Đọc hiểu truyện ngắn Giận ông giời, Nguyễn Khải

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024

MÔN NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

[…]Ông Quải như chả chú ý tới những nghi ngờ của vợ về một ông khách mới quen lại quá tò mò. Ông vẫn tiếp tục kể cho tôi nghe những năm tháng đầu tiên ông trở về nhà sống với một người bố đã già đã yếu và hai đứa con còn nhỏ dại.

Về được hai năm thì bố chết, đưa bố ra đồng xong về nhà vét voi không được vài ống gạo. Trời mưa trong nhà như ngoài sân mới vay tiền mua trăm ngói, mà mua cũng khó khăn lắm, trèo lên cào mùn gianh rồi úp tạm ngói lên chống dột. Năm sau thì cưới vợ là bà nhà tôi bây giờ. Nhà đã khó nay lại đẻ thêm con đỏ nên càng khó. Bằng tuổi tôi người ta thì bồng cháu, mình tóc đã muối tiêu còn bồng con nhỏ là rất nghịch cảnh. Cũng may bà nhà tôi tháo vát, lại rất thương chồng và con chồng, khó đến mấy cũng chỉ cười. […]

Mươi năm trở lại đây nhà ông không phải lo đến miếng ăn nữa. Nhưng ông vẫn chỉ ăn cơm với dưa với mắm, đụng đũa vào cá rán, cá nấu, thịt gà, trứng vịt là nôn ói liền. Cái “không bằng người” ấy chả quy lỗi cho ai được, chỉ tại cái trò chơi khăm của ông giời đó thôi. Nhưng nhìn quanh thì vẫn không bằng  người, người ta làm được nhà gác thì ông mới chuẩn bị làm lại cái nhà đang ở, người ta đi xe máy thì bố con ông mới có cái xe đạp Trung Quốc. Vẫn là thua người, tính toán trí lực hơn người mà thua mưu cả đứa trẻ nên càng tức. Ông kể: Mấy năm nọ cả xã này đổ xô đi buôn long nhãn, nhiều người xây được nhà gác là nhờ cái đận ấy đấy. Tôi cũng buôn. Long nhãn của nhà được vài tạ, mua vào gần hai tấn nữa. Lúc mua có 100, 105 ngàn một ký. Giá lên 110, 115 ngàn vẫn không bán vì đám buôn đồ chừng phải lên đến 120, 125. Nào ngờ nó lại tụt dần xuống, tụt xuống rồi lại lên, cái trò cung cầu của cơ chế thị trường nó ưỡn ẹo đồng bóng lắm, gan thì được, nhát thì thua. Thi gan thì nhất tôi rồi. Đánh nhau mười năm với Mỹ không gan có mà chết sớm. Cái sống chết ở chiến trường có thể gan tới cùng, với lại chỉ có một mình mình đối mặt với cái chết, đòm một phát, coi như xong, chả bận bịu tới ai cả. Đằng này là cái no cái đói; sau lưng mình còn một bầy thê tử họ lại không muốn bị đói mãi nên chỉ dám gan đến cái mức nào đó thôi, rồi đành thở dài chịu thua vậy. Mua hơn 100 ngàn, bán có 65, 62 ngàn, lỗ non nửa. Đã bảo giời tính mà, ông giời không cùng phe với mình làm sao không thua.

Sau lần thua lỗ ấy, lỗ non chục triệu chứ đâu có ít, tôi lại khăn gói ra Quảng Ninh gánh than, được thêm đồng nào hay đồng ấy. Ông tính, một buổi gánh ba chuyến than, gánh từ 70 cân trở lên, chạy một đoạn đường ba bốn cây số, một ngày trừ ăn uống rồi cũng giắt lưng được ba chục ngàn, ấy là đã phải trả tiền bãi mất năm ngàn. Một năm gánh than, ăn đường ngủ chợ, về đến nhà đến vợ con cũng không nhận ra nhưng trả xong nợ. Coi như mất hai năm không thêm đồng nào, mọi sự chi tiêu đều trông vào hạt thóc. Mất toi hai năm mà tuổi đã trên năm mươi rồi, thế là lại gắt, chỉ dám gắt với vợ với con, tức ông giời chưa chịu buông tha mình, hờn dỗi với giời mà gắt.[…]

(Trích “Giận ông giời”, Nguyễn Khải, https://nhandan.vn/gian-ong-gioi-truyen-ngan-cua-nguyen-khai-post408195.html).

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai?

Câu 2. Theo đoạn trích, ông Quải đã làm những công việc gì để mưu sinh?

Câu 3. Cuộc đời của ông Quải khi trở về nhà sau chiến tranh như thế nào?

Câu 4. Tấm lòng của nhà văn được gửi gắm trong truyện là gì?

Câu 5. Từ nhân vật ông Quải, anh/chị suy nghĩ gì về người lính thời hậu chiến?

Phần II. LÀM VĂN

Câu 1.

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 đến 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhân vật ông Quải qua câu nói “Cái sống chết ở chiến trường có thể gan tới cùng, với lại chỉ có một mình mình đối mặt với cái chết, đòm một phát, coi như xong, chả bận bịu tới ai cả. Đằng này là cái no cái đói; sau lưng mình còn một bầy thê tử họ lại không muốn bị đói mãi nên chỉ dám gan đến cái mức nào đó thôi, rồi đành thở dài chịu thua vậy”.

Câu 2.

Nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm có câu: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói trên.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Ngữ văn, lớp 11

 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Nhân vật chính trong truyện là Ông Quải 0,5
2 Theo đoạn trích, ông Quải đã làm những công việc để mưu sinh: Buôn long nhãn (0,25đ), gánh than(0,25đ) 0,5
3 Cuộc đời của ông Quải khi trở về nhà sau chiến tranh:

– Gia cảnh nghèo túng, đói khổ.

– Bươn chải đủ nghề, vật lộn với cuộc sống mưu sinh.

– Gặp nhiều chuyện không may mắn

(HS Trả lời 2 ý cho 1,0; TL 1 ý cho 0,5)

1,0
4 Tấm lòng của nhà văn gửi gắm trong truyện:

– Xót xa, trăn trở về nỗi đau và cuộc sống của người lính thời hậu chiến.

– Trân trọng, biết ơn sự hi sinh to lớn của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

– Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ trong cả thời chiến và thời bình.

– Mong muốn những giải pháp giúp đỡ để cuộc sống của họ tốt đẹp hơn

(Mỗi ý 0,25)

1,0
5 Từ nhân vật ông Quải, nhà văn phản ánh số phận người lính thời hậu chiến:

– Những người lính bước ra từ chiến tranh, họ trở về cuộc sống thời bình khi nền kinh tế thị trường được mở ra. Họ cố gắng hòa nhập và thay đổi với thời cuộc, nhưng cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, họ phải loay hoay, chật vật để mưu sinh.

– Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào dù trong thời bình hay thời chiến, họ đều kiên trì vươn lên, không chịu khuất phục và khao khát một cuộc sống tươi đẹp hơn.

– Hc sinh tr li như đáp án hoc din đạt tương đương: 1,0 đim.

– Hc sinh tr li ½  ý như đáp án hoc din đạt tương đương: 0,5 điểm.

– Học sinh trả lời không được: không cho điểm.

1,0
II   LÀM VĂN 6,0
  Câu 1                     Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói của ông Quải “Cái sống chết ở chiến trường có thể gan tới cùng, với lại chỉ có một mình mình đối mặt với cái chết, đòm một phát, coi như xong, chả bận bịu tới ai cả. Đằng này là cái no cái đói; sau lưng mình còn một bầy thê tử họ lại không muốn bị đói mãi nên chỉ dám gan đến cái mức nào đó thôi, rồi đành thở dài chịu thua vậy”. 2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Câu nói của ông Quải chất chứa nhiều suy tư của một người lính bước ra từ chiến tranh

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

– Ông Quải từng là người lính anh dũng ở chiến trường, không sợ mưa bom, bão đạn, sẵn sàng hi sinh thân mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc

– Ông Quải là người có trách nhiệm, giàu tình yêu thương với gia đình, mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau chiến tranh, ông trở về với cuộc sống đời thường, với gánh nặng áo cơm. Đằng sau ông còn mấy miệng ăn, cho nên, ông không thể “gan lì” với thực tế, ông phải nghĩ đến vợ, đến con. Nhưng trên hết, đó là khao khát muốn đổi đời, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

–  Qua những lời tâm sự của ông Quải với nhà văn, chúng ta nhận ra hình tượng người lính sau chiến tranh, với cái nhìn mới, họ hiện ra sinh động hơn, chân thật hơn và có chiều sâu tâm lí. Người lính trước đây được khắc họa là những người làm chủ hoàn cảnh, khắc phục mọi trở ngại để đạt được mục tiêu, lý tưởng, còn người lính sau chiến tranh chịu sự chi phối nghiệt ngã của hoàn cảnh, tác động đến số phận và tính cách của họ. Đó cũng chính là cái nhìn nhân văn của tác giả đối với nhân vật của mình….

1,0
    d. Chính tả, ngữ pháp

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

0,25
    e.Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho bài văn có giọng điệu, hình ảnh.

0,25
  Câu 2. Nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm có câu: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói trên. 4,0
a.      Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

0,5
b.      Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Bàn luận về câu nói của Nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

Hướng dẫn chấm:

điểm.

Hướng dẫn chấm:

–         Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

–         Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: không cho điểm.

0,5
c.      Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm.

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Giải thích:

– “Giông tố” là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách dữ dội có thể xảy ra trong cuộc sống của con người.

–  “ Không được cúi đầu” là không chấp nhận gục ngã, thất bại.

=> Câu nói của Đặng Thùy Trâm đã khẳng định: cuộc đời dẫu nhiều khó khăn, nghịch cảnh nhưng không vì vậy mà chúng ta chùn bước, đầu hàng, chấp nhận thất bại trước chúng.

*Bàn luận:

– Vì sao đời người phải trải qua nghịch cảnh, khó khăn?

+ Không ai muốn đối diện với những khó khăn, thách thức thế nhưng nó vẫn xảy ra trong cuộc sống như một quy luật tất yếu. Cuộc sống không phải là hành lang thẳng tắp mà rất nhiều ngã rẽ bất ngờ mà con người không thể lường hết được. Trên hành trình cuộc sống, con người có lúc phải đối mặt với khó khăn, thử thách, vấp vã, mất mát, đau khổ.

+ Chỉ có vượt qua khó khăn thử thách, con người mới tụ lập,  trưởng thành, hoàn thiện bản thân.

– Vì sao con người cần mạnh mẽ vượt lên những nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống, không được cúi đầu trước giông tố?

+  Chỉ khi đối mặt và quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, bằng chính nghị lực và bản lĩnh của mình, chúng ta mới khẳng định bản thân, tiến tới thành công, chinh phục ước mơ hoài bão. Những gian nan ngày hôm nay sẽ làm cho thành quả ngày mai của chúng ta thêm ý nghĩa, giá trị hơn.

+ Nếu chúng ta không mạnh mẽ đối mặt và vượt qua giông tố, nản chí khi gặp khó khăn, ta sẽ rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, bị khó khăn nhấn chìm, không bao giờ có thể chạm tay tới cánh cửa của thành công.

–  Làm thế nào để vượt qua khó khăn, thử thách?

+ Tích lũy kiến thức, kĩ năng, vốn sống, kinh nghiệm

+ Khắc phục những hạn chế của bả thân, sẵn sàng đối mặt

+ Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp có thể giúp đỡ, hợp tác…

HS đưa dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

– Mở rộng, phản đề: Trong cuộc sống, nhiều người không có ý chí, hễ gặp thất bại hay khó khăn là nản lòng, oán trách số phận. Một số người không tự mình vượt qua khó khăn mà trông chờ, phụ thuộc vào người khác… Hãy nhớ: chỉ có tự mình đối mặt và đi xuyên qua khó khăn thì mới chiến thắng được khó khăn đó.

* Rút ra bài học cho bản thân:

Cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

– Hãy mạnh mẽ đối mặt với khó khăn, đứng dậy sau vấp ngã.

Hướng dẫn chấm:

–         Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

–         Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

–         Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện : 0,5 điểm – 0,75 điểm.

–         Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e.Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận vấn đề; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho bài văn có giọng điệu, hình ảnh.

-Đáp ứng 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

– Đáp ứng được 01 yêu cầu: không cho điểm.

0,25
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *