Đề và đáp án HSG văn 11 Thanh Hóa 2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
              THANH HÓA                                         NĂM HỌC 2018- 2019
 
ĐỀ CHÍNH THỨC                    Môn thi:  NGỮ VĂN- Lớp 11 BT THPT

Số báo danh
…………………

                                                     Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2019
(Đề thi có 02 phần, gồm 01 trang)
 
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
          Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ khỏe, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực tế của mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lí tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường. Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục.
          Nói gọn lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa.
(Mạnh Chiêu Quân, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam 2017, trang 155)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng:Con người sinh ra có số phận khác nhau?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến:Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa.
PHẦN II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào.
Câu 2 (10,0 điểm)
         Từ việc phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ vớibài Phú sông Bạch Đằng(Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, tập hai, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy bình luận ý kiến của Nguyễn Đình Thi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
 
………………….HẾT……………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
              THANH HÓA       KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018- 2019
 
Môn thi:  NGỮ VĂN- Lớp 11 BT THPT
                                       (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)
 

Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận 1,0
2 Con người sinh ra có số phận khác nhau vìcóngười đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ khỏe, người không may lại bị tật nguyền 1,0
3 – Người không biết nhẫn nhịn luôn nôn nóng đòi hỏi điều mình mong muốn, không xem xét đến hoàn cảnh thực tế, thường chỉ thấy vấn đề trước mắt.
– Người không biết nhẫn nhịn luôn bất chấp quy luật nên thường mắc sai lầm, có những sai lầm nghiêm trọng nên phải trả giá đắt “nghịch cảnh là địa ngục”.
=> Ý kiến khuyên mỗi người nên biết nhẫn nhịn để tránh những hậu quả đáng tiếc.
1,0
 
 
1,0
4 Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cách lí giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
Nếu đồng tình, thí sinh cần lí giải được được vấn đề: Người biết nhẫn nhịn sẽ có cơ hội hiểu vấn đề thấu đáo, toàn diện. Do đó, họchính là những người có tầm nhìn xa và dễ thành công.
2,0
II   LÀM VĂN 14,0
1 Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào 4,0
Yêu cầu chung
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích
– Nhẫn nhịn: kìm nén cảm xúc, hành vi trước những vấn đề mình chưa hài lòng
– Bị động: bất ngờ, mất phương hướng trước một vấn đề của cuộc sống
– Chủ động: bình tĩnh, tự tin trước những thay đổi của bản thân, cuộc sống
– Đắng cay: thất bại, mất mát, tổn thương…
– Ngọt ngào: thành công, niềm vui,hạnh phúc…
=> Ý kiến khuyên mọi người cần phải nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn sẽ giúp ta có thể thay đổi được hoàn cảnh, xoay chuyển tình thế và đi đến thành công.
0,5
2. Bàn luận
Từ nhận thức trải nghiệm của bản thân, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng về ý nghĩa, giá trị của việc nhẫn nhịn trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù suy nghĩ theo hướng nào cũng cần làm rõ các yêu cầu: Vì sao nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào? Một số biểu hiện của sự nhẫn nhịn? Nhẫn nhịn có phải là nhút nhát, nhu nhược không?…
2,5
3. Bài học nhận thức và hành động
Từ việc bàn luận về sự nhẫn nhịn trong cuộc sống, thí sinh cần nêu được định hướng nhận thức và hành động phù hợp, ý nghĩa cho bản thân.
1,0
2 Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), liên hệ với Phú sông Bạch Đằng(Trương Hán Siêu) để làm sáng tỏ ý kiến: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ 10,0
Yêu cầu chung
– Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Yêu cầu cụ thể 10,0
1. Vài nét về tác phẩm văn học 1,0
– Văn học là loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu, phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết và thỏa mãn tình cảm thẩm mĩ phong phú của con người.
– Tác phẩm văn học nào cũng đều được xây dựng dựa trên nền tảng lịch sử, xã hội nhất định để từ đó nhà văn nói những điều mới mẻ. Tác phẩm  văn học vì thế lôi cuốn người đọc, giúp người đọc vượt lên cái hữu hạn hằng ngày để sống bằng tâm hồn, mơ ước. Nó khơi dậy ở người đọc những xúc cảm xã hội tích cực, góp phần hướng con người đến những giá trị chân, thiện, .
0,5
 
 
 
0,5
2. Phân tích Hai đứa trẻ (Thạch Lam), liên hệ với Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) 7,5
a. Phân tích Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
* Vài nét về Thạch Lam và Hai đứa trẻ
* Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
– Bức tranh phố huyện nghèo: Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận ở cả hai chiều thời gian và không gian. Đó là không gian của phố huyện nghèo với khoảng thời gian rất ngắn, có sự thay đổi từ cảnh chiều tàn cho đến khi màn đêm buông xuống và đất trời về khuya. Màu sắc cảnh vật từ nhờ nhờ  chuyển sang đen sẫm. Màu của cuộc sống ban đêm càng khuya càng tăm tối. Trên cái nền ấy nổi lên một số cảnh tình cứ xoáy vào lòng người đọc. Đó là cảnh ngày tàn nơi phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, một góc chợ đơn sơ, quán nước nghèo nàn, những kiếp người cơ cực và hình ảnh đoàn tàu vụt qua trong đêm tối.
– Diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ
+ Tâm trạng hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo
+ Tâm trạng hai đứa trẻ chờ chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Đoàn tàu tới trong tâm trạng chờ đợi khắc khoải của Liên và An. Việc Liên và An đêm nào cũng đón đợi đoàn tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần, muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện tại và khát khao  được sống trong một thế giới mới tươi đẹp.
– Điều mới mẻ trong Hai đứa trẻ: Tác phẩm được viết bằng bút pháp lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Đó là hiện thực xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, nghèo đói, bế tắc, đặc biệt là sự quẩn quanh, tù túng trong đời sống tinh thần con người. Qua bức tranh hiện thực ấy, nhà văn nói điều mới mẻ về tình người cao đẹp, về ước mơ khát vọng nhỏ bé mà tươi đẹp. Hai đứa trẻ đã góp phần thanh lọc tâm hồn con người.
b. Liên hệ với bàiPhú sông Bạch Đằng(Trương Hán Siêu)
* Vài nét về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng
 
0,5
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,5
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
0,5
* Qua bài Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gắn liền với tên tuổi bao vị anh hùng, gắn liền với chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: tài đức của con người đã tạo nên truyền thống anh hùng của dân tộc, sự vững bền của tổ quốc. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo của Phú sông Bạch Đằng. 1,0
3. Bình luận, đánh giá 1,5
– Ý kiến nhấn mạnh về khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Từ hiện thực mà tác phẩm phản ánh, nhà văn nói những điều mới mẻ về con người với những giá trị nhân văn sâu sắc.
– Ý kiến đó vừa là định hướng vừa là yêu cầu với sáng tác của người nghệ sĩ. Đồng thời cũng định hướng về con đường tiếp nhậnvăn học.
Hai đứa trẻPhú sông Bạch Đằng đã đem đến những điều mới mẻ với người đọc. Phú sông Bạch Đằngđặt ra vấn đề có chiều sâu trong việc đánh giá con người với vai trò quyết định cho mọi thắng lợi “Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Hai đứa trẻ là niềm cảm thông cho những số phận nghèo khổ, ngợi ca những ước mơ giản dị mà cao đẹp.
0,5
 
 
 
0,5
 
 
0,5
 
Điểm tổng cộng: 20,0 điểm

 
Lưu ý chung:

  1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *