Đọc hiểu Người gảy đàn ở đất Long Thành từ đó trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau:

NGƯỜI GẢY ĐÀN Ở ĐẤT LONG THÀNH (LONG THÀNH CẦM GIẢ CA)

Đất Long Thành khách giai nhân nọ, Không nhớ ra tên họ là gì.

Nguyễn Cầm nổi tiếng đương thì,

Tên Cầm mượn của đàn kia gọi người. Khúc cung phụng những đời vua trước, Tưởng quân thiên nhã nhạc khôn bì.

Nhớ hồi tuổi trẻ xưa kia,

Đêm bên hồ Giám một kỳ tiệc vui. Xuân độ ấy đương hồi ba bảy, Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa. Não người vẻ rượu ngà ngà,

Năm cung dìu dặt này qua phím đàn. Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổi, Tiếng trong như hạc gọi xa xăm.

Mạnh như Tiến Phúc19 sét gầm,

Buồn như tiếng Việt, Trang20 nằm đau rên. Ai nấy nghe nhường quên mệt mỏi,

Rõ tiếng đàn đại nội Trung Hoà. Tây Sơn quan khách la đà,

Mải vui quên cả tiếng gà tan canh. Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng, Tiền như bùn ước lượng qua loa.

Vương hầu thua kẻ đào hoa,

Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi. Băm sáu cung xuân kia chung đúc,

Đất Trường An hạt ngọc liên thành. Hai mươi năm, tiệc qua nhanh,

Tây Sơn sụp đổ thì mình về Nam. Chốn Long thành tấc gang chẳng tới, Còn nói chi những buổi đàn ca.

Nặng tình quan sứ tiễn ta,

19 Tiến Phúc: chỉ tấm bia Tiến Phúc, dựng ở một ngôi cổ ở Nhiêu Châu, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Tương truyền dưới triều nhà Tống, Phạm Trọng Yêm lúc làm quan ở Bá Dương, có người học trò nghèo dâng bài thơ hay, ông muốn giúp đỡ, cho rập một nghìn bản để bán lấy tiền. Chưa rập xong thì một đêm kia bia bị sét đánh vỡ tan. Ý câu thơ này muốn nói tiếng đàn mạnh như tiếng sét.

20 Trang: Tức Tang Tích, sống ở thời Xuân Thu, Trung Quốc. Ông là người nước Việt, làm quan nước Sở. Khi ông ốm, Sở Vương hỏi cận thần: “Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú quý rồi, thì còn nhớ nước Việt nữa không?”. Viên thị ngự đáp: “Phàm người ta có nhớ nước cũ hay không, thường tỏ ra trong lúc đau ốm. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt tức là nhớ nước Việt, bằng không thì nói tiếng nước Sở”. Sở Vương sai người lén nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt. Dẫn tích này để ám chỉ người không quên quê hương, đất nước.

 

Tiệc hoa kén những bông hoa nói cười. Mé cuối tiệc một người nho nhỏ,

Tóc hoa râm mặt võ mình gầy. Bơ phờ chẳng sửa đôi mày,

Tài hoa ai biết đất này không hai. Thoáng mấy tiếng, thầm rơi giọt lệ, Lọt tai mà như xé tấc son.

Giật mình hai chục năm tròn,

Tiệc bên hồ Giám người còn chưa quên. Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt, Cõi nhân gian thành quách đổi đời,

Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi,

Mà làng ca vũ một người còn trơ. Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt, Lệ thương tâm ướt vạt áo là.

Nam về đầu bạc ngẫm ta,

Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn. Trừng trừng đôi mắt mơ màng,

Quen mà hoá lạ nghĩ càng thêm thương.

Thực hiện các yêu cầu:

(Hoàng Tạo dịch, in trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Kể tên hai phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng trong bài thơ? (0,5 điểm)

Câu 3. Bài thơ có thể được chia làm mấy phần? Xác định vị trí của từng phần (từ câu nào đến câu nào)? (0,5 điểm)

Câu 4. Bài thơ trên kể lại câu chuyện gì? (0,5 điểm)

Câu 5. Tìm các câu thơ nói về vẻ bề ngoài của người gảy đàn ở đất Long Thành trong hai lần gặp gỡ? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong bốn dòng thơ sau: (1,0 điểm)

Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổi, Tiếng trong như hạc gọi xa xăm.

Mạnh như Tiến Phúc sét gầm,

Buồn như tiếng Việt, Trang nằm đau rên.

Câu 7. Qua hai câu thơ: Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt/ Cõi nhân gian thành quách đổi đời, anh/ chị hiểu biết được điều gì về thời đại mà Nguyễn Du sống? (1,0 điểm)

Câu 8. Anh/ chị hãy phân tích ngắn gọn giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của bài thơ? (Viết khoảng 8 – 10 dòng) (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Từ bài thơ “Người gảy đàn ở đất Long Thành”, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu thương trong cuộc sống.

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Thể thơ: Song thất lục bát. 0.5
2 Hai phương thức biểu đạt nổi bật được sử dụng trong bài thơ: Biểu cảm và tự sự. 0.5
3 Bài thơ có thể được chia làm 2 phần:

–  Phần 1: từ đầu đến Tây Sơn sụp đổ thì mình về Nam.

–  Phần 2: còn lại.

0.5
4 Bài thơ trên kể lại hai lần gặp gỡ của tác giả với người kì nữ gảy đàn ở đất Long Thành. 0.5
5 Các câu thơ nói về vẻ bề ngoài của người gảy đàn ở đất Long Thành trong hai lần gặp gỡ:

–   Lần đầu: Xuân độ ấy đương hồi ba bảy/ Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa.

–  Lần sau: Mé cuối tiệc một người nho nhỏ/ Tóc hoa râm mặt võ mình gầy/ Bơ phờ chẳng sửa đôi mày.

0.5
6 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong bốn dòng thơ:

Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổi, Tiếng trong như hạc gọi xa xăm.

Mạnh như Tiến Phúc sét gầm,

Buồn như tiếng Việt, Trang nằm đau rên.

–  Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

–  Ca ngợi tài năng của người gảy đàn ở đất Long Thành, thể hiện qua tiếng đàn điêu luyện và đầy cảm xúc.

1.0
7 Qua hai câu thơ: Cuộc thương hải tang điền thấm thoắt/ Cõi nhân gian thành quách đổi đời, ta biết được thời đại mà Nguyễn Du sống

là một thời đại loạn lạc, giang sơn đổi chủ do cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến gây ra.

1.0
8 Phân tích ngắn gọn giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của bài thơ:

–  Giá trị hiện thực: tái hiện lại cuộc đời truân chuyên của người gảy đàn đất Long Thành; qua đó dựng lên bối cảnh một xã hội loạn lạc.

–  Giá trị nhân đạo:

+ Ngợi ca tài năng của người gảy đàn đất Long Thành.

+ Cảm thương trước số phận chìm nổi của người kì nữ.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Từ bài thơ “Người gảy đàn ở đất Long Thành”, viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương trong cuộc sống.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1.  Giải thích:

Lòng yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ đối với cuộc đời, số phận của người khác, luôn đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích của

bản thân mình.

2.5

 

    2.  Phân tích vấn đề nghị luận trong tác phẩm:

2.1.  Nêu biểu hiện của vấn đề trong tác phẩm:

Trong tác phẩm, Nguyễn Du đã thể hiện lòng yêu thương đối với người gảy đàn ở đất Long Thành, cụ thể:

+ Ca ngợi tài năng của người kì nữ.

+ Cảm thương cho cuộc đời hẩm hiu của nàng.

2.2.  Nêu ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm:

–   Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với những kiếp người tài hoa nhưng truân chuyên.

–   Ngầm phê phán những cuộc chiến tranh cát cứ, phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến.

3.  Bàn luận về vấn đề nghị luận trong đời sống:

a. Ý nghĩa:

–   Lòng yêu thương giúp con người có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

–  Lòng yêu thương giúp con người tạo lập và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp.

–   Lòng yêu thương giúp con người có đời sống nội tâm thanh thản, yên vui.

–  Lòng yêu thương giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

b. Giải pháp phát huy:

Để hình thành lối sống biết yêu thương người khác, chúng ta cần:

–   Nhận thức được ý nghĩa to lớn mà lòng yêu thương sẽ mang đến cho người khác cũng như cho chính bản thân mình,

–  Luôn đặt lợi ích của người khác cao hơn lợi ích của bản thân mình.

–   Tham gia tích cực vào các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động vì cộng đồng.

c. Phê phán những biểu hiện sai lệch:

Phê phán lối sống vô cảm, không biết yêu thương người khác.

4. Rút ra bài học cho bản thân:

–   Nhận thức: Nhận thức được ý nghĩa, lợi ích của lối sống biết yêu thương người khác.

–  Hành động:

+ Sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh.

+ Yêu thương những người thân yêu của mình.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0,5
Tổng điểm 10.0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *