Giáo án Ngữ văn 11 theo chủ đề :Đọc hiểu truyện hiện đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11 

CHỦ ĐỀ :ĐỌC- HIỂU TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

– Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích trong chủ đề.
– Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của truyện Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945
– Bước đầu nhận biết sự giống nhau và khác nhau giữa truyện trung đại và hiện đại trên một số phương điện như đề tài, thể loại, ngôn ngữ, nhân vật, trần thuật…
– Biết cách đọc – hiểu một văn bản truyện hiện đại.
– Vận dụng được những hiểu biết về truyện hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình SGK.
Từ đó HS có thể hình thành những năng lực sau:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
– Năng lực đọc – hiểu truyện hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
 

  BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “ĐỌC HIỂU  TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ”

 

NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO
– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại… – Lý giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm – So sánh các phương diện của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật với các tác phẩm có cùng đề tài hoặc cùng thể loại, cùng phong cách của tác giả
– Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể – Hiểu được ảnh hưởng của giọng kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – Khái quát đặc điểm, phong cách của tác giả từ tác phẩm cụ thể – Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.
 
– Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo – Lý giải được sự phát triển và mối quan hệ của các sự kiện – Chỉ ra được các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm cụ thể – Biết tự đọc và khám phá chiều sâu giá trị của tác phẩm mới cùng thể loại hoặc cùng phong cách nghệ thuật.
– Nhận diện hệ thống nhân vật (xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ…) – Giải thích, phân tích đặc điểm về bình diện xã hội, tính cách, số phận nhân vật. Từ đó khái quát chung về nhân vật – Trình bày cảm nhận chung về tác phẩm – Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân (yêu cuộc sống, trân trọng cái đẹp, cái thiện sống có ý nghĩa,…)
– Phát hiện và nêu được tình huống truyện. – Phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện – Thuyết trình về tác phẩm, làm nổi bật những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. – Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch…)
– Nghiên cứu khoa học, dự án.
– Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm, đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện – Lý giải được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật và biện pháp tu từ

 

Câu hỏi định tính và định lượng
– Trắc nghiệm khách quan về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật,…
– Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải về ý nghĩa nhan đề tác phẩm, ý nghĩa một chi tiết trong tác phẩm …)
– Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm, về nhân vật trong tác phẩm, trình bày những kiến giải riêng về cách hiểu một chi tiết trong tác phẩm …)
– Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: chú ý đến những chi tiết đặc sắc, tâm lí của nhân vật trong tình huống cụ thể …)
Bài tập thực hành
– Hồ sơ của học sinh: tập hợp các sản phẩm thực hành (tranh ảnh thuyết minh về tác giả, tác phẩm, tư liệu ngoài sgk về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật)
– Bài tập dự án (So sánh về phong cách nghệ thuật của các tác giả trong cùng giai đoạn, so sánh về đặc trưng thể loại trong giai đoạn ở những tác giả khác nhau …)
– Trình bày miệng (thuyết trình, đọc diễn cảm, kể sáng tạo, đóng vai kể lại truyện, trao đổi, thảo luận về những vấn đề trong tác phẩm và liên quan đến tác phẩm)

 

Câu hỏi/ Bài tập minh họa

Văn bản : HAI ĐỨA TRẺ

                       (Thạch Lam)
 

Nhận biêt Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
1.  Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm.
2. Xác định hình thức kết cấu truyện trong văn bản.
3. Xác định kiểu cốt truyện trong văn bản.
4. Xác định chủ đề của tác phẩm.
5. Liệt kê các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vât trong tác phẩm .
6. Nhận biết được bút pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng.
1. Giải thích về nhan đề Hai đứa trẻ.
2. Cảm nhận về các đoạn văn tiêu biểu trong truyện.
3. Cảm nhận một chi tiết, hình ảnh mà anh chị thích nhất (Chẳng hạn: Chi tiết đợi tàu,…)
4. Xác địnhc các biện pháp tu từ có trong tác phẩm và tác dụng của nó.
5. Hiểu được những nội dung chính trong tác phẩm.
1. Làm sáng tỏ nghệ thuật ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm tác phẩm.
2. Làm rõ bút pháp trữ tình trong tác phẩm.
3. Qua tác phẩm, đối chiếu với những nhận định về tác giả Thạch Lam (phong cách nghệ thuật độc đáo, hành văn nhẹ nhàng sâu kín, phản ánh tâm hồn tác giả…) và đặc sắc của loại truyện này (Loại truyện như không có cốt truyện…).
1. So sánh truyện Hai đứa trẻ với những tác phẩm hiện thực và lãng mạn cùng thời để thấy được những nét chung và riêng.
2. Làm rõ gía trị cuộc sống /những bài học đạo lý rút ra được từ tác phẩm (yêu cuộc sống, thiên nhiên , quê hương đất nước, sống có ý nghĩa,…)

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

 

       Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Thấp Cao
I. Đọc – hiểu: Tác phẩm “Hai đứa trẻ ” (Thạch Lam)
 
Nhận biết sự việc, thời gian, địa điểm, và hình thức nghệ thuật, trong một đoạn văn cho trước của tác phẩm.
 
– Hiểu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật trong một đoạn văn cho trước của tác phẩm.
 
Vận dụng hiểu biết về tác giả (Cuộc đờì, con người), hoàn cảnh ra đời tác  phẩm để lí giải ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
2
1,0
10%
2
2,0
20%
1
1,0
10%
5
4,0
40%
2. Làm văn
NLVH
– Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật nhà văn vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản
– Liên hệ thực tế xã hội và rút ra bài học
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
6,0
60%
1
6,0
60%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
2
1,0
10%
 
2
2,0
20%
 
1
1,0
10%
 
1
6,0
60%
 
6
10
100%

 

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: 90 phút
 
Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
…” Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hoá, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó “….
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2:(0.5 điểm) Nêu bút pháp nghệ thuật chủ yếu mà tác giả đã sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3: (1 điểm) Nêu nội dung chủ yếu của đoạn văn trên? Em có cảm nhận gì về đời sống nơi đây?
Câu 4: (1điểm) Nhân vật trữ tình trong đoạn tríach trên có tâm trạng gì? Em hiểu gì về tấm lòng nhà văn?
 Câu 5: (1điểm) Đóng góp của tác giả cho nền văn học Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945? Qua đoạn trích trong tác phẩm em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. Làm văn 6,0 điểm):        
Phân tích cảnh đợi tàu và diễn biến tâm trạng của hai chị em Liên và An trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm
I.
Đọc hiểu
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
1 Đoạn văn bản trên thuộc truyện ngắn ” Hai đứa trẻ” rút ra từ tập
” Nắng trong vườn” của nhà văn Thạch Lam.
0,5
2 Giọng điệu câu văn chậm rãi, êm dịu, giàu hình ảnh, nhạc điệu lại vừa uyển chuyển, tinh tế. 0,5
3  – Miêu tả về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo:
+ Cảnh chợ tàn: Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn lại những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị.
+ Con người: Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
– Gợi lên sự tàn lụi, nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của phố huyện.
0,5
 
 
 
 
0,5
4 – Tâm trạng của Liên:
+ Buồn man mác.
+ Cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê hương này.
+ Động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo.
– Tấm lòng của nhà văn: yêu mến quê hương đất nước và xót thương cho những kiếp người nghèo khổ.
0,5
 
 
 
0,5
5 – Thể hiện đặc trưng phong cách nghệ thuật của tác giả Thạch Lam, đóng góp cho nền văn học Việt Nam kiểu truyện như không có cốt truyện.
– Mỗi chúng ta cần có ý thức xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa, tươi sáng cho bản thân và những người xung quanh.
1
II
Làm văn
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ,hai chị em Liên và An, cảnh đợi tàu. 1,0
– Lí do đợi tàu của chị em Liên và mọi người nơi phố huyện:
+ Là để được nhìn thấy sự náo nhiệt cuối cùng của đêm khuya, và với một số người còn là để bán được chút hàng.
+ Đối với chị em Liên: Đoàn tàu có một ý nghĩa đặc biệt. Nó mang tới niềm hi vọng, tưởng nhớ về Hà Nội đầy ánh sáng và sang trọng mà tuổi thơ hai chị em đã trải qua.
+ Con tàu là cả một thế giới khác hẳn, đồng và kền sáng lấp lánh, sang trọng…đối lập hoàn toàn với ngọn đèn con của chị Tí và bóng đêm đen kịt nơi này.
 
0,5
 
0,5
 
 
0.5
– Cảnh đợi tàu:
+ Được miêu tả kĩ lưỡng, tỉ mỉ, cụ thể theo trình tự thời gian, theo diễn biến tâm trạng của hai chị em: Sự xuất hiện của người gác ghi, ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi kéo dài trong gió, tiếng dồn dập của bánh xe xiết mạnh vào đường ray, làn khối bằng sáng, tiếng hành khách ồn ào, cảnh tàu qua, những đốm than đỏ bay tung, chiếc đèn xanh treo ở đầu toa cuối khuất dần sau rặng tre.
+ Phố huyện ồn ào, sáng bừng trong chốc lát rồi lại trở lại chìm sâu trong bóng đêm yên tĩnh. Phố huyện chấm dứt hoạt động cuối cùng để chìm dần vào giấc ngủ sau một ngày vất vả và lam lũ.
1
 
 
 
 
 
 
0,5
– Qua cảnh này, Thạch Lam một lần nữa thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những kiếp người nghèo nhỏ bé, tăm tối, mỏi mòn, buồn chán nơi phố huyện, ga xép ở xứ thuộc địa Bắc Kì một thuở.
– Mặt khác, phải chăng nhà văn còn muốn lay tỉnh những con người đang sống quẩn quanh, lam lũ, buồn chán hãy cố vươn ra ánh sáng, không chấp nhận cái ao đời bằng phẳng, nhạt nhẽo, vô vị, tù túng để hướng tới cuộc sống có ý nghĩa xứng đáng với cuộc sống con người.
0,5
 
 
 
0,5
– Thể hiện một cách nhẹ nhàng khát vọng hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng của những con người bé nhỏ, nghèo khổ, bình thường, là giá trị nhân bản của tác phẩm này.
– Liên hệ: Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
1

 
………..Hết………….
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn khối 10
  2. Các chuyên đề môn Văn
  3. Tổng hợp tài liệu , đề thi, bài văn hay  về truyện ngắn Hai đứa trẻ Ngữ văn 11: Hai đứa trẻ 
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *