XÂY DỰNG BÀI HỌC MINH HỌA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
BÀI: THUẬT HOÀI
Bước 1: xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu một bài thơ trung đại của Việt Nam.
Bước 2: xây dựng nội dung chủ đề bài học
Văn bản thơ: Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão.
Bước 3: xác định mục tiêu bài học
*Kiến thức:
+ Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
* Kĩ năng:
+ Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ … để đọc hiểu văn bản.
– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ.
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ.
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần, nhịp…).
– Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những câu thơ hay.
– Khái quát những đặc điểm của thơ trung đại qua bài đọc.
– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài thơ trung đại khác của Việt Nam; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
* Thái độ:
– Yêu con người, yêu Tổ quốc.
– Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
– Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
* Định hướng góp phần hình thành các năng lực
– Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
– Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học…
Bước 4: xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả. | Chỉ ra những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong tác phẩm. | Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ. |
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. | Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. | Nêu những việc sẽ làm nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả. |
Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng để sáng tác bài thơ. | Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh… trong các câu thơ. | Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ. |
Xác định thể thơ. | Chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối… của thể thơ trong bài thơ. | Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ. |
Xác định nhân vật trữ tình. | – Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/cặp câu thơ. – Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. |
Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu/cặp câu/bài thơ. |
Xác định hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ. | – Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật thơ. – Nêu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người. |
– Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật. – Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật. |
Chỉ ra câu/cặp câu thơ thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ. | – Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó. | – Nhận xét về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ. |
Bước 5: biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả:
Mức độ nhận biết | Mức độ thông hiểu | Mức độ vận dụng và vận dụng cao |
Nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão. |
– Phạm Ngũ Lão là người như thế nào? Người xưa nói “thi dĩ ngôn chí” – điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? | Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả? |
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? | – Em hiểu thế nào là “hào khí Đông A”? Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? | Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì? |
Nhan đề của bài thơ là gì? | – Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó. | – Tại sao là thơ tỏ chí, nói chí, tỏ lòng nhưng “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão không hề khô khan, cứng nhắc? |
Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ nào? | Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh… trong các câu thơ. | Theo em, việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì? |
Đọc phiên âm chữ Hán để xác định thể thơ. | Dựa vào phiên âm chữ Hán, chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối… của thể thơ trong bài thơ. | Em thấy việc sử dụng thể thơ đó có hợp lí không? Vì sao? |
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? | – Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? – Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? |
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? |
– Câu thơ đầu mở ra hình ảnh nào? – Em ấn tượng với từ ngữ nào trong câu thơ này? |
– Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? – Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy. |
Nhan đề bài thơ là Tỏ lòng, vậy câu khai đã hướng đến, mở ra nhan đề bài thơ như thế nào? |
– Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ thứ hai? – Biện pháp đó dùng để thể hiện hình tượng nào? |
– Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó và nêu cách hiểu của em về nội dung của câu thứ hai. – Nguyên nhân nào thôi thúc người tráng sĩ thời Trần có được vẻ đẹp hiên ngang (ở câu 1), quân đội nhà Trần có được sức mạnh vô địch ấy (ở câu 2)? |
– Nhận xét mối quan hệ nội dung giữa câu khai và câu thừa? |
– Câu thơ thứ ba gợi nhắc đến những câu da cao, câu thơ nào? – “Thân nam nhi” ở đây là ai? |
– Em hiểu “chưa trả xong nợ công danh” ở đây là gì? – Câu thơ cho thấy tác giả tự ý thức về mình như thế nào? |
Em đánh giá như thế nào về sự tự ý thức đó của tác giả? |
– Câu thơ cuối bài có nét đặc sắc nghệ thuật nào? – Phạm Ngũ Lão thẹn với ai? |
– Vì sao Phạm Ngũ Lão thẹn với Vũ Hầu? | – Cái thẹn ấy có ý nghĩa như thế nào? |
Tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong câu/cặp câu thơ nào? | – Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó? | – Em có nhận xét gì về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ? – Tại sao nói “Thuật hoài” là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần, rực ngời hào khí Đông A? |
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học:
Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu văn bản:
+ Bài Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão): tập trung tìm hiểu thể thơ và cấu trúc.
Hoạt động 1. Khởi động
GV cho học sinh theo dõi một số bức tranh về thời đại nhà Trần, về Hưng Đạo Vương và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
– Bức tranh gợi cho anh/chị nhớ đến giai đoạn lịch sử nào của nước ta?
– Những hiểu biết và cảm nhận của anh/chị về không khí thời đại ấy?
+ Cách thực hiện: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi trong khoảng 5 phút. Sau đó GV định hướng: Từ thời đại nhà Trần mang hào khí Đông A dẫn đến tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Thuật hoài
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
(1) Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Tỏ lòng” (“Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão)
* Trước khi đọc
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:
– Nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão.
– Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
– Em hiểu thế nào là “hào khí Đông A”?
* Trong khi đọc
– Nhan đề của bài thơ là gì? Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó.
– Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ nào? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?
– Đọc phiên âm chữ Hán để xác định thể thơ. Dựa vào phiên âm chữ Hán, chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối… của thể thơ trong bài thơ. Em thấy việc sử dụng thể thơ đó có hợp lí không? Vì sao?
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
– Câu thơ đầu mở ra hình ảnh nào? Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? Em ấn tượng với từ ngữ nào trong câu thơ này? Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy. Nhan đề bài thơ là Tỏ lòng, vậy câu khai đã hướng đến, mở ra nhan đề bài thơ như thế nào?
– Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ thứ hai? Biện pháp đó dùng để thể hiện hình tượng nào?
– Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó và nêu cách hiểu của em về nội dung của câu thứ hai. Nguyên nhân nào thôi thúc người tráng sĩ thời Trần có được vẻ đẹp hiên ngang (ở câu 1), quân đội nhà Trần có được sức mạnh vô địch ấy (ở câu 2)? Nhận xét mối quan hệ nội dung giữa câu khai và câu thừa?
– Câu thơ thứ ba gợi nhắc đến những câu da cao, câu thơ nào? “Thân nam nhi” ở đây là ai? Em hiểu “chưa trả xong nợ công danh” ở đây là gì? Câu thơ cho thấy tác giả tự ý thức về mình như thế nào? Em đánh giá như thế nào về sự tự ý thức đó của tác giả?
– Câu thơ cuối bài có nét đặc sắc nghệ thuật nào? Phạm Ngũ Lão thẹn với ai? Vì sao Phạm Ngũ Lão thẹn với Vũ Hầu? Cái thẹn ấy có ý nghĩa như thế nào?
– Phạm Ngũ Lão là người như thế nào? Người xưa nói “thi dĩ ngôn chí” – điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
– Tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong câu/cặp câu thơ nào? Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó? Em có nhận xét gì về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ?
* Sau khi đọc
– Hãy đọc diễn cảm bài thơ.
– Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả?
– Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
– Tại sao là thơ tỏ chí, nói chí, tỏ lòng nhưng “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão không hề khô khan, cứng nhắc?
– Tại sao nói “Thuật hoài” là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần, rực ngời hào khí Đông A?
Hoạt động 3: Luyện tập
HS làm việc cá nhân, thực hành viết đoạn văn khoảng 5 dòng thể hiện cảm nhận vẻ đẹp nhân cách của tác giả
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng (HS thực hành ở nhà)
Tìm hiểu một số văn bản thơ Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ, Cảm hoài – Đặng Dung và viết đoạn văn bản khoảng 15 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí tưởng sống của các bậc nam tử thời phong kiến. Từ đó liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay.
* Giáo án minh họa:
Tiết …, Đọc hiểu văn bản:
TỎ LÒNG
– Phạm Ngũ Lão –
(Ngữ văn 10, kì 1, 1 tiết)
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT/ MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
Kiến thức
– Nhận diện được bố cục của văn bản Thuật hoài
– Vẻ đẹp con người thời Trần với tầm vóc, khí thế, lý tưởng cao cả, vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng
– Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm
Kĩ năng :
– Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ Đường luật.
III.Thái độ (giá trị):
– Bồi dưỡng tình yêu con người, đất nước
– Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng.
Định hướng hình thành năng lực :
– Năng lực giao tiếp: nghe, nói , đọc , viết.
– Năng lực đọc – hiểu nội dung cơ bản và Đọc – hiểu cảm thụ văn học.
– Năng lực thẩm mĩ
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học….
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, thiết kế bài học
– Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, phấn
– Học liệu: Bài tập tình huống.
Chuẩn bị của học sinh
– Đọc trước văn bản và trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
– Tìm hiểu thông tin về tác giả Phạm Ngũ Lão
– Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,…
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (Không)
Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CHÍNH |
I. Hoạt động 1: Khởi động GV cho học sinh theo dõi một số bức tranh về thời đại nhà Trần, về Hưng Đạo Vương và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: – Bức tượng đài khắc tạc hình tượng nhân vật lịch sử nào? – Bức tranh gợi cho anh/chị nhớ đến giai đoạn lịch sử nào của nước ta? – Những hiểu biết và cảm nhận của anh/chị về không khí thời đại ấy? + Cách thực hiện: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi trong khoảng 5 phút. Sau đó GV định hướng: Từ thời đại nhà Trần mang hào khí Đông , Hưng Đạo Vương là tướng tài dẫn đến tác giả Phạm Ngũ Lão (là môn khách của Hưng Đạo Vương) và tác phẩm Thuật hoài |
|
II. Hoạt động2: Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản Tỏ lòng) | |
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm (1) Mục tiêu: Giúp HS nắm được – Vài nét về tác giả – Vài nét về tác phẩm: hoàn cảnh, nhan đề, ngôn ngữ, thể thơ, bố cục… (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Chia nhóm, Thuyết trình, Vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp. (4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ, SGK… – Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu tât cả HS dựa vào phần Tiểu dẫn, làm việc cá nhân để thực hiện các yêu cầu sau: – Nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão. GV yêu cầu HS đọc diễn cảm phần phiên âm, dịch nghĩ, dịch thơ sau đó thực hiện các yêu cầu sau: – Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? – Nhan đề của bài thơ là gì? Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó. – Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ nào? Theo em, việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì? – Đọc phiên âm chữ Hán để xác định thể thơ. – Xác định bố cục, thể thơ. Em thấy việc sử dụng thể thơ đó có hợp lí không? Vì sao? – Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? – Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS: HS làm việc cá nhân GV: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo GV: Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của HS lên bảng phụ. Sau đó chốt lại nội dung của bài học. HS: trình bày. HS khác bổ sung ý kiến nếu thấy không phù hợp. Bước 4. Phương án KTĐG |
1. Tìm hiểu chung: a. Vài nét về tác giả Phạm Ngũ Lão: – Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi- Hưng Yên). – Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông. – Là người văn võ toàn tài. b. Vài nét về tác phẩm – Hoàn cảnh: không khí quyết chiến quyết thắng của nhà Trần trong công cuộc chống quân Nguyên – Mông – Nhan đề: Thuật hoài là sự bày tỏ ý chí – Ngôn ngữ: chữ Hán, thể hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. – Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. – Nhân vật trữ tình: tác giả |
2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản (1) Mục tiêu: Giúp HS nắm được – Vẻ đẹp hình tượng con người thời Trần kì vĩ, hiên ngang – Vẻ đẹp quân đội thời Trần mang hào khí Đông A – Vẻ đẹp nhân cách của tác giả, lí tưởng sống cao đẹp (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Chia nhóm, Thuyết trình, Vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp. (4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ, SGK… – Bước 1: Giao nhiệm vụ:HS thảo luận nhóm. Cử nhóm trưởng trình bày, thư kí ghi chép nội dung: *Nhóm 1: – Câu thơ đầu mở ra hình ảnh nào? Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy. – Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ thứ hai? Biện pháp đó dùng để thể hiện hình tượng nào? – Nguyên nhân nào thôi thúc người tráng sĩ thời Trần có được vẻ đẹp hiên ngang (ở câu 1), quân đội nhà Trần có được sức mạnh vô địch ấy (ở câu 2)? * Nhóm 2: – Câu thơ thứ ba gợi nhắc đến những câu da cao, câu thơ nào? – “Thân nam nhi” ở đây là ai? – Em hiểu “chưa trả xong nợ công danh” ở đây là gì? – Câu thơ cho thấy tác giả tự ý thức về mình như thế nào? Em đánh giá như thế nào về sự tự ý thức đó của tác giả? * Nhóm 3: – Câu thơ cuối bài có nét đặc sắc nghệ thuật nào? – Phạm Ngũ Lão thẹn với ai? – Vì sao Phạm Ngũ Lão thẹn với Vũ Hầu? Cái thẹn ấy có ý nghĩa như thế nào? * Nhóm 4: – Tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong câu/cặp câu thơ nào? Em có nhận xét gì về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ? HS: HS đặt SGK, vở viết, vở soạn ra bàn Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS: – Phân công nhóm trưởng trình bày, thư kí ghi chép nội dung. – Thống nhất nội dung câu trả lời của nhóm sau khi cùng nghiên cứu nội dung GV: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo GV: Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của từng nhóm lên bảng phụ. Sau đó chốt lại nội dung của bài học. HS: Cử đại diện từng nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung ý kiến nếu thấy không phù hợp. Bước 4. Phương án KTĐG: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung theo bố cụ văn bản 3. Hướng dẫn HS tổng kết văn bản (1) Mục tiêu: – HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (2) Phương pháp/Kĩ thuật : Thảo luận , vấn đáp, thuyết trình. (3) Hình thức tổ chức hoạt động : Trong lớp. (4) Phương tiện dạy học: bảng phụ, SGK…. Bước 1. Giao nhiệm vụ GV:– Hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học. HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi: – Tại sao nói “Thuật hoài” là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần, rực ngời hào khí Đông A? – Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm? HS: – HS xem lại bài học Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS : suy nghĩ và làm việc cá nhân GV: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo GV :- Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của HS lên bảng phụ. – Nhận xét, giảng bổ sung. HS: trình bày. Bước 4. Phương án KTĐG: Nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? III. Hoạt động 3: Luyện tập HS làm việc cá nhân, thực hành viết đoạn văn khoảng 5 dòng thể hiện cảm nhận vẻ đẹp nhân cách của tác giả Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản, nhận xét về năng lực tạo lập văn bản của HS… |
2. Đọc- hiểu văn bản a. Hai câu đầu: – Hình ảnh tráng sĩ thời Trần: kĩ vĩ + Từ ngữ Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo” thế tĩnh” tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực, sánh ngang vũ trụ -> Vẻ đẹp của con người thời Trần – chân dung tự họa của tác giả: + Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” ” chủ động, hiên ngang, oai hùng. + Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước” lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả không gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài). – Hình ảnh so sánh phóng đại: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu -> Sức mạnh của quân đội – Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu) ” Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùngcủa quan đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A. => Vẻ đẹp hiên ngang của tráng sĩ và quân đội thời Trần xuất phát từ tinh thần đoàn kết, bách chiến bách thắng và lòng yêu nước nồng nàn. Hai hình ảnh ấy hài hòa, thống nhất, tôn lên sức mạnh dân tộc b. Hai câu sau: – Thân nam nhi: tác giả – Công danh trái: món nợ công danh. – Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp) + lập danh (để lại tiếng thơm) ” Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời phong kiến: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Công danh là lí tưởng sống nhưng cúng là món nợ phải trả của nam tử. -> Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ” Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng. ” Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”. – Điển tích: Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc. – Thẹn” hổ thẹn” Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh” Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên. Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao” cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân. ” Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước. ” Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp. => Hai câu cuối thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ. Đó là khát vọng đẹp, là biểu hiện của tư tưởng yêu nước, thương dân. 3. Tổng kết bài học: a. Nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A. b. Nghệ thuật: – Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc. – Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. 3. Luyện tập |
IV. Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng (HS thực hành ở nhà) Tìm hiểu một số văn bản thơ Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ, Cảm hoài – Đặng Dung và viết đoạn văn bản khoảng 15 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí tưởng sống của các bậc nam tử thời phong kiến. Từ đó liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay. |
4. Vận dụng và mở rộng |
- D. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
– Về nội dung:
– Về phương pháp:
– Về phương tiện:
– Về thời gian:
– Về học sinh