59
II. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
1: Tìm hiểu đoạn văn trích dẫn về “RXN”
a – Các đoạn văn dẫn t/h đúng, rõ những dự kiến của tg
– ND của 2 đoạn văn giống nhau và khác nhau
+ Giống: Cảnh rừng xà nu -> nổi bật chủ đề -> kết cấu vòng tròn – mở, kết hô ứng – đảm bảo tính chặt chẽ -> gợi mở những suy nghĩ cho ng­ười đọc.
+ Khác:
Đoạn mở đầu: Cảnh rừng xà nu đ­ược miêu tả chi tiết, tạo hình -> Lôi cuốn
Đoạn kết: RXN xa mờ -> đọng lại trong lòng ng­ười đọc những suy ngẫm lắng sâu về sự bất diệt của vùng đất, của sức sống con người.
b. Bài học:
– Nêu dự kiến mở bài – kết bài chặt chẽ, lôi cuốn
– MB và KB có thể giống nhau về đối t­ượng trình bày hoặc có thể khác nhau nh­ưng đều phải làm nổi bật chủ đề.
2: Tìm hiểu một đoạn văn tự sự về hậu thân chị Dậu
a. Thuộc phần thân bài: PT của ” tr/ngắn” mà bạn có định viết (chị Dậu về làng vào thời điểm CMT8 nổ ra)
b. Lúng túng: – Tả cảnh (1)
– T/h tâm trạng của chị Dậu (2)
3: Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:
+ Cần huy động năng lực quan sát, liên t­ưởng, tư­ởng t­ượng, vốn sống…kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm.
+ Cần sd các p/tiện lk câu -> đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ
* Hoạt động Luyện tập
– GV: yêu cầu 3 HS lên trình bày bảng; các HS khác theo dõi và nhận xét.
– GV: Chốt lại
III – LUYỆN TẬP
* Bài tập 1:
a. SV: P. Định – cô TNXP thời chống mĩ – đang phá bom mở đ­ường ra mặt trận
b. Nhầm lẫn ngôi kể: ” Tôi” – ” Cô”
c. Bài học: Nhất quán về ngôi kể

* Hoạt động vận dụng:
Hãy viết đoạn văn mở bài cho đề văn sau:
Đề bài: Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình
* Đoạn văn tham khảo: Đoạn mở bài
Thế là đã ba ngày đêm tôi bị nhốt vào đây, vào chiếc lồng thật kinh khủng này. Ba ngày tôi không ăn không uống, người mệt rũ rượi, nhưng không còn bụng dạ nào để ăn uống nữa. Sau những lần tung chân đạp vào lồng một cách dữ dội, tôi nằm xoã cánh bất lực. Nỗi nhớ bạn bè và bầu trời cao xanh lộng gió cào xé trong tôi …. Và tất cả câu chuyện kinh hoàng xảy ra với tôi hôm ấy hiện lên rất rõ.
* Hư­ớng dẫn học bài:
– Học thuộc phần ghi nhớ
– Chuẩn bị bài Tóm tắt văn bản tự sự (trả lời các câu hỏi và BT trong sgk)
 
Tiết 5: (Tiết 16 PPCT)
 
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A – Mục tiêu bài học:

  1. Về kiến thức: HS nắm được:

– Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính.
– Cách thức tóm tắt VB tự sự dựa theo nhân vật chính.

  1. Về kĩ năng:

– HS tóm tắt được các VB tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian, truyện trung đại) theo nhân vật chính.
– Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.

  1. Về thái độ và NL hình thành:

– Thái độ: có ý thức tóm tắt các VBTS đã đọc, đã học.
– Hình thành NL sáng tạo, NL hợp tác, NL tạo lập VB.
B- Chuẩn bị của GV và HS:
– GV: SGK, TL Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT – KN, Thiết kế bài học (giáo án).
– HS: Sgk; Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
C – Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp – Ktra bài cũ
  2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
  3. Tổ chức dạy – học bài mới:

* Hoạt động  Khởi động
– GV nêu câu hỏi: Xác định nhân vật chính của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy?
– HS: Phát biểu quan điểm cá nhân
– GV: Gọi 2 HS tóm tắt VB trên theo 2 nhân vật mà các em đã lựa chọn. Từ đó, dẫn dắt vào bài mới
* Hoạt động  Hình thành kiến thức

HĐ của GV và HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
– GV: Yêu cầu HS nhắc lại những hiểu biết về tóm tắt TP tự sự
+ Thế nào là tóm tắt TP tự sự?
+ MĐ và tác dụng của việc TT?
+ Cách tóm tắt?
+ Yêu cầu của việc TT?
– HS: Thảo luận nhóm đôi, lần lượt trả lời từng ý
– GV: cung cấp thêm những hiểu biết về n/v và nhân vật chính.
 
– GV: Tóm tắt chuyện của n/v chính là gì? MĐ của việc tóm tắt đó?
– HS: Căn cứ vào sgk và những hiểu biết cá nhân, trả lời:
* Hoạt động 2:  Cách tóm tắt VBTS
– HS: Đọc và thực hiện các yêu cầu của mục II – SGK
+ Xđ nhân vật chính
+ Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật: ADV, mị châu
– GV: Đọc 1 số bản TT để HS tham khảo và nêu CH: Cho biết cách tóm tắt VBTS dựa theo n/v chính
– HS: Xâu chuỗi, suy nghĩ tìm câu t/l
– GV: tổng hợp các ý kiến và KL:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH
 
1. Nhân vật
– Nhân vật VH: người, đồ vật, con vật…được nhà văn xây dựng trong TP nhằm p/á c/s và thể hiện tư tưởng, t/c, thái độ của nhà văn.
– Nhân vật chính: n/v quan trọng ( thường có tần  số xuất  hiện nhiều lần ( gắn bó trực tiếp với việc thể hiện chủ đề của TP
2. Tóm tắt văn bản tự sự theo n/v chính:
Là viết hoặc kể lại 1 cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với n/v đó.
3. Mục đích của việc tóm tắt
Nắm vững tính cách và số phận của các nhân vật chính.
II – CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH
 
1. Xác định nhân vật chính
– An Dương Vương
– Mị Châu
– Trọng thuỷ
 
 
2. Kết luận:  Về  cách thức tóm tắt truyện theo nhân vật chính.
– Mỗi n/v chính gắn với 1 số sự việc cơ bản của cốt truyện. Để nắm vững tính cách và số phận n/v, cần tóm tắt các sự việc chính của n/v. Tóm tắt truyện theo n/v chính là viết hoặc kể lại 1 cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xay ra với n/v đó.
– Muốn TT chuyện của n/v chính cần đọc kĩ VB, xđ được n/v chính và các sự việc cơ bản liên quan tói n/v ấy, sau đó dùng lời văn của mình viết thành VB tóm tắt.
* Hoạt động Luyện tập
+ BT 1:
– GV: Hướng dẫn HS luyện tập theo các bài SGK đã cho
* BT 1:
– HS: Đọc 2 VB tóm tắt
– Thực hiện các yêu cầu ở dưới (phần a, b)
 
 
 
+ BT 2 :
– GV chia lớp thành 3 nhóm tóm tắt truyện theo nhân vật (mỗi nhóm tóm tắt dựa theo một nhân vật)
– HS: Thực hành tóm tắt theo y/c của GV
– GV: Gợi ý bằng các câu hỏi. Chẳng hạn:
+ TT có phải là 1 n/v chính của TP không?
+ TT từ đâu đến, có quan hệ với ai, đã làm những việc gì và kết cục như thế nào?
III – LUYỆN TẬP:
* Bài tập 1:
a)
– Bản 1 tóm tắt toàn bộ câu chuyện để giúp ng đọc hiểu và nhớ VB
– Bản 2 tóm tắt từ ” Chàng Trương đi đánh giặc” đến ” thì không kịp nữa”. Đoạn tóm tắt này được dùng làm d/c để làm sáng tỏ 1 ý kiến.
b)
– Bản TT 1 tóm tắt đầy đủ câu chuyện
– Bản 2 chỉ lựa chọn 1 số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ 1 ý kiến.
* Bài tập 2:
Tóm tắt Truyện ADV và MC – TT theo 3 nhân vật (ADV, Mị Châu, Trọng Thuỷ)
Các bước tiến hành:
– Tìm chi tiết liên quan đến n/v
– Thực hành viết thành VB tóm tắt:
– Trình bày bản tóm tắt trước tập thể lớp.
 
 

* Hoạt động vận dụng:
Tóm tắt truyện cổ tích “Tấm Cám” theo nhân vật Tấm
* Hướng dẫn học bài:
– Chuẩn bị: Uy-lít-xơ trở về” (Đọc kĩ VB, trả lời câu hỏi ở phần HDHB)
– Chuẩn bị viết bài làm văn số 2 – Văn tự sự
 
 
ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
CHO CHỦ ĐỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
 
 
Tiết 20, 21 PPCT   BÀI VIẾT SỐ 2: VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ
(Thời gian: 2 tiết- trên lớp)
I- MỤC TIÊU BÀI VIẾT:

  1. Về Kiến thức: Vận dụng KT và KN đã học để viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  2. Về kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng làm văn NL có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
  3. Về thái độ và năng lực:

– Thái độ:  + Biết trân trọng, quý mến tình cảm gia đình, tình cảm với người thân; biết nâng niu những kỉ niệm đáng quý.
+ Làm bài nghiêm túc.
Năng lực: Thu thâp thông tin, xử lí các tình huống đặt ra, phát biểu ý kiến cá nhân, sử dụng ngôn ngữ, NL tạo lập văn bản.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
– GV: Chọn KT phù hợp với HS để ra đề, chuẩn bị đề chu đáo
– HS: chuẩn bị tốt về KT và tinh thần để viết bài.
III- CÁC BƯỚC LÊN LỚP

  1. Ổn định lớp – Ktra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ: Không
  3. Viết bài.

– Kiểu bài : Tự sự
– Kết cấu đề: Hai phần: Phần I (3 điểm) Kiểm tra kiến thức tổng hợp. Phần II (7 điểm) – Tự luận

  1. Ma trận đề:
Mức  độ
 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Chủ đề Mức độ thấp      Mức độ cao
I. Đọc – hiểu
(3 điểm)
Trình bày thông tin về văn bản
(tác phẩm, thể loại, chi tiết nghệ thuật…)
Hiểu đặc trưng cơ bản của thể loại, các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt. Khái quát nội dung, ý nghĩa của đoạn văn.  
Số câu
Điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
1
1,0
10%
  4
3,0
30%
II. Làm văn
(7 điểm)
Tạo lập bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Xác định đúng yêu cầu của đề.
– Nắm được những yêu cầu của bài làm văn tự sự.
– Nêu được khái quát  cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân.
– Xây dựng được bố cục của bài văn tự sự.
– Vận dụng những kiến thức về văn tự sự để kể lại hoặc tưởng tưởng một câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất.
 
 
 
 
 
 
 
– Biết viết bài văn tự sự theo ngôi kể thứ nhất.
– Tổng hợp những kiến thức về văn tự sự và tự nhận thức của bản thân để kể hoặc tưởng tượng lại một câu chuyện.
– Cảm tưởng và suy nghĩ có giá trị biểu cảm. Rút ra bài học.
 
Số câu
Điểm
Tỉ lệ
 
1,5
15%
 
1,5
15%
 
1,0
10%
 
3,0
30%
1
7,0
70%
T.S câu
Tổng điểm
Tỉ lệ
 
 
2,0
20%
 
 
3,0
30%
 
 
2,0
20%
 
 
3,0
30%
5
 
10,0
100%

 
 
B- ĐỀ BÀI.
 
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1)…  rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn (2)… thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu..
Câu 1. Điền tên nhân vật thích hợp mà em đã được học vào các dấu ba chấm. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 3. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) nêu cảm nhận của em về một trong hai nhân vật được nói đến trong đoạn trích. (1,0 điểm)
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình theo ngôi kể thứ nhất.
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10 – BÀI SỐ 2
 
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: (1) Đăm Săn, (2) Mtao Mxây
– Điểm 0,5: trả lời đúng như trên
– Điểm 0,25: trả lời đúng 1 trong 2 ý trên
– Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Phóng đại, liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc câu.
– GV cho 0,25 điểm với mỗi biện pháp nghệ thuật vừa nêu. Nhưng tổng số điểm câu 2 là không quá 1,0
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
– Điểm 0,5: trả lời đúng như trên
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: HS chọn 1 trong 2 nhân vật để bày tỏ cảm nhận. HS có thể có nhiều cảm nhận khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo được các ý: Đăm Săn là người anh hùng có sức mạnh phi thường, tài năng xuất chúng, dũng cảm, tự tin vào bản lĩnh của mình. Mtao Mxây hèn nhát, bị động, càng múa càng tỏ ra hèn kém, động tác thiếu chính xác…
– Điểm 1,0: Nêu cảm nhận cá nhân đạt được các ý trên.
– Điểm 0,5: Nêu cảm nhận còn chung chung, chưa rõ ý.
– Điểm 0: Cảm nhận sai hoặc không có câu trả lời
 
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
*  Yêu cầu về kĩ năng:
HS biết làm bài văn tù sù, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lựa chọn được những sự việc, chi tiết tiêu biểu, kết hợp miêu tả và biểu cảm trong khi kể chuyện; bài làm phải đảm bảo đúng, đủ nội dung cốt truyện. Kể theo lời văn của mình với ngôi kể thứ nhất; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có những sáng tạo riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lý, chặt chẽ và hấp dẫn. Cơ bản cần nêu được các ý chính sau:
– Kỉ niệm với ai trong gia đình và kỉ niệm đó là gì?
– Diễn biến của câu chuyện (nay đã thành kỉ niệm):
+ Hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
+ Kết thúc câu chuyện
– Vì sao câu chuyện đó để lại kỉ niệm sâu sắc đối với người kể chuyện?
– Tình cảm của người kể chuyện với người thân trong câu chuyện
– Bài học từ kỉ niệm đó.
 
 
 
————– Hết————
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *