XÂY DỰNG BÀI HỌC MINH HỌA
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
BÀI: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại qua “Chiếc thuyền ngoài xa” theo đặc trưng thể loại.
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
Văn bản: “Chiếc thuyền ngoài xa”
Bước 3. Xác định mục tiêu bài học
– Kiến thức:
+ Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
+ Đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn.
– Kỹ năng:
+ Huy động những hiểu biết về thể loại truyện ngắn, tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm… để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
+ Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
*Về nghệ thuật:
– Tóm tắt cốt truyện.
– Nhận diện và phân tích tình huống truyện.
– Nhận diện và phân tích nhân vật.
– Phân tích, đánh giá nghệ thuật kể chuyện.
– Phát hiện ý nghĩa biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa.
* Về nội dung:
– Nêu và nhận xét về hiện thực được phản ánhtrong tác phẩm: cuộc sống của gia đình người đàn bà hàng chài.
– Cái nhìn của người nghệ sĩ về hiện thực và nghệ thuật.
– Rút ra ý nghĩa luận đề của truyện ngắn: mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với cuộc đời và mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
+ Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyện ngắn hiện đại Việt Nam; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về tác phẩm; rút ra những bài học về cuộc sống.
– Thái độ:
+ Có ý thức hoàn thiện bản thân, có tình yêu đối với cái đẹp, đấu tranh cho lẽ phải trong cuộc sống.
+ Có cái nhìn đa diện, đa chiều trước hiện thực cuộc sống.
+ Có tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu đối với gia đình.
-Định hướng góp phần hình thành các năng lực:
+ Năng lực giao tiếp:
+ Năng lực thẩm mĩ.
+ Năng lực tự học.
……
Bước 4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
-Nêu những nét chính về tác giả. -Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của tác phẩm. – Xác định những chi tiết, sự việc tiêu biểu. |
Chốt lại những nét tiêu biểu, quan trọng về con người, cuộc đời, phong cách của tác giả. Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Dựa vào những chi tiết, sự việc đó, tóm tắt truyện ngắn. |
Đánh giá vị trí của Nguyễn Minh Châu đối với văn học Việt Nam sau 1975. Dựa trên những hiểu biết về cốt truyện, kể lại truyện theo lời văn của em. -Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Phùng với người đàn bà hàng chài sau này. |
– Chỉ ra tình huống truyện. – Xác định nhân vật trong tác phẩm, xác định nhân vật chính.Chỉ ra hành động của các nhân vật đó. |
-Phân tích tình huống truyện: tình huống phát hiện và tình huống nhận thức. – Phân tích đặc điểm của các nhân vật. Ý nghĩa của những hành động đó. |
-Nhận xét ý nghĩa nghĩa của tình huống truyện. – Nhận xét, đánh giá, bày tỏ suy nghĩ về nhân vật. |
Chỉ ra những hình ảnh Phùng nhìn thấy mỗi khi ngắm tấm ảnh nghệ thuật. | Phân tích cảm nhận của Phùng về tấm ảnh. | Rút ra thông điệp qua tấm ảnh. |
-Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn. | Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật. | Đánh giá sự sáng tạo của nhà văn về nghệ thuât. |
-Chỉ ra tư tưởng, tình cảm, thái độ tác giả gửi gắm qua tác phẩm. – Chỉ ra thông điệp về mối hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. |
Lí giải tư tưởng, tình cảm, thái độ đó của tác giả. | Nhận xét về tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả. |
Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
– Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu? -Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng của tác phẩm? – Nêu những chi tiết, sự việc tiêu biểu trong truyện ngắn? |
– Từ đó hãy rút ra nét cốt lõi về cuộc đời, con người có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của tác giả? -Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. -Dựa vào những chi tiết, sự việc đó, hãy tóm tắt truyện ngắn? |
– Nguyễn Minh Châu có vị trí như thế nào đối với văn học Việt Nam sau 1975? -Dựa trên những hiểu biết về cốt truyện, em hãy kể lại truyện theo lời văn của mình. -Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Phùng với người đàn bà hàng chài sau này. |
– Trong truyện ngắn, tác giả đã xây dựng những tình huống truyện hay. Em hãy chỉ ra tình huống truyện đó? (Nhân vật Phùng đã có mấy phát hiện) – Hãy kể ra những nhân vật trong truyện ngắn? Nhân vật chính, nhân vật phụ? |
– Ở phát hiện thứ nhất, bức tranh vùng biển hiện lên như thế nào? Cảm xúc của Phùng như thế nào khi chứng kiến bức tranh ấy? – Phùng đã nhìn thấy cảnh tượng gì trong phát hiện thứ 2. Tâm trạng của anh như thế nào khi chứng kiến cảnh tượng ấy? – Từ hai phát hiện trên, Phùng có những nhận thức gì về bản thân, cuộc sống và nghệ thuật? – Nhân vật người đàn ông vũ phu hiện lên như thế nào? (Hình dáng, hành động, ngôn ngữ…) – Người đàn bà hàng chài hiện lên là con người như thế nào? (Hình dáng, Cử chỉ, ngôn ngữ…). Câu chuyện của người đàn bà hàng chài nói lên điều gì về con người chị? Nó tác động đến Phùng và Đẩu như thế nào? -Nhân vật Phùng là người như thế nào? |
-Em hãy nhận xét về hai phát hiện và hai trạng thái cảm xúc của Phùng trước những phát hiện ấy? -Qua tình huống truyện, tác giả muốn gửi gắm điều gì? – Qua nhân vật người đàn ông, tác giả muốn phản ánh điều gì? Em có nhận xét gì về người đàn bà hàng chài? -Em có nhận xét gì về nhân vật Phùng? -Qua nhân vật Phùng, tác giả muốn gưỉ gắm thông điệp gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống? |
-Phùng đã có những cảm xúc gì mỗi khi nhìn tấm ảnh? | Vì sao Phùng lại có những cảm nhận ấy? | Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua tấm ảnh? |
-Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn. | -Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện như thế nào? -Hãy phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. -Phân tích sự sáng tạo của tác giả khi xây dựng hình ảnh biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa? -Phân tích những nét đặc sắc của tác giả khi sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm. |
-Trong những nét đặc sắc về nghệ thuật, em thích nhất sự sáng tạo nào của nhà văn Nguyễn Minh Châu? Vì sao? |
– Em hãy chỉ ra thông điệp về mối hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. | Em hãy lí giải vì sao tác giả lại đưa ra thông điệp ấy. | Em có nhận xét gì về thông điệp đó. |
Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1. Khởi động + (Dự định): -Trình chiếu bức ảnh buổi bình minh trên biển và bức ảnh cuộc sống đông đúc, nheo nhóc, đông con của 1gia đình ngư dân trên chiếc thuyền. ? Em có cảm nhận gì về hai bức ảnh? ? Nếu đặt bức ảnh thứ 2 vào khung cảnh của bức ảnh 1, em có suy nghĩ gì? HS bày tỏ suy nghĩ. Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học. – Hoạt động 2. Hình thành kiến thức I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nét khái quát về tác giả và tác phẩm – Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu? – Từ đó hãy rút ra nét cốt lõi về cuộc đời, con người có ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của tác giả? – Nguyễn Minh Châu có vị trí như thế nào đối với văn học Việt Nam sau 1975? -Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng của tác phẩm? – Nêu những chi tiết, sự việc tiêu biểu trong truyện ngắn? -Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. -Dựa vào những chi tiết, sự việc đó, hãy tóm tắt truyện ngắn? -Dựa trên những hiểu biết về cốt truyện, em hãy kể lại truyện theo lời văn của mình. II, Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện: – Trong truyện ngắn, tác giả đã xây dựng những tình huống truyện hay. Em hãy chỉ ra tình huống truyện đó? (Nhân vật Phùng đã có mấy phát hiện) – Ở phát hiện thứ nhất, bức tranh vùng biển hiện lên như thế nào? Cảm xúc của Phùng như thế nào khi chứng kiến bức tranh ấy? – Phùng đã nhìn thấy cảnh tượng gì trong phát hiện thứ 2. Tâm trạng của anh như thế nào khi chứng kiến cảnh tượng ấy? – Em hãy nhận xét về hai phát hiện và hai trạng thái cảm xúc của Phùng trước những phát hiện ấy? – Từ hai phát hiện trên, Phùng có những nhận thức gì về bản thân, cuộc sống và nghệ thuật? -Qua tình huống truyện, tác giả muốn gửi gắm điều gì? ? Hãy kể ra những nhân vật trong truyện ngắn? Nhân vật chính, nhân vật phụ? – Nhân vật người đàn ông vũ phu hiện lên như thế nào? (Hình dáng, hành động, ngôn ngữ…) – Qua nhân vật người đàn ông, tác giả muốn phản ánh điều gì? – Người đàn bà hàng chài hiện lên là con người như thế nào? (Hình dáng, Cử chỉ, ngôn ngữ…). Câu chuyện của người đàn bà hàng chài nói lên điều gì về con người chị? Nó tác động đến Phùng và Đẩu như thế nào? Em có nhận xét gì về người đàn bà hàng chài? -Nhân vật Phùng là người như thế nào? -Em có nhận xét gì về nhân vật Phùng? -Qua nhân vật Phùng, tác giả muốn gưỉ gắm thông điệp gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống? -Em có nhận xét gì về nhân vật Phùng? -Qua nhân vật Phùng, tác giả muốn gưỉ gắm thông điệp gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống? -Phùng đã có những cảm xúc gì mỗi khi nhìn tấm ảnh? Vì sao Phùng lại có những cảm nhận ấy? Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua tấm ảnh? -Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn. -Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện như thế nào? -Hãy phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. -Phân tích sự sáng tạo của tác giả khi xây dựng hình ảnh biểu tượng chiếc thuyền ngoài xa? -Phân tích những nét đặc sắc của tác giả khi sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm. -Trong những nét đặc sắc về nghệ thuật, em thích nhất sự sáng tạo nào của nhà văn Nguyễn Minh Châu? Vì sao? |
Hs nêu đúng tên tác phẩm truyền thuyết đã học và đã đọc.Hs nêu quan điểm của mình bằng dạng nói I. Tìm hiểu chung 1. Vài nét về tác giả: – Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. – Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” 2. Vài nét về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: -Truyện in đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. -Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). -Tóm tắt truyện: II, Đọc hiểu truyện: 1. Tình huống truyện: 1.1. Tình huống phát hiện: – Phùng thực hiện yêu cầu của trưởng phòng nên thực hiện quá trình săn ảnh của mìnhlí do tạo lên sự gặp gỡ: – Phùng phát hiện một cảnh đẹp trời cho: + Đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc – đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu . + Trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc. Phùng hạnh phúc, sung sướng. + Phát hiện thứ 2 là cuộc gặp gỡ giữa người nghệ sĩ nhiếp ảnh với gia đình ngư dân rất tình cờ, bất ngờ, diễn ra nhanh, giàu kịch tính: Người chồng tàn nhẫn, vũ phu, người vợ cam chịu, đứa con trai phản ứng gay gắtPhùng ngạc nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng…tình huống diễn ra dồn dập rồi tất cả biến mất như” trong truyện cổ đầy quái đản”. Trong tình huống gặp gỡ này, nhà văn đã bóc tách dần cái đám sương mù trắng như sữa để nhìn nhận mặt sau của cuộc sống ở một vùng biển hoang sơ hiện lên sinh động. Nó tạo nền cho tình huống tiếp theo. 1.2. Tình huống tự nhận thức: – Sau tình tiết người chồng hành hạ vợ, diễn biến câu chuyện trái ngược với ý đồ tốt bụng của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Người đàn bà nhất nhất không chịu li dị chồng. Bằng những lí lẽ rất thật, rất đời, chị van xin tòa án cho chị không bỏ chồng. – Tình huống này làm bật lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bên cạnh quá trình tự ý thức của Phùng là sự thức nhận của nhân vật Đẩu: + Đẩu từ vô tư “Vậy sao không lên bờ mà ở?” đến thốt lên ngạc nhiên“Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được” đến lời tự nói với mình“Phải, phải bây giờ tôi đã hiểu…” là một quá trình nhận thức chớp nhoáng khiến Đẩu đồng cảm hơn với cảnh ngộ éo le của người đàn bà vùng biển. Đó là sự nhận thức sâu sắc về những nghịch lí cuộc đời. + Phùng từ câu hỏi như lạc đề”Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? “ đến câu hỏi “Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?” là cả một quá trình tự nhận thức về mình, về nghề. Phùng đã phát hiện thấy tấm ảnh trên tờ lịch mới chỉ là bức ảnh nghệ thuật chứ chưa phải là bức tranh cuộc sống. Bức tranh thiên nhiên tinh khiết được nhìn bằng con mắt lãng mạn vẫn thiếu hơi thở cuộc sống. Bóc lớp men tráng là lớp sương mù trắng như sữa pha chút màu hồng hồng là những mảng màu thô, nhám, nhạt nhòa bao số phận, bao mảnh đời éo le Phùng vừa tự hào về bức tranh, vừa trăn trở khi thấy hiện ra đằng sau nó là bóng dáng của cuộc sống tù đọng, nhẫn nhục của như dân vùng biển. Nỗi ám ảnh đó là quá trình tự nhận thức của Phùng, qua đó bộc lộ quan điểm nghệ thuật của anh và cũng chính của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Qua tình huống tự nhận thức, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm: con người ta luôn phải nhìn lại mình. Hoạt động tự nhận thức khiến con người ngày càng hoàn thiện hơn. Đấy là ý nghĩa sâu xa của truyện ngắn. Tình huống truyện còn nhấn mạnh mối quan hệ giữa VH với đời sống, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật. 2. Các nhân vật trong truyện: 2.1.Nhân vật người chồng vũ phu: – Hình dáng. – Hành động – Ngôn ngữ là nạn người của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy. 2.2.Nhân vật người đàn bà hàng chài: – Hình dáng – Hành động – Ngôn ngữ – Tính cách: Người đàn bà hàng chài không phải là nhân vật chính nhưng lại là nhân vật quan trọng trong truyện ngắn. Người đàn bà vừa đáng thương, vừa đánh giận, vừa đáng trân trọng, Một người phụ nữ sâu sắc, hiểu mình, hiểu người, hiểu đời. Chính chị là người giúp Phùng và Đẩu nhận thức ra rất nhiều điều về cuộc sống, về bản thân và về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. 2.3. Nhân vật Phùng – Người có trách nhiệm nghề nghiệp. – Người say mê cái đẹp, yêu công bằng và dám đấu tranh cho lẽ phải. – Là kiểu nhân vật tự nhận thức: nhân vật mang bóng dáng của nhà văn, thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. 3. Tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch năm ấy: 4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật: -Nghệ thuật xây dựng tình huống. -Nghệ thuật xây dựng nhân vật. -Nghệ thuật xây dựng hình ảnh biểu tượng : chiếc thuyền ngoài xa. -Về ngôn ngữ |
Hoạt động 3. Luyện tập Từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”(NMC), em hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình trạng bạo lực gia đình trong xã hội ngày nay. |
III. Luyện tập: |
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: HS lựa chọn một trong 2 vấn đề sau để làm ở nhà -Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Phùng với người đàn bà hàng chài sau này. – Từ xung đột của Phác và người cha, em có suy nghĩ gì về môi trường giáo dục của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con cái? |