Giáo án Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực : Truyện dân gian Việt Nam

Tài liệu Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực : Truyện dân gian Việt Nam

CHỦ ĐỀ : “TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM” – NGỮ VĂN 10

– Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười…)

XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

– Xác định được đặc trưng thể loại của truyện dân gian qua một số văn bản cụ thể
– Biết cách đọc – hiểu truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

Từ đó HS có thể hình thành những năng lực sau:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
– Năng lực đọc – hiểu truyện dân gian Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: “TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM” THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

 

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
-Nêu thông tin về văn bản. – Hiểu đặc điểm của thể loại truyện – Đọc, kể diễn cảm truyện dân gian. -Đọc (kể) sáng tạo truyện dân gian
– Liệt kê các nhân vật trong truyện. – Chia nhân vật theo từng tuyến và lí giải thái độ của nhân dân với các tuyến nhân vật đó. – Khái quát giá trị nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian. -Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.
– Liệt kê được những chi tiết nghệ thuật quan trọng liên quan đến từng nhân vật. – Lý giải thái độ, quan điểm thẩm mĩ, ước mơ, khát vọng của nhân dân trong truyện dân gian. – Thấy được mối liên hệ giữa thế giới thực và thế giới nghệ thuật được khắc họa trong truyện kể. – Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại
-Phân biệt được các loại truyện dân gian -Phân tích bối cảnh
(không gian và thời gian) sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyện dân gian
-Phân biệt tự sự trong văn học dân gian và tự sự trong văn học viết.
-Khái quát ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết
-Kết nối văn hóa dân gian, văn học dân gian với thực tiễn hiện nay để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh.
Câu hỏi định tính, định lượng Bài tập thực hành
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan ( về đặc điểm, thể loại, chi tiết nghệ thuật…)
– Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá…)
– Phiếu quan sát làm việc nhóm ( trao đổi, thảo luận về các giá trị của văn bản,…)
 
Hồ sơ ( tập hợp các sản phẩm thực hành)
– Kể chuyện sáng tạo; trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân.
-Bài tập dự án ( nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề
-Bài trình bày, thuyết trình về giá trị, nội dung ý nghĩa của truyện.
– Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo,…
– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tư liệu và dị bản.
– Chuyển thể kịch bản, đóng vai, nhập vai một nhân vật kể lại chuyện, viết lại kết thúc truyện,…
 

 III. CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HOẠ

Văn bản: “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”

 

Nhận biêt Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
-Truyện thuộc thể loại truyện dân gian nào?
– Truyện “ An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần là gì ?
– Qúa trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương gắn với những chi tiết cụ thể nào ?
-Những chi tiết nào cho thấy sự mất cảnh giác, chủ quan của An Dươn Vương ?
– Liệt kê những sự kiện gắn liền với sự xuất hiện của nhân vật Mị Châu – Trọng Thủy?
-Tóm tắt truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
 
Nêu chủ đề của Truyện An Dương và Mị Châu – Trọn Thủy ?
– Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy như thế nào?
– Sai lầm của An Dương Vương bắt đầu từ đâu? Hậu quả của sai lầm đó là gì ?
– Chi tiết An Dương Vương “cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển” có ý nghĩa gì ?
– Chi tiết “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu” có ý nghĩa gì ?
 
– Giới thiệu những bản kể khác của “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
– Ý nghĩa của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” ?
– Rút ra bài học từ “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
– Nếu được phép thay đổi kết thúc “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” anh (chị) sẽ thay đổi như thế nào ?
– Đóng vai nhân vật An Dương Vương hoặc Mị Châu hoặc Trọng Thủy kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
 

 

IV.MA TRẬN ĐỀ

       Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
Thấp Cao
I. Đọc – hiểu Đoạn văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
 
Nhận biết tình thế của nhân vật, cốt lõi lịch sử của truyện
 
– Lý giải ý nghĩa chi tiết trong đoạn văn
– Đánh giá về hành động nhân vật, nhận xét về nhân vật
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
2
1,5
15%
3
1,5
15%
6
3,0
30%
II. Làm văn
Nghị luận văn học
– Vận dụng hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của văn bản để viết một bài văn tự sự
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng chung:
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
2
1,5
15%
 
3
1,5
15%
 
 
 
1
7,0
70%
 
7
10
100%

ĐỀ KIỂM TRA(Thời gian làm bài : 90′)

Phần I:  Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:
…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nước, hét lớn: “ Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “ Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn nhà vua đi xuống biển…
Câu 1: Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó! Câu nói trên của Rùa Vàng có ý nghĩa gì ?

  1. Lời kết tội đanh thép của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu
  2. Lời cảnh tỉnh đối với thái độ cả tin, mất cảnh giác của An Dương Vương.
  3. Lời phán quyết của công lí vè trách nhiệm của An Dương Vương và Mị Châu trước vận mệnh của đất nước.
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Tình thế bi kịch nhất của An Dương Vương trong đoạn trên là gì ?

  1. Trước mắt là biển rộng, sau lưng là quân giặc sắp đuổi đến
  2. Phải rút kiếm chém chết chính con gái mình
  3. Người dẫn đường cho giặc đuổi theo chính là đứa con gái đang ngồi sau.
  4. Phải bỏ Loa Thành để theo Rùa Vàng xuống biển.

Câu 3: Việc An Dương Vương chém đầu con gái mình là Mị Châu thể hiện điều gì ?

  1. Sự hồ đồ và tàn nhẫn
  2. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh
  3. Sự tỉnh ngộ muộn mằn nhưng cần thiết
  4. Một kết cục thích đáng cho sự phản bội

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác về nhân vật Mị Châu ?

  1. Người phụ nữ hiền thục, chung tình.
  2. Người vợ một lòng tuân phục theo chồng.
  3. Người con gái rất mực hiếu nghĩa với cha.
  4. Người công dân biết tội và dám nhận tội

Câu 5: Chỉ ra cốt lõi lịch sử của “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” ?
Phần II. Tự luận (7 điểm)
    Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm
I.
Đọc – hiểu
a.     Yêu cầu về kĩ năng:
-Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b.    Yêu cầu về kiến thức:
 
1 D 0,5
2 B 0,5
3 C 0,5
4 D 0,5
5 -Thời An Dương Vương đã xây được thành cao, hào sâu, chế được vũ khí khiến kẻ thù phải khiếp sợ, chiến thắng lần thứ nhất giặc xâm lược, lần sau bị rơi vào tay giặc. 1,0
II.
Làm văn
1.     Yêu cầu về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn tự sự
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
– Có những cách viết sáng tạo, độc đáo
2.     Yêu cầu về kiến thức:
 
-Giới thiệu về câu chuyện ( hoàn cảnh, thời gian, không gian, nhân vật…) 0,5
Lần lượt trình bày những sự việc theo diễn biến chính của câu chuyện sẽ tưởng tượng:
–         Sự việc dẫn đến việc Trọng Thủy tìm gặp lại được Mị Châu dưới Thủy Cung
–         Cuộc gặp gỡ của hai người, Trọng Thủy xin tha thứ, thái độ của Mị Châu và những người trong cuộc
 
 
3,5
 
 
3,5
 
–         Kết thúc câu chuyện ( có thê bằng cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc, ý nghĩa) 0,5

(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn khối 10
  2. Các chuyên đề môn Văn
  3. Tổng hợp tài liệu , đề thi, bài văn hay về Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *