Đề thi thử Vợ chồng A Phủ theo hướng giảm tải 2020. đề số 4

  SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG PTDTNT THCS &THPT AN LÃO
ĐÈ THI THAM KHẢO  TNTHPT
MÔN NGỮ VĂN
( Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
 

Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Tôi bắt đầu nghiên cứu cả những đứa trẻ và người lớn đang học tập và làm việc ở những nơi thách thức nhất. Và trong mọi nghiên cứu, câu hỏi của tôi là ai là người thành công ở đây và tại sao.
Nhóm nghiên cứu của tôi đã tới Học viện Quân đội West Point. Chúng tôi cố gắng đoán xem học viên nào sẽ theo học đến cùng và học viên nào sẽ bỏ giữa chừng. Chúng tôi tới National Spelling Bee và thử đoán xem đứa trẻ nào sẽ tiến xa nhất trong cuộc thi. Chúng tôi tìm hiểu những giáo viên trẻ đang làm việc ở những khu vực khó khăn, hỏi xem giáo viên nào tiếp tục dạy cho đến cuối năm học, và ai là người làm việc hiệu quả nhất? Chúng tôi hợp tác với các công ty tư nhân, khảo sát xem những nhân viên bán hàng nào gắn bó với công việc, ai là người có thu nhập cao nhất?
Và điểm chung của những người thành công trong tất cả những công việc này không phải là IQ, không phải là ngoại hình đẹp, không phải là thể chất hay khả năng hoạt động xã hội, mà là sự bền bỉ.
Sự bền bỉ là niềm đam mê, là tính kiên trì với những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là sức chịu đựng. Bền bỉ là gắn bó với công việc, không phải tính theo tuần, tháng, mà là năm. Bền bỉ là làm việc chăm chỉ để biến tương lai trở thành sự thật. Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút.
Cách đây vài năm, tôi bắt đầu nghiên cứu về sự bền bỉ trong các trường công của Chicago. Tôi đã hỏi hàng ngàn học sinh trung học để xác định sự bền bỉ của họ, sau đó đợi hơn 1 năm sau để xem ai sẽ tốt nghiệp.
Với tôi, điều gây “sốc” nhất là việc chúng ta biết quá ít về nó, khoa học biết quá ít về nó và cách để phát triển đức tính này. Hằng ngày, các bậc phụ huynh và giáo viên hỏi tôi rằng “Tôi phải làm gì để phát triển tính cách này ở trẻ?”. Câu trả lời thành thật là, tôi không biết.
Điều mà tôi biết chắc chắn là tài năng không giúp bạn thành người bền bỉ. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rất rõ rằng có nhiều cá nhân tài năng không đủ kiên trì thực hiện những cam kết của mình. Thực tế, theo dữ liệu của chúng tôi, tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng. ( Trích bài thuyết trình Chìa khoá của thành công-Angla Lee Ducknowrth,Dẫn theo http://vietnamnett.ngày 20-2-2016)
Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao bền bỉ lại là chìa khoá của thành công?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý quan điểm của tác giả: tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng không? Tại sao?
II.Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự bền bỉ của con người trong cuộc sống được gợi từ phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
               Ý kiến của anh chị về vấn đề trên?
 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5
2  – Biện pháp tu từ: so sánh ( bền bỉ-như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút.)
– Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh cụ thể, giúp người đọc dễ hiểu hơn về một khái niệm trừu tượng: sự bền bỉ là một chặng đường dài để có thành công.
1,0
3 Bền bỉ lại là chìa khoá của thành công:
– Vì bền bỉ là sự thử thách sức chịu đựng của con người. Ai không chịu đựng được khó khăn, tất yếu sẽ bỏ cuộc và gặp thất bại.
– Người viết thấy được khả năng vô tận của con người, gửi gắm niềm tin vào sức mạnh của con người trong cuộc sống.
1,00
4         Thí sinh có thể đồng ý/không đồng ý với quan điểm của tác giả nhưng phải có lập luận chặt chẽ, lí lẽ chắc chắn, rõ ràng, cô đọng, thuyết phục. 0,50
II   LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự bền bỉ của con người trong cuộc sống. 2,0
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự bền bỉ của con người trong cuộc sống
0,25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 1,5
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận
– Các câu phát triển đoạn:

 +Bền bỉ là tính từ chỉ khả năng chịu đựng gian khổ, khó nhọc được lâu dài để theo đuổi mục đích đến cùng của con người. Biểu hiện của sự bền bỉ là trước khó khăn, thử thách, ta không sợ hãi, e ngại mà vẫn tìm mọi cách để vượt qua, kiên trì thực hiện một hành động, theo đuổi một mục tiêu dài hạn.

+Khi bền bỉ với một mục tiêu, ta tập trung vào những gì thực sự quan trọng và nói không với các cơ hội khác, đồng thời, ta cũng cần sáng tạo và linh hoạt để thử những cách thức khác, miễn sao phục vụ cho việc đạt mục tiêu.
+ Ý nghĩa của sự bền bỉ: bền bỉ giúp chúng ta rèn được đức tính kiên trì, nhẫn nại,; sáng tạo hơn trong công việc; đem lại hạnh phúc cho con người, là chìa khoá của sự thành công ( dẫn chứng về những tấm gương thành đạt nhờ sự bền bỉ, theo đuổi đến cùng ước mơ, hoài bão…)
+ Tuy nhiên, bền bĩ cũng mang tính tương đối. Tuỳ hoàn cảnh công việc, có khi con người đành bỏ cuộc nếu việc đó khi thực hiện không thể thành hiện thực.
+ Phê phán những người bảo thủ, ỷ lại, chủ quan hoặc lười biếng trước khó khăn nên luôn gặp thất bại.

0,25
1,00
 
 
 
– Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp, chân thành, cảm xúc. 0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
 
  2 Ý kiến về :Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”. 5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
  Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 3.50
-Tác giả,tác phẩm:
+Tô Hoài là một nhà văn có sức sáng tạo lớn với ngót nghét kho tàng 200 tác phẩm đồ sộ
+Sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống,phong tục,tập quán của các vùng nước ta.Đặc biệt là phong tục,cảnh sinh hoạt ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc
+Truyện Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện của tác phẩm Truyện Tây Bắc (Cứu đất cứu mường,Mường giơn,Vợ chồng A Phủ),được viết năm 1952,xuất bản 1953
-Trích dẫn nhận định:“Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”
-Kiến thức liên quan
+Thể hiện quá trình vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc để giành lấy tự do,hạnh phúc,một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến
+Truyện Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn viết về đề tài miền núi thành công nhất của Tô Hoài.Truyện kể về cuộc đời đấy máu và nước mắt của Mị và A Phủ dưới ách áp bức,bóc lột dã man của lũ Tây đồn và bọn thống lí,thống quan tay sai.Qua đó phản ánh sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và lũ Tây đồn
-Giải thích nhận định:
+ “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
+ “ Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí”: Mị tự cứu bản thân mình, giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí
Phân tích cụ thể:
“Hành động cắt dây trói cứu A Phủ”
-Mị trở nên vô cảm trước tình cảnh A Phủ
+Mị chai sạn cảm xúc
+Mị dửng dưng,vô cảm,thờ ơ khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng
+Sự đồng cảm,tình thương trỗi dậy trong Mị
Đây không phải là một hành động chủ ý từ trước mà chỉ là hành động theo cảm xúc khi Mị nhận ra chính mình trong thực trạng bây giờ của A Phủ
“ Đó cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí”
+Mị tự nghĩ tới số phận của mình
+Mị lao ra theo A Phủ
Tình huống đầy kịch tính,thể hiện chân thực sự phát triển tính cách và số phận Mị.Điển hình thân phận người dân miền núi phải sống kiếp nô lệ bị dồn nén đến đường cùngè
Đánh giá
-Đây là một nhận định thể hiện rõ nét bước ngoặt của cuộc đời đầy đau khổ của nhân vật Mị
-Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: lòng yêu thương, sức sống tiềm tàng => giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi từ bao lâu
– Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con người
-Thể hiện chân thật,rõ nét từng phát triển trong suy nghĩ nội tâm của nhân vật Mị để dẫn đến hành động “tức nước vỡ bờ”
Khẳng định lại giá trị nhận định
0,50
 
 
 
 
 
 
2,50
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.  
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.  
    ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm  

 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *