Tiết 37 đến 42 – Đọc văn Ngày soạn 2 tháng 11 năm 2017
Ngày dạy 9 tháng 11 năm 2017
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 – 1945
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930 – 1945
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
– Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
– Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1.Kiến thức
– Thấy được diện mạo của truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945 qua việc phân tích, nhận xét, đánh giá một số tác giả, tác phẩm của văn truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945.
– Bước đầu phân biệt được truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn hiện thực
* Hai đứa trẻ
– Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam trước cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của con người nơi phố huyện và sự trân trọng của nhà văn đối với ước mơ của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
– Thấy được những nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
* Chữ người tử tù
– Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân; thấy được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.
- Kĩ năng: hình thành kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp lãng mạn.
- Thái độ: giúp HS có thái độ đối với cuộc sống: biết cảm thông trước những cảnh đời nhỏ bé, trân trọng cái đẹp, trân trọng ước mơ dù là bé nhỏ…
- Năng lực cần phát triển
– Định hướng góp phần hình thành các năng lực:
STT | Năng lực chung | Các kĩ năng cụ thể |
1 | Năng lực tự học | Đọc hiểu SGK, tài liệu tham khảo, thông tin đại chúng, tìm hiểu kiến thức. |
2 | Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | Kĩ năng phân tích, xử lí, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin. |
3 | Năng lực tư duy | Phân loại và tổng hợp các nội dung liên quan, cần thiết đến bài học (khái quát hóa, hình thành các khái niệm…). |
4 | Năng lực thẩm mỹ | Cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái chân thực trong con người và cuộc sống. |
5 | Năng lực giao tiếp | – Rèn luyện ngôn ngữ nói và viết thông qua việc trình bày phiếu học tập, bảng phụ, thảo luận… – Phát triển khả năng phân tích ngữ liệu. Trình bày suy nghĩ, cảm nhận, lí giải… |
6 | Năng lực hợp tác | Phân chia công việc của các thành viên trong nhóm hợp lí, và luôn có sự tương tác trao đổi để học tập lẫn nhau và giúp hiểu nhau hơn trong hoạt động học tập. |
7 | Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông | Sử dụng các phương tiện thông tin cần thiết, hỗ trợ cho việc học đạt hiệu quả cao |
8 | Năng lực vận dụng liên môn | Tích hợp các môn học, sách vở và đời sống. |
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |
– Các tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam, Nguyễn Tuân: tên gọi, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, đề tài chính | – Lí giải mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác và nội dung tư tưởng của tác phẩm | – Kể thêm tên một số truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945 khác | – So sánh nội dung truyện ngắn lãng mạn với nội dung truyện ngắn hiện thực 1930-1945 | |
– Quan điểm sáng tác của các nhà văn lãng mạn trước cách mạng – Nét chính về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, Nguyễn Tuân |
– Hiểu được quan điểm sáng tác của các nhà văn thông qua nghệ thuật xây dựng hình tượng | – Vận dụng hiểu biết đó để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của tp | – Phân biệt quan điểm sáng tác của các nhà văn lãng mạn và các nhà văn hiện thực giai đoạn 19 30-1945 | |
– Xác định ngôi kể, trình tự kể, đề tài, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm | – Làm sáng tỏ ảnh hưởng của ngôi kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – Phân tích kết cấu truyện, mối liên hệ giữa các sự kiện, tình tiết… |
– Khái quát đặc điểm của thể loại truyện ngắn lạng mạn trước cách mạng tháng Tám | – Phân tích kết cấu của một truyện ngắn lãng mạn khác cùng thời. Qua đó khái quát sự sáng tạo trong kết cấu truyện hiện đại | |
– Nhận diện các nhân vật: Liên, An, Huấn Cao, viên Quản ngục…(Xác định được nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ) | – Phân tích các đặc điểm ngoại hình, tính cách, số phận… – Khái quát về nhân vật |
– Trình bày cảm nhận về nhân vật | – Liên hệ thực tế để có nhận thức đúng đắn về mình và cuộc sống xung quanh | |
– Chỉ ra một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của mỗi tác phẩm | – Giải thích ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ | – Phân tích ý nghĩa hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong Hai đứa trẻ – Phân tích cảnh cho chữ ở cuối truyện Chữ người tử tù |
– Đánh giá đóng góp của Thạch Lam, Nguyễn Tuân và các nhà văn lãn mạn khác vào tiến trình hiện đại hóa văn học | |
– Hình thức kiểm tra: tự luận + câu hỏi có đáp án rõ ràng, trả lời ngắn + Câu hỏi mở |
– Hình thức kiểm tra: Kiểm tra viết + Bài nghị luận văn học |
|||
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.
Câu hỏi bài tập minh họa: Văn bản “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
-Nêu những thông tin cơ bản về tác giả Thạch Lam và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm – Em hãy nêu đề tài, đặc điểm cốt truyện, điểm nhìn trần thuật, bố cục văn bản. – Tác phẩm có những nhân vật nào?. Nêu đặc điểm của các nhân vật . – Em hãy chỉ ra các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc văn bản. -Nêu các đặc điểm phong cách của tác giả qua tác phẩm |
-Hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng như thế nào tới tới nội dung tác phẩm – Điểm nhìn trần thuật, đặc điểm cốt truyện tác động như thế nào tới việc thể hiện nội dung, nghệ thuật tác phẩm . – Phân tích diễn biến tâm trạng An và Liên, cảnh ngộ của các nhân vật khác – Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết Và các biện pháp nghệ thuật. – Em hãy phân tích các đặc điểm phong cách Thạch Lam trong văn bản |
– Đánh giá nét đặc sắc của văn bản về phương diện nội dung nghệ thuật của. – Vận dụng đặc trưng thể loại và bút pháp viết truyện ngắn của Thạch Lam để lý giải giá trị nghệ thuật của văn bản -Cảm nhận của em về các nhân vật – Cảm nhận của em về những chi tiết nghệ thuật đặc sắc |
-Vận dụng những hiểu biết văn bản để viết bài làm văn nghị luận về 1 truyện ngắn lãng mạn -Hiểu được nội dung, nghệ thuật của các truyện ngắn khác của Thạch Lam không nằm trong chương trình SGK. -Đánh giá được đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn lãng mạn không có trong chương trình SGK. |
Câu hỏi bài tập minh họa: Văn bản “ Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
– Nêu những đề tài chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám | – Lí giải mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác với các đề tài đó | Vận dụng hiểu biết về mối quan hệ giữa hoàn cảnh sáng tác và đề tài để phân tích tác phẩm | |
– Tóm tắt cốt truyện, nêu nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật – Nhận diện được đặc điểm phong cách và quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân |
– Xác định vai trò của bút pháp xây dựng nhân vật đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm | – Cảm nhận về nhân vật và nội dung tư tưởng ,nghệ thuật tác phẩm -Trình bày đánh giá của cá nhân về quan điểm nghệ thuật của tác giả trước CM tháng Tám |
-Vận dụng những hiểu biết văn bản để viết bài làm văn nghị luận về 1 truyện ngắn lãng mạn -Hiểu được nội dung, nghệ thuật của các truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân không nằm trong chương trình SGK. -Đánh giá được đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn lãng mạn không có trong chương trình SGK. |
Bước 6: Thiết kế tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: khởi động: sử dụng máy chiếu chiếu đoạn video ngắn nói về nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945
- Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 nẳm trong bộ phận văn học công khai và khuynh hướng văn học lãng mạn của Văn học Việt Nam giao đoạn 1930-1945, ra đời trong bối cảnh văn học nước ta bước vào giai đoạn hiện đại hóa toàn diện
- Truyện ngắn lãng mạn có những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn: có cốt truyện, nhân vật, kết cấu truyện theo lối tương phản hoặc liên tưởng, thoe trục tâm lí nhân vật hoặc theo diễn biến sự kiện…, ngôn ngữ truyện ngắn mang dậm chất đời thường, có ngôn ngữ nhân vật ( đối thoại, độc thoại) và ngôn ngữ người kể chuyện.
- Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 có những đặc trưng riêng về bút pháp và cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn
– Các nhân vật, tình huống hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm của tác giả.
– Truyện ngắn lãng mạn thường được viết bởi cảm hứng lãng mạn: nhà văn thường hướng tới những cái phi thường có tính biệt lệ, xây dựng những hình tượng con người vượt lên thực tại của đời sống của hoàn cảnh, hướng tới một cái gì tốt đẹp và thánh thiện hơn hiện thực. Có khi đó chỉ là những khát vọng dẫu mơ hồ nhưng cũng đủ để niềm tin của con người có điểm tựa.
– Lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của văn xuôi lãng mạn.
* Phong cách riêng của các nhà văn: tuy có điểm tương đồng về cảm hứng và bút pháp nhưng mỗi nhà văn lãng mạn lại có phong cách nghệ thuật riêng
– Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc.
4. Thành tựu truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 kết tinh ở sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Hồ DZếnh, Thanh Tịnh… Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 góp phần cách tân về thể loại và ngôn ngữ cho văn học dân tộc
Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
1.Yêu cầu học sinh nêu được: vài nét về tác giả Thạch Lam, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam và cốt truyện Hai đứa trẻ
- Phân tích văn bản
? Khung cảnh phố huyện lúc hoàng hôn được miêu tả qua đôi mắt của ai, với những hình ảnh và âm thanh gì, nhận xét về bức tranh thiên nhiên
? Khung cảnh phố huyện về đêm được tác giả miêu tả bằng thủ pháp gì, hiện lên như thế nào, nhận xét về bức tranh thiên nhiên ấy
? Ý nghĩa của bức tranh thiên nhiên? Nghệ thuật tả cảnh?
? Những cư dân phố huyện được miêu tả qua đôi mắt của ai, họ là ai, cuộc sống như thế nào
? Qua cách miêt tả của tác giả em có nhận xét gì về cảnh đời của những nhân vật này, thái độ của tác giả
? Tâm trạng chị em Liên khi chiều xuống như thế nào, nhận xét về tâm trạng đó
? Tâm trạng chị em Liên khi đêm về diến biến như thế nào, nhận xét về tâm trạng đó
? Vì sao chị em Liên lại đợi tàu, tâm trạng, ý nghĩa của cảnh đợi tàu
- Đánh giá chung về giá trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. ? Chỉ ra các biểu hiện của phong cách sáng tác của Thạch Lam.
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
* Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm làm 4 bài tập ở sách giáo khoa. Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét. Giáo viên chốt lại ý đúng. + GV: Nêu những hiểu biết của em về Thạch Lam? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Đặc điểm phong cách của ông? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Quan điểm nghệ thuật cuả Thạch Lam? + GV: Xuất xứ? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Bối cảnh của truyện? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. * Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh Đọc – hiểu văn bản: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét. Giáo viên chốt lại ý đúng. Nhóm 1:Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: Gợi ý: – Bức tranh nơi phố huyện lúc chiều tàn được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? (âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét)? – Anh ( chị) có cảm nhận gì về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên này? – Nhận xét nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên của tác giả? GV bình: Trong đoạn văn tả cảnh thiên nhiên, Thạch Lam đã viết những câu văn giàu chất thơ, chất nhạc: “ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru”.Câu văn toàn thanh bằng, nhịp chậm, điệp từ “chiều”, từ láy, NT so sánh tinh tế đã gợi không khí một buổi chiều quê êm đềm thơ mộng mang cốt cách Việt Nam® Thể hiện sự nâng niu trân trọng của Thạch Lam với những gì là hồn xưa của dân tộc. – Sau bức tranh thiên nhiên bình dị và thơ mộng cuộc sống con người hiện lên như thế nào? – Trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn, tâm trạng của Liên như thế nào? – Qua những chi tiết đó anh (chị) có cảm nhận gì về nhân vật Liên? GV bình giảng: Liên có cảm giác buồn mơ hồ không hiểu vì Liên vẫn còn là môt đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ. Đây cũng là nỗi buồn mơ hồ không hiểu của văn học lãng mạn: “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu). Dường như trong “Chiếc linh hồn nhỏ” của cô bé nơi phố huyện đã vương vấn chút “Mang mang thiên cố sầu” của văn học lãng mạn. Thạch Lam đã để cho cô bé Liên dường như nghe được một cách vô thức sự hữu hạn của đời – Qua việc khắc họa tâm trạng nhân vật Liên anh (chị) hãy chỉ ra thái độ của nhà văn? à Nét vẽ âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng chừng rời rạc, nhưng nó hoà quyện cộng hưởng trong hệ thống u buồn, trầm mặc, xót xa. Điểm thêm vào cuộc sống ấy là ngọn đèn dầu cùng bóng tối bao phủ, càng gợi sự nghèo khổ lay lắt đến tội nghiệp. TIẾT 2: Nhóm 2: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya: Gợi ý: – Cảnh phố huyện về khuya có đặc điểm gì nổi bật? Hãy thống kê các chi tiết để làm rõ điều đó? -Trong bóng tối bao trùm, cuộc sống ở phố huyện vẫn thấp thoáng hiện ra qua những ánh sáng nào? Gắn liền với cuộc sống của những ai? – Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng bóng tối và ánh sáng là gí? – Trong bóng tối mênh mông như thế, cuộc đời những con người nơi phố huyện hiện lên như thế nào? Họ có ước mơ, mong đợi điều gì? – Qua việc miêu tả cuộc đời, mơ ước của họ, ta hiểu thêm gì về tấm lòng của Thạch Lam đối với những con người nơi phố huyện nghèo? – Con người ít ngôn ngữ, ít hành động, vẫn nặng gánh mưu sinh nhưng chừng như “đêm nay” (và bao đêm khác nữa) cuộc sống vẫn chẳng có gì tiến triển, hàng hoá vẫn ế ẩm, cuộc sống vẫn tù túng bế tắc, bao trùm tất cả là nỗi buồn chán ngấm ngầm đang xâm chiếm tâm hồn họ. Dù bế tắc, nhàm chán, nhân vật của Thạch Lam vẫn giữ được vẻ đẹp trong tâm hồn, nhân vật của ông vẫn thuỷ chung đi về với đất và người phố huyện. Tuy nhiên, bằng cái nhìn đôn hậu và giàu lòng trắc ẩn, Thạch Lam vẫn tin rằng những con người tội nghiệp ấy vẫn không thôi ước mơ về một tương lai dù nó còn hết sức mờ nhạt. Nhóm 3: Cảnh đợi tàu: Gợi ý: – Cảnh đợi tàu được tả ntn? Vì sao chị em Liên và mọi người cố thức đợi tàu dù chẳng đợi ai, chẳng mua bán gì? Những chi tiết báo hiệu đoàn tàu đến? – Tâm trạng của Liên và An khi đoàn tàu vào ga và từ từ chạy qua? – Qua cảnh này tác giả muốn gửi gắm điều gì? Các nhóm thảo luận cư đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, giáo viên chốt lại ý đúng. * Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết: + GV: giá trị nội dung và nghệ thuật? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. |
I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: SGK – Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), 1910 – 1942. – Tuy có chân trong nhóm Tự lực văn đoàn nhưng tác giả có phong cách riêng. Ông thường viết về cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức nghèo và những người dân lao động. – Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (sau này trở thành không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn). – Là một trong những đại diện xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Thạch Lam là cầu nối giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn. – Là người đôn hậu và tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn – Đặc điểm phong cách: + Thế giới nhân vật: không chọn những nhân vật đặc biệt đột xuất, những số phận thật cay đắng, thường là tầng lớp tiểu tư sản nghèo tầng lớp nông dân với cuộc sống vất vả, cực nhọc, bế tắc. Vì vậy nhân vật thường mang tâm trạng cảm xúc, cảm giác nhiều hơn là tư duy. + Truyện thường không có cốt truyện (ông là người mở đường cho lối viết truyện ngắn kiểu này). + Các tình huống, các sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật. + Chất liệu tạo nên truyện ngắn là những chi tiết nội tâm. + Trần thuật có chức năng gợi cảm với những thành phần cơ bản là lời văn mô tả hay lời tự thuật. + Thiên nhiên giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ. – Quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh: Trong tiểu luận Theo dòng, Thạch Lam viết: Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn. Và ở chỗ khác, Thạch Lam khẳng định: Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. 2. Truyện “Hai đứa trẻ”: – Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938). – Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn. – Bối cảnh truyện: quê ngoại của tác giả – phố huyện, ga xép Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn: – Âm thanh: + Tiếng trống thu không gọi chiều về. + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng. + Tiếng muỗi vo ve. (“Tiếng trống thu không … trên nền trời”) → Nhữnh âm thanh nhỏ, rời rạc, khô khan, mệt mỏi, uể oải, rã rời. => Không gian yên lặng, tịch mịch và buồn. – Hình ảnh, màu sắc: + “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, + “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. – Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời. à Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam. – Nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên – Câu văn: dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế – Mỗi câu văn gợi được cái hồn của cảnh vật khiến người đọc thấy hiện ra bức tranh quê rất Việt Nam – Mỗi câu văn mở ra một cảnh, cảnh câu trước như gọi dậy cảnh vật của những câu tiếp theo: âm thanh gọi màu sắc à Người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một bức tranh quê rất Việt Nam. b. Cuộc sống con người * Cảnh chợ tàn: + Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. + Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. + Một vài người bán hàng về muộn. + Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. + Một mùi ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi. à Cảnh buồn vắng, tiêu điều – không gian làng quê Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. * Con người: – Mấy người bán hàng về muộn. – Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ đang hi vọng tìm kiếm chút gì cho sự sống. – Bà cụ Thi hơi điên xuất hiện và biến mất đột ngột. – Mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm… – Chị em Liên – cảnh nhà sa sút, đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng phải phụ giúp mưu sinh. à Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều, xơ xác của phố huyện nghèo. c. Tâm trạng của Liên: – Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”. – Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thậm thía: “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần” “Liên ngồi lặng yên … lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. – Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng. – Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu. à Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. – Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình: + Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước. + Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ. 2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya: a. Hình ảnh của “bóng tối” và “ánh sáng”: – Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối: + “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”. + “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. à bóng tối thấm sâu vào mọi sinh vật, bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối. – Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: + Một khe sáng ở một vài cửa hàng. + Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí. + Một chấm lửa nhỏ trong bếp lửa bác Siêu. + Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”. à Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói . Đó là những quần sáng, hột sáng không đủ sức xé rách màn đêm tăm tối. Trái lại chỉ làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn. Bóng tối kia như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện. – Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau: Bóng tối bao trùm, dày đặc >< ánh sáng mỏng manh, nhỏ bé. à Biểu trưng cho những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ. b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối: – Mẹ con chi Tí: + ngày mò cua bắt tép + tối dọn hàng nước nhỏ, chả kiếm được là bao nhưng ngày nào cũng dọn từ chập tối đến đêm. → Cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh. – Bà cụ Thi: + hơi điên + mua rượu, uống ực một hơi rồi cười khanh khách đi lần vào bóng tối. → Con người lạ lùng, dường như đang chịu đựng những uất ức. – Bác phở Siêu: bán món quà xa xỉ, ở phố huyện này không ai có đủ tiền mua. Nhưng ngày nào bác cũng dọn hàng bán. → công việc nhàm chán, quẩn quanh. – Gia đình bác xẩm: + ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng ( trắng ở cả nghĩa đen và nghĩa bóng) để trước mặt + chưa hát vì chưa có người nghe. + thằng con bò ra đất nghịch rác + góp mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng → Cuộc sống nghèo khổ, tội nghiệp – Chị em Liên: + trông một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu + buôn bán ngày phiên mà chẳng được bao nhiêu. → Cuộc sống dù có chút khởi sắc hơn nhưng vẫn nhạt nhoà, bế tắc – Giữa những con người này hầu như không có quan hệ giao tiếp.Lời thoại ít, rời rạc. Có lời hỏi nhưng mãi mới có câu trả lời. à Sống quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát. – Vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát che tươi và hút điếu thuốc lào. – Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ” à Ước mơ mơ hồ: tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao. à Niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào tâm hồn người lao động nghèo. Tóm lại: – Cuộc sống nghèo khổ, tội nghiệp, tối tăm,. – Nhịp sống tẻ nhạt, tù túng, quẩn quanh, vô nghĩa, nhàm chán., bế tắc. * Tâm trạng của Liên : – Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội. – Cảnh vật tuy buồn nhưng thân thuộc, gần gũi. Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo, tù đọng trong bóng tối của họ. àNỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm. [ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người nghèo khổ. 3. Cảnh đợi tàu: – Mọi người ở phố huyện đều đợi tàu, đặc biệt là chị em Liên. – Hình ảnh đoàn tàu: + Đèn ghi báo hiệu + Tiếng còi xe lửa từ đâu vọng lại (Liên đánh thức em). + Đoàn tàu tới: . Ánh sang Các toa đèn sáng trưng. .Tiếng động: Tiếng còi rít, đoàn tàu rầm rộ đi tới. + Đoàn tàu đi xa rồi khuất hẳn. – Mục đích việc chờ tàu của chị em Liên: + Không phải chỉ vì bán hàng mà để được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống. + Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ niệm mà chị em cô đã từng được sống. + Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình. Thể hiện niềm khát khao ánh sáng. à Thạch Lam đã đánh thức những tâm hồn mệt mỏi và cam chịu, nâng niu, trân trọng những ước mơ cao đẹp của họ, khơi dậy ở họ niềm khát khao sống một cuộc sống đúng nghĩa. * Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu: – Biểu tượng của một thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện. – Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm. – Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh. * Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm: – Đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa. – Những ai phải sống trong một cuộc sống tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng. [ Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. III. Tổng kết: 1. Nội dung: – Bằng một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. – Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong tuy còn mơ hồ của họ. 2. Nghệ thuật: – Cốt truyện đơn giản, kiểu truyện trữ tình. – Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn bình dị, tinh tế. – Vừa có yếu tố hiện thực, vừa có yếu tố lãng mạn. – Cảnh thiên nhiên giàu chất thơ và tâm trạng nhân vật được miêu tả nhẹ nhàng, tinh tế. |
Tiết 39,40 – Đọc văn Ngày soạn 2 tháng 11 năm 2017
Ngày dạy 9 tháng 11 năm 2017
Nội dung 3: hướng dẫn tìm hiêu văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
? Em hãy nêu những thông tin về phong cách và vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam ? Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm Chữ người tử tù
? Chữ người tử tù là một truyện ngắn giàu kịch tính được xây dựng trên tình huống kì lạ, tình huống truyện đã đươc xây dựng như thế nào?
? Nêu các phẩm chất của nhân vật Huấn Cao, những phẩm chất ấy được thể hiện qua chi tiết nghệ thuật nào, bằng bút pháp nghệ thuật gì?
? Thông qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn tuân muốn gửi gắm thông điệp gì
? Nhân vật quản ngục được miêu tả qua những chi tiết nghệ thuật nào, nhân vật có đặc điểm gì, qua nhân vật quản ngục, thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật
? Cảnh cho chữ được miêu tả như thế nào? Ý nghĩa của cảnh cho chữ
? Đánh giá giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
* Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: + GV: Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. Nhiều bút danh: +Thanh Hà (Thanh hoá- Hà Nội) nơi khởi nghiệp sự nghiệp văn chương của ông. + Ngột lôi quật: Ngột ngạt quá muốn làm Thiên lôi quật phá lung tung + Ân Ngũ Tuyên: Nguyễn Tuân + Nhất Lang: Chàng trai số 1 + Tuấn thừa sắc: Tuân. – Chữ Hán( Chữ nho): Chữ tượng hình, viết bằng bút lông, mực tàu. Viết theo khối vuông, tròn, nét thanh, nét đậm, nét cứng, nét mềm khác nhau. – Nghệ thuật chơi chữ nho, viết chữ nho là thú chơi của các nhà nho mà người xưa gọi là Thư pháp. à Thú chơi đài các, thanh tao, lịch sự của những người có văn hoá và khiếu thẩm mĩ, thường diễn ra ở thư phòng sang trọng. + GV: Em hiểu gì về văn bản? Tóm tắt tác phẩm? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. * Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh Đọc hiểu văn bản: + GV: Em hiểu thế nào là tình huống truyện? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. (Tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “khỏanh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là “cái không khí chứa đựng một đời người”, là mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với hòan cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm) + GV: Tình huống truyện của “Chữ người tử tù” là gì? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Tác dụng của tình huống truyện? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận về Huấn Cao: Nhóm 1: Tài hoa Gợi ý: – Liệt kê các chi tiết? – Nghệ thuật miêu tả nhân vật? – Tư tưởng của tác gỉa Nhóm 2:Khí phách Gợi ý: – Hành động, cử chỉ? – Đáng giá của người khác? – Nhận xét? Tiết 2 Nhóm 3: Thiên lương Gợi ý: – Huấn Cao ứng xử như thế nào về cái tài của mình? – Cách đối xử với quản ngục? – Tư tưởng của tác giả? Các nhóm thảo luận trình bày, giáo viên chốt lại. + GV: Cảm nhận về nhân vật Quản ngục? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh như thế nào? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Gồm những ai tham gia? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Vì sao gọi đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Nghệ thuật? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Ý nghĩa? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Hành động bái lĩnh của Quản ngục thể hiện điều gì? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. + GV: Đặc sắc về nghệ thuật? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. * Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu + GV: Gía trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? + HS: Thảo luận cặp đôi trả lời. + GV: Chốt lại ý chính. |
I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: – Nguyễn Tuân (1910- 1987), quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. – Sinh ra trong một gia đình nhà nho. – Ông là một nhà văn lãng mạn, có bản lĩnh, rất mực tài hoa,uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo – Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. – Sở trường là tuỳ bút và truyện ngắn. – Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Sông Đà, Tờ hoa…. 2. Tác phẩm Vang bóng một thời: – Xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. – Nhân vật chính: nho sĩ cuối mùa, thất thế, tự thấy mình sinh nhầm thế kỉ “Tâu Tàu nhố nhăng” . Họ giữ lại vẻ đẹp xưa: thưởng hoa, uống rượu, chơi chữ… – Thái độ: + Lên án xã hội + Vun đắp, giữ vững cái đẹp xưa. – Nhân vật chính: + Chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực trước hoàn cảnh nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. + Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiếc đèn trung thu. + Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện “Chữ người tử tù” 3. Văn bản: – Lần đầu có tên “Dòng chữ cuối cùng”. – Sau đó, tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời”(1940) và đổi tên thành “Chữ người tử tù”. Tóm tắt tác phẩm: Câu chuyện viết về một người đàn ông tên là Huấn Cao. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa viết chữ đẹp nổi tiếng và có khí phách hơn người. Ông bị bắt giam và sắp lãnh án chém vì dám cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong những ngày còn lại, Huấn Cao gặp một viên quản ngục có tấm lòng và thích chơi chữ đẹp. Dần dần, Huấn Cao hiểu được tâm sự của viên quản ngục, và đồng ý cho chữ ông ta.Trước khi chết, Huấn Cao đã để lại cho đời một kỉ niệm: đó là chữ người tử tù. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện: Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện hết sức độc đáo, éo le : * Cuộc tương ngộ giữa Huấn Cao (tử tù) với viên quản ngục (trông coi tù nhân, tội phạm) – Xét về bình diện xã hội : + Huấn Cao: Kẻ phản nghịch chống lại triều đình. + VQN: Đại diện cho bộ máy cai trị. –-> Hoàn toàn đối lập. – Xét trên bình diện nghệ thuật: + Huấn Cao: Là người có tài, sáng tạo ra cái đẹp + Viên Quản Ngục: Say mê cái tài, cái đẹp của tử tù. -> Họ gặp gỡ nhau ở chỗ: đều có tâm hồn nghệ sĩ. * Không gian, thời gian tương ngộ cũng rất đặc biệt: – Không gian : Nhà tù – Thời gian: Những ngày cuối cùng của một đời người. * Kết luận Tình huống truyện – Làm nổi bật đầy đủ tính cách nhân vật ; – Tạo kịch tính cho thiên truyện; – Chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện. ->Từ cuộc gặp gỡ này mà tính cách nhân vật được bộc lộ, chủ đề tác phẩm được thể hiện. Tạo được tính kịch cho tác phẩm. 2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao. a. Huấn Cao là một nho sĩ có tài: – Chi tiết: + tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. + Quản ngục: chữ … đẹp lắm, vuông lắm ; => tâm nguyện: có được chữ của ông Huấn –vật báu trên đời. + Huấn Cao: Chữ thì quý thực; những nét chữ vuông tươi tắn …hoài bão tung hoành…“Thế ra y văn võ đều toàn tài cả, chà chà” => Nghệ sĩ tài hoa xuất chúng, bậc thầy của nghệ thuật thư pháp, là điểm tựa để ông có phong cách sống ngông nghênh, ngạo đời. => tiêu biểu cho mẫu người tài hoa, tài tử mà Nguyễn Tuân đã dành nhiều tâm sức để ngợi ca. – Huấn Cao là nghệ sĩ của nghệ thuật thư pháp: chữ đẹp, bút pháp tinh. – Sự kính nể và thán phục của Quản ngục và Thơ lại: -> Cái tài của Huấn Cao được phản ánh rộng khắp, vượt không gian bay tới những nơi tối tăm như ngục thất. – Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình: + Kính trọng, ngưỡng mộ người tài, + Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. (Nguyễn Tuân bày tỏ lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị lụi tàn. Đó là vẻ đẹp của “một thời đã qua” nhưng hãy còn “vang bóng”. – Tâm sự này của Nguyễn Tuân gần gũi với tâm sự của Vũ Đình Liên trong bài “Ông đồ”) b. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang bất khuất: – Chi tiết: + Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. + Dỗ gông + Thản nhiên nhận rượu thịt. + Khinh bạc, đuổi quản ngục: nhà người đừng đặt chân vào đây. + Huấn Cao tự ý thức: Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ… + Nghe tin ngày mai vào kinh thụ án: lặng nghĩ, mỉm cười… => ung dung, tự tại, hiên ngang, đàng hoàng, ngạo nghễ giữa chốn ngục tù, không một thế lực nào cầm giữ nổi. Đó là người anh hùng thất thể, là hùm thiêng sa cơ nhưng chẳng hèn mà trái lại, sự tâm tối ngột ngạt chốn lao tù càng làm ông tỏa sáng. * Hành động cử chỉ của ông: – Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình tàn bạo -> lí tưởng cao cả. – Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: + Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen” à Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho uy vũ bất nắng khuất. – Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” à phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. – Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”. à Không quy luỵ trước cường quyền. à Nổi bật tư thế của người anh hùng. Con người này trong cảnh ngộ nào cũng toát lên cốt cách của kẻ trượng phu “đầu đội trời chân đạp đất”. HC là người anh hùng bị đẩy vào chỗ sa cơ nhưng vẫn toát lên khí phách anh hùng, tỏa sáng giữa ngục tù. Trước khi vào tù, đó là người anh hùng, vào nhà ngục, HC vẫn trong tư thế của người anh hùng. * Sự nhún nhường, nể trọng của kẻ cầm quyền đối với tử tù của Quản ngục: khi bị Huấn Cao sỉ nhục, Quản ngục nhã nhặn lui ra với một câu : “xin lĩnh ý” => Đó là khí phách của một người anh hùng. => Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. (Giàu sang không thể cám dỗ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Quyền uy không thể khuất phục ) – Hình tượng Huấn Cao gợi ta liên tưởng đến Cao Bá Quát : tài cao đức trọng, lãnh tụ nghĩa quân (Cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn) -> Nguyễn Tuân kín đáo bày tỏ lòng cảm phục đối với bậc anh hùng (điều kiện lịch sử lúc bấy giờ không cho phép nói trực tiếp) -> giá trị yêu nước. c. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng:: – Chi tiết:“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “đời ta mới chỉ viết có 2 bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân” – Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: à trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. – Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân à đối xử coi thường, cao ngạo. – Khi biết tấm lòng của quản ngục: + Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục + Huấn Cao nhận lời cho chữ à Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. – Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa … trong thiên hạ” à Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. – Khuyên Quản ngục chân thành: “Thầy quản hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ… lương thiện đi” GV bình: Một nhân cách lớn, đằng sau vẻ ngoài gan góc là một tấm lòng trong sáng, biết yêu thương và quý trọng những con người có nhân cách. Sự biệt đãi vật chất không làm cho HC mềm lòng nhưng tấm lòng chân thành của viên quản ngục đã thuyết phục được HC à trở thành tri kỉ. => Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng. – Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và các thiện không thể tác rời nhau. à Quan niệm thẩm mỹ tiến bộ. – Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao + Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ của viên quản ngục. + Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục: +) “mỉm cười với thầy thơ lại” -> chân thành, cởi mở +) “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” -> Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động. Đó là cách ứng xử đầy tôn trọng và trân trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương. Là một người tài hoa, độc đáo, sống mạnh mẽ, phóng khoáng vậy mà ông Huấn lại dành cho “kẻ thù” của mình những lời tri ân cảm động như thế, quả là hiếm và đáng quý. Nói như Cao Bá Quát: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai), ở đây, Huấn Cao cũng đã “cúi đầu” trước nhân cách và sở thích cao quý của quản ngục và thơ lại. Cái cúi đầu ấy làm con người trở nên lớn lao hơn, đẹp đẽ, giàu chất nhân văn hơn. – Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác + Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộn…mất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện + Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao và nói những lời cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. -> Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác. * Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: – Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện. – Cái đẹp không thể chung sống với cái ác. – Cái đẹp chỉ có thể nảy nở trong môi trường mang tính thiện. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Huấn Cao được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa, bằng biện pháp đối lập tương phản, đặt trong một tình huống đặc biệt. Ngôn ngữ ngữ tính tạo hình. sử dụng nhiều từ Hán Việt. <=> Huấn Cao là hiện thân hài hòa giữa cái tài, cái tâm và cái đẹp, là hiện thân của nhân cách cao đẹp đầy sức mạnh cảm hóa. => Hình tượng nhân vật Huấn Cao: nhân vật lí tưởng thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: + Cái đẹp: tuyệt mĩ, độc đáo, phi thường + Cái đẹp gắn liền với cái thiện, giúp con người đến gần nhau hơn trong tình yêu thương và niềm đồng cảm 2. Nhân vật quản ngục: – Một người không phải là nghệ sĩ, làm nghề giữ tù nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ, ham mê, quý cái đẹp: “Cái sở nguyện của viên quan coi ngục là … ông Huấn Cao viết”. – Say mê tài hoa và kính trọng nhân cách của Huấn Cao nên cung kính biệt đãi Huấn Cao. – Tự biết thân phận của mình “kẻ tiểu lại giữ tù”. – Bất chấp kỉ cương pháp luật, hành động dũng cảm – tôn thờ và xin chữ một tử tù. – Tư thế khúm núm và lời nói cuối truyện của quản ngục “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” à Sự thức tỉnh của quản ngục. Điều này khiến hình tượng quản ngục đáng trọng hơn. ] Quản ngục là “một thanh âm …xô bồ”. 3. Cảnh cho chữ: Là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. * Khung cảnh: – Thời gian: vào một đêm ở trại giam tỉnh Sơn. – Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt; tường đầy mạng nhện; đất bừa bãi phân chuột, phân gián. – Ánh sáng: bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, vuông lụa trắng tinh. * Con người: – Huấn Cao-tử tù: cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên vuông lụa trắng tinh. – Quản ngục: khúm núm cất những đồng tiền. – Thơ lại: run run bưng chậu mực. → Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có: + Cảnh cho chữ không phải diễn ra ở thư phòng sạch sẽ mà lại diễn ra trong ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu và ẩm ướt. + Người nghệ sĩ sáng tạo: cổ đeo gông, chân vướng xiềng, kẻ phản nghịch, sắp phải rơi đầu, chỉ còn lại một đêm nữa thôi. + Diễn ra sự đổi ngôi kì lạ: Tử tù lại ở tư thế bề trên oai phong, uy nghi, lồng lộng, ung dung, đường bệ; ngược lại kẻ nắm quyền sinh, quyền sát trong tay lại khúm núm, sợ sệt. + Giữa chốn ngục tù tăm tối và bẩn thỉu diên ra một sự gặp gỡ của những con người đối lập nhau về địa vị xã hội nhưng đều biết yêu cái đẹp * Nghệ thuật: – Sử dụng thủ pháp tương phản: đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa tử tù và những kẻ nắm giữ quyền uy, giữa cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn với cái tinh khiết, thanh nhã…. – Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh. * Ý nghĩa: + Khẳng định niềm tin của nhà văn về sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối; của cái đẹp với cái xấu xa, của cái thiện với cái ác. + Cái đẹp không thể đánh bại bởi những thế lực tàn bạo nhất. Cái đẹp có thể nảy sinh từ nơi cõi chết * Hành động bái lĩnh của ngục quan: – Sự cảm động, chấp nhận, nghe lời lĩnh ý. – Cái đẹp, cái thiện đã cảm hóa được con người. – Thể hiện một nhân cách cao cả, lớn lao. 5. Đặc sắc về nghệ thuật: – Bút pháp xây dựng nhân vật: + miêu tả nhân vật trong những khoảnh khắc đặc biệt, rất ấn tượng. + Nhân vật giàu tính cách: rất ngang tàng, tài năng nhưng có tâm hồn trong sáng. à Biểu tượng về cái đẹp, những con người hoàn mĩ. – Bút pháp miêu tả cảnh vật: + Tạo không khí thiêng liêng, cổ kính (Cảnh cho chữ) + Bút pháp đối lập, ngôn ngữ điêu luyện à cảnh tượng hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng uy nghi, rực rỡ. III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK) |
Hoạt động 3 : Luyện tập : Chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm : Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù
1.Hai truyện ngắn đều thể hiện cái nhìn chủ quan đầy mơ ước, khát vọng của nhà văn trước cuộc đời
– Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều ngợi ca cái đẹp trong những cảnh đời tăm tối, tầm thường
– Nhân vật trong hai tác phẩm đều cụ thể hóa cho sự tưởng tượng chủ quan của nhà văn và trực tiếp thể hiện tư tưởng của tác giả.
- Hai tác phẩm đều sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản
- Hai tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn
Hoạt động 4: Vận dụng, bổ sung
- Tìm đọc tuyển tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân
- Cảm nhận của anh/chị về đời sống trẻ thơ trước cách mạng tháng Tám qua văn bản Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam