Tiết 55
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức: Nắm vững khái niệm, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh và biết cách xây dựng kết cấu của văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng: Có kĩ năng lựa chọn và xây dựng kết cấu phù hợp với đối tượng thuyết minh.
3.thái độ: Có ý thức vận dụng các dạng kết cấu để tạo lập hiệu quả các văn bản thuyết minh trong giao tiếp.
Chuẩn bị bài học
1.Phương tiện dạy học:
– HS: SGK, tranh ảnh, băng đĩa ,clip…
– GV: Giáo án, sgk,sgv,máy chiếu, …
2.Phương pháp dạy học: Truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, thực hành, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học….
TRƯỚC LỚP HỌC
-Nhiệm vụ học tập cho hoạt động hình thành kiến thức:
HS đọc hai văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( Tổ 1-2 ) và Bưởi Phúc Trạch ( tổ 3-4 ).
Xác định nội dung chính và trình tự sắp xếp.
-Nhiệm vụ học tập cho hoạt động khởi động , luyện tập, vận dụng:
4 tổ lựa chọn đối tượng thuyết minh theo năng lực, sưu tầm tư liệu về đối tượng thuyết minh để chuẩn bị cho hoạt động luyện tập;
Nhóm ( tổ ) 1-2: Thuyết minh về trường THPT Kim Xuyên có hình ảnh và thuyết minh bằng lời nói.
Tham gia hoạt động khởi động: Nhóm ( tổ ) 3-4: Thuyết minh về một nét văn hóa độc đáo ở địa phương, có trình chiếu và thuyết minh bằng lời nói.
Tham gia hoạt động vận dụng.
Hình thức: Học theo lớp, theo nhóm
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Trong lớp học
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Vượt qua thử thách.
– Mục đích: thu hút sự tập trung chú ý , tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức cũ, kiên thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
-Phương pháp:trực quan , trải nghiệm.
– Thời gian : 5 phút.
Hoạt động của Gv và HS | Kiến thức cơ bản |
HS: Thuyết minh về: – Một văn hóa có ở địa phương – Một đoạn quảng cáo nào đó mà em thích – Về mái trường THPT Kim Xuyên giàu văn hóa và truyền thống học tập. ( Nhắc HS nhớ từng nội dung văn bản ) GV: Định hướng HS nhớ lại kiến thức , trình bày suy nghĩ cá nhân cho câu hỏi: -Văn bản thuyết minh là gì ? -Nêu những yêu cầu cơ bản của văn bản thuyết minh “? |
( Căn bản HS đưa ra được những nội dung căn bản của văn bản thuyết minh và những yêu cầu của văn bản thuyết minh ) -Văn bản thuyết minh: Giới thiệu, trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, khách quan giá trị của sự vật hiện tượng, thuộc tự nhiên, xã hội, con người. -Yêu cầu: Tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực, hữu ích với con người; trình bày chính xác , rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. |
2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
-Mục đích: hình thành cho HS khái niệm, yêu cầu , các hình thức kết cấu và cách xây dựng kết cấu của văn bản thuyết minh.
–Phương pháp: truyền đạt trực tiếp , phân tích mẫu, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề thảo luận.
-Thời gian : 20 phút.
Hoạt động của Gv và HS | Kiến thức cơ bản |
Gv: Định hướng Dựa vào văn bản thuyết minh: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hỏi: – Em hiểu thế nào là kết cấu ? Kết cấu của văn bản là gì? HS: Trình bày theo nhóm treo trình tự thời gian GV: Nêu vấn đề: Tại sao tác giả lại lựa chọn những nội dung chính đó? Tại sao lại sắp xếp kết cấu như vậy? HS: Lí giải ( Gv có thể kết hợp cùng HS lí giải vấn đề) Lễ hội: có hai phần lễ và hội.Hội thổi cơm là phần khai hội. Có thể nói Nội dung thuyết minh cần được sắp xếp theo trình tự thời gian, nội dung nào diễn ra trước thì thuyết minh trước, nội dung nào sau thì thuyết minh sau. GV: Kết cấu của văn bản thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì? HS: phán đoán, suy luận GV kết luận GV trình chiếu các dạng kết cấu của văn bản thuyết minh. Yêu cầu HS xác định văn bản thuyết minh bưởi Phúc Trạch thuộc kết cấu nào? HS: Theo nhóm trình bày nội dung ( trình chiếu lên bảng theo yêu cầu về nhà ). Xác định dạng kết cấu. Cụ thể: -Đối tượng thuyết minh: Bưởi Phúc Trạch- trái cây nổi tiếng, -Mục đích thuyết minh: giúp người đọc đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch. -Nội dung chính: +Giới thiệu nguồn gốc, nét đọc đáo. + Mô tả đặc điểm: ngoài, bên trong, hương vị. +Giá trị: bổ dưỡng. + sự nổi tiếng. => Hình thức kết cấu theo trình tự thời gian. |
I.Kết cấu của văn bản thuyết minh 1.Khái niệm a.Ví dụ: Kết cấu của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân *.Giới thiệu: Thời gian, địa điểm, nét độc đáo. *.Mô tả diễn biến: – Dâng hương khai hội: + Tiếng chiêng điểm ban hồi. + Các đội xếp hàng dâng hương. –Thi nấu cơm: + Chuẩn bị: lấy lửa, chuẩn bị gạo, lấy nước. + Thổi cơm: nồi cơm treo, cầm cần, cầm đuốc, lửa bập bùng. -Chấm thi: thời gian, tiêu chí chấm, cách thức chấm. *,Ý nghĩa của lễ hội: Lễ hội Thổi cơm thi ở Đồng Vân gắn liền với truyền thống đánh giặc của cha ông; là sân chơilanhf mạnh, bổ ích có tác dụng giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc. Văn bản được kết cấu theo trình tự thời gian. b.Khái niệm: kết cấu của văn bản thuyết minhlaf cách tổ chức, sắp xếp những nội dung cơ banrtheo một trình tự nào đó để giới thiệu về sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội con người. 2.Yêu cầu của văn bản thuyết minh: – Phù hợp với đối tượng thuyết minh, mục đích thuyết minh và người tiếp nhận. -Chặt chẽ, chính xác , khoa học II.Các dạng kết cấu của văn bản thuyết minh: -Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. – Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó ( bên trên, bên dưới, bên trong, bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát ) -Theo trình tự logic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau ( nguyên nhân- kết quả, Chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,,,, ) -Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. |
3.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục đích:Rèn luyện kĩ năng lựa chọn và xây dựng kết cấu của văn bản thuyết minh.
– Phương pháp: Thực hành, dạy học bằng tình huống.
-Thời gian: 15 phút.
Hoạt động của Gv và HS | Kiến thức cơ bản |
-Gv hướng dẫn HS đọc văn bản, thảo luận theo nhóm ( bàn ) xác định hình thức kết cấu nào là hợp lí? -Gv và HS cùng đưa ra kết luận |
III. Luyện tập. Bài tập 1. -Chọn hình thức kết cấu 3 và 4 không chọn hình thức kết cấu 1 va 2. -Đâz chỉ là thuyết minh gới thiệu về bài thơ chứ không phải phân tích bài thơ nên không cần phải đi quá sâu vào từng câu, từng hình ảnh…. Bài tập 2 -Khi gới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước có thể dựa trên các nội dung sau: +Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích. + Miêu tả vẻ đẹp của di tích. + Ý nghĩa, giá trị của di tích. -Có thể sắp xếp theo trình tự như trên nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa- gần, ngoài-trong…. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
– Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học, năng lực nghiên cứu,sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học.
– Phương pháp: Tự học, thuyết trình.
-Thời gian: 5 phút.
Hoạt động của Gv và HS | Kiến thức cơ bản |
Gv cho HS trình chiếu đoạn Clip thuyết minh về mái trường THPT Kim Xuyên giàu văn hóa và truyền thống học tập. -Các tổ góp ý xây dựng cho đoạn Clip của nhóm được phân công thuyết minh về mái trường THPT Kim Xuyên giàu văn hóa và truyền thống học tập. |
Trình chiếu Clip thuyết minh về mái trường THPT Kim Xuyên giàu văn hóa và truyền thống học tập. |
SAU LỚP HỌC
5.HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
– Mục đích: Giúp HS tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp.
- Phương pháp: Tự học, thực hành.
-Thời gian: Làm ở nhà
Nội dung yêu cầu:
+ Sưu tầm một văn bản thuyết minh trên truyền hình và chỉ ra kết cấu của văn bản đó. Lí giải rõ vì sao văn bản đó lại được kết cấu như vậy? Phát hiện điểm chưa hợp lí và nội dung cần bổ sung trong kết cấu nếu có.
+ Hãy xây dựng kết cấu và viết một văn bản thuyết minh mà em đã, sẽ sử dụng trong thực tiễn giao tiếp.
+ Nhiệm vụ nối tiếp: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn bị cho bài: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
GV: Hứa Tuấn Anh
Mình là giáo viên dạy ngữ văn. Với thời gian phân bổ trên lớp thì liệu cả 5 hoạt động như trên có ổn không? Mình nghĩ không thể hoàn thành được