Đề văn lớp 11 Nhớ mẹ năm lụt, Huy Cận, NLXH ý nghĩa những việc làm thiện nguyện

  KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN 11

Thời gian: 90 Phút (không kể thời gian giao đề)

——————————————–

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Năm ấy lụt to tận mái nhà
Mẹ con lên chạn (1) – Bố đi xa
Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

 

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn

“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng

Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

 

Nước, nước… lạnh tê như số phận

Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau

Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn

Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu. […]

(Trích Nhớ mẹ năm lụt, Huy Cận)

(Nguồn: https://www.thivien.net/ Huy-Cận/Nhớ-mẹ-năm-lụt/ poem-

r8tKUOEamujkUSlutjmiEw)

(1) Chạn: gác cao sát mái nhà để đồ đạc khi lụt (khỏi ướt)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?

Câu 3 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, người mẹ đã nhờ láng giềng giúp điều gì?

Câu 4 (0,5 điểm). Các dòng thơ trong đoạn trích chủ yếu được ngắt theo nhịp nào?

Câu 5 (1,0 điểm). Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thể hiện tình cảm gì của người mẹ dành cho con?

Câu 6 (1,5 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì về tình mẫu tử?

Câu 7 (1,0 điểm). Đoạn trích giúp anh/chị hiểu được điều gì về bổn phận của người làm con đối với cha mẹ?

Câu 8 (0,5 điểm). Dựa vào nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng) để lý giải vì sao tình mẫu tử có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của những việc làm thiện nguyện trong xã hội hiện nay.

 

   

———-

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

MÔN: NGỮ VĂN 11

——————————————–

 
      
  Phần Câu Nội dung Điểm  
  I   ĐỌC 6.0  
    1 Đoạn trích được viết theo thể thơ: 7 tiếng (7 chữ)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5  
  2 Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: người con

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5  
  3 Trong bài thơ, người mẹ đã nhờ láng giềng: Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5  
  4 Đoạn trích chủ yếu ngắt theo nhịp: 4/3

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Học sinh  trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5  
  5 Câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thể hiện sự hoảng sợ, tuyệt vọng của người mẹ khi nghĩ đến trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là phải chết trong trận lụt. Hành động “ôm lấy con” cho thấy sự lo lắng, xót thương và tình yêu bao la, vô bờ bến của người mẹ dành cho con.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm

– Giáo viên cần linh động trong quá trình chấm bài, tuỳ vào cách trình bày của học sinh, miễn là đề cập được đúng vấn đề.

1,0  
  6 Bài thơ là hồi ức của người con về hình ảnh của người mẹ trong trận lụt, qua đó tác giả gửi gắm thông điệp về tình mẫu tử: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà mỗi người mẹ dành cho con cái của mình. Đó là tình thương yêu vô bờ bến, là sự chở che, bao dung và sự hi sinh của mẹ cho con trong suốt cuộc đời. Vì vậy, mỗi người con chúng ta cần phải biết nâng niu và trân quý tình mẫu tử khi còn có mẹ.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh rút ra được thông điệp hợp lí: 1,5 điểm

– Học sinh không trả lời hoặc trả lời không phù hợp: 0,0 điểm

– Giáo viên cần linh động trong quá trình chấm bài, tuỳ vào cách trình bày của học sinh, miễn là đề cập được đúng vấn đề.

1,5  
  7 Học sinh trình bày được cách hiểu của mình về bổn phận của người làm con đối với cha mẹ, miễn là tích cực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Gợi ý: Làm con có bổn phận yêu thương, kính trọng, biết ơn đối với cha mẹ; Phải phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình; cần có hiểu với cha mẹ; chăm lo cho gia đình, san sẻ, gánh vác đời sống vật chất của gia đình với bố mẹ…

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày hợp lí: 1,0 điểm

– Học sinh không trả lời hoặc trả lời không phù hợp: 0,0 điểm

– Giáo viên cần linh động trong quá trình chấm bài, tuỳ vào cách trình bày của học sinh, miễn là đề cập được đúng vấn đề.

1,0  
  8 Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn; đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp. Học sinh triển khai vấn đề theo nhiều cách để lí giải “Vì sao tình mẫu tử có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người”; hợp lí, thuyết phục; phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*/ Gợi ý: Tình mẫu tử có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người vì:

– Tình mẫu tử là điểm dựa tinh thần và tiếp thêm động lực cho ta mỗi khi gặp khó khăn, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn.

– Tình mẫu tử giúp chúng ta có thể thoát khỏi những cám dỗ của cuộc đời.

– Tình mẫu tử góp phần tạo niềm tin, động lực và là mục đích sống cho những nỗ lực và sự khát khao của chúng ta.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh viết được đoạn văn, đúng trọng tâm vấn đề, không mắc lỗi diễn đạt: 0,5 điểm

– Học sinh viết sơ sài, thiếu ý, còn mắc lỗi diễn đạt: 0,25 điểm

– Học sinh không trả lời: 0,0 điểm

 

 

 

 

 

0,5

 
  II   VIẾT 4,0     
          Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của những việc làm thiện nguyện trong xã hội hiện nay.  
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

 

0,5

 
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Sự cần thiết của những việc làm thiện nguyện trong xã hội hiên nay.

 

0,5

 
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Thiện nguyện là tự nguyện làm việc tốt của mỗi người nhằm mục đích giúp đỡ người khác hoặc cộng đồng gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây là hoạt động có vai trò to lớn  và thực sự cần thiết trong cuộc sống xã hội hiện nay.

– Cuộc sống còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, những việc làm thiện nguyện của chúng ta giúp người khác cải thiện cuộc sống, gánh nặng lo âu đã vơi đi phần nào. Hiện nay, các hoạt động thiện nguyện được tổ chức rất đa dạng: Tặng sách vở, quần áo và đồ dùng học tập cho học sinh khó khăn, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, dịch bệnh, tết vì người nghèo, giúp đỡ những người có hoàn cảnh bất hạnh…

– Ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện: Giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn; lan tỏa nghĩa cử cao đẹp tới cộng đồng, góp phần làm cho xã hội thêm nhân văn; thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều (Gợi ý: Nhiều người cho rằng làm thiện nguyện là vô bổ, là trục lợi cá nhân; làm cho người nhận sống ỷ lại, không có chí tiến thủ; …)

– Rút ra bài học cho bản thân.

* Đánh giá chung: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm mục c:

– Bài viết đầy đủ, sâu sắc: 2.5 điểm.

– Bài viết chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

– Bài viết chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.      

2,5  
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25  
  e. Sáng tạo: Bài viết có cách suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. 0,25  
  Tổng điểm 10.0  

…………………….Hết…………………

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *