THPT CHUYÊN LÊ QÚY ĐÔN KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI MINH HỌA Thời gian làm bài 120 phút (không kể phát đề)
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại”.
Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.
Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ.
(Trích Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19, http://tuy engiao ngày 12/4/2020)
- Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 đ)
- Theo đoạn trích, làm thế nào để có được sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu? (0,5 đ)
- Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” (1,0 đ)
- Câu nói trong lời tuyên bố đại dịch của Tổng thư kí Liên hiệp quốc “Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay? (1,0)
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói: “Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” |
(trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2019)
——- Hết ——-
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | ||
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |||
1 | Phương thức nghị luận | 0,5 | |||
2 | – Sự đoàn kết toàn cầu thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. |
0,5 |
|||
3 | “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” có ý nghĩa: – Tạo ra sự cô lập thông tin, mối nguy hiểm vì sự chia rẽ giữa các quốc gia – Không thể ứng phó với “những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa” |
0,5 0,5 |
|||
4 | Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần thể hiện được: Nhận thức về nguy cơ đại dịch vẫn còn đang đe dọa cuộc sống của mọi người trên thế giới và quốc gia. Mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Cần phải hành động để gắn kết các quốc gia, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phòng chống đại dịch, hiểu rõ nguy cơ của sự chia rẽ. Đoàn kết giúp hàn gắn những tổn thương của thế giới và con người. |
1,0 |
|||
II | Câu 1: | 2,0 | |||
* Yêu cầu về kĩ năng: – Thí sinh biết viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ có một (hoặc vài) câu mở đoạn, một số câu nêu và phát triển ý kiến, một đến 2 câu kết đoạn – Diễn đạt suôn sẻ, rõ ràng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,5 | ||||
* Yêu cầu về nội dung: Một vài gợi ý: – Đại dịch Covid-19 gây nên những tổn thất về nhân mạng và sự phát triển của các quốc gia, sự khủng hoảng kéo dài về tâm lý, kinh tế và mọi mặt của đời sống. – Sự đoàn kết được tạo dựng trên cơ sở niềm tin và sự chia sẻ giúp nhân loại vượt qua đại dịch. Tạo thành sức mạnh để chung tay đẩy lùi đại dịch. – Mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm với cộng đồng, góp phần hàn gắn những tổn thương trong đại dịch, sống có tình thương và trách nhiệm là góp phần tạo nên sự đoàn kết và ổn định, phát triển vượt qua đại dịch và hướng tới tương lai phát triển bền vững. |
0,75 0,75 |
||||
Câu 2: Cảm nhận đoạn thơ của Xuân Quỳnh |
5,0 | ||||
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận khổ thơ thứ 5 của bài thơ “Sóng”- Xuân Quỳnh | 0,25 | ||||
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau: |
3,75 | |||
1. Giới thiệu tác giả , tác phẩm và luận đề | |||||
– Xuân Quỳnh được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa nồng nhiệt, táo bạo, vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng, hồn nhiên giàu trực cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư, mãnh liệt khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị… – “Sóng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ là tiếng lòng thiết tha của người phụ nữ trước cuộc đời được sống, được yêu đúng nghĩa, chân thành, tha thiết, nồng nàn, nhớ nhung mãnh liệt, đầy khát vọng và sắt son chung thủy. Những vẻ đẹp trên của tâm hồn người con gái đang yêu được thể hiện rõ nét ở khổ sau (trích dẫn đoạn thơ). |
0,50 | ||||
2. Cảm nhận đoạn thơ | 2,75 | ||||
* Khái quát chung trước khi cảm nhận cụ thể đoạn thơ: – Bài thơ có hai hình tượng “sóng” và “em”. Hai hình tượng này lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một trong một cái tôi trữ tình duy nhất là Xuân Quỳnh. Nhìn chung bài thơ được tổ chức theo lối kết cấu vừa song hành vừa trùng phức. Song hành để thấu tỏ, trùng phức để khẳng định những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. – Đoạn thơ gồm 6 dòng thơ cũng chính là khổ thứ 5 của bài thơ “Sóng”. Bao trùm đoạn thơ là những nét tương đồng của “sóng” và “em”: luôn trăn trở, nhớ nhung. Trong quá trình biểu hiện gương mặt tình yêu, Xuân Quỳnh đã dành trọn vẹn khổ thơ đặc biệt này để giãi bày nỗi nhớ- một cảm xúc đặc trưng của tình yêu. |
0,25 | ||||
* Cảm nhận chi tiết đoạn thơ: | 2,50 | ||||
– Bốn câu đầu: Nỗi nhớ bao trùm không gian, thời gian. + Trước hết “sóng” hiện lên với nỗi nhớ bờ da diết. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được + “Sóng” là ẩn dụ nghệ thuật về những đợt “sóng lòng” đang trào dâng cho tâm hồn người con gái đang yêu. Mượn hình tượng “sóng”, người phụ nữ đang yêu trong bài thơ đang tự cảm nhận và chân thành bộc bạch trạng thái tâm lí, tình cảm của một tâm hồn yêu đương, nhớ nhung mãnh liệt. + Dùng ngoại cảnh để thổ lộ nỗi nhớ của Xuân Quỳnh cũng là một biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong thơ ca. Cách thể hiện nỗi hiện nỗi nhớ của Xuân Quỳnh ở bốn câu đầu mang tính truyền thống, thể hiện được vẻ đẹp tình tứ, ý nhị, kín đáo mà mãnh liệt trong tình yêu của người phụ nữ. |
1,5 | ||||
– Hai câu sau: Người phụ nữ đang yêu bày tỏ nỗi nhớ trực tiếp. + Nỗi nhớ da diết, mạnh mẽ của người phụ nữ khi yêu được nhà thơ cần phải nhấn mạnh một lần nữa qua phát biểu trực tiếp. Cách biểu hiện nỗi nhớ rất hiện đại. Nỗi nhớ da diết mãnh liệt, đi cùng với niềm trăn trở thường trực: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức + Nhân vật trữ tình “em” vừa soi mình vào “sóng” vừa tự tách ra để cảm nhận hết và cũng để thổ lộ hết những cung bậc tình cảm, cảm xúc tình yêu của mình. Nỗi nhớ trọn vẹn cả trong ý thức lẫn tiềm thức. Sự thao thức nhớ thương của người phụ nữ đang yêu trong khổ thơ vừa riêng tư vừa mang tính tất yếu của tình yêu chân chính muôn đời. |
1,0 | ||||
3. Nhận xét, đánh giá khái quát: – Nghệ thuật: + Hai hình tượng “sóng” và “em” vừa tương đồng vừa bổ sung soi chiếu vào nhau để làm rõ tình cảm nhớ nhung, khát vọng của nhân vật trữ tình. Sóng hiển hiện không chỉ bởi hình ảnh mà còn hiển hiện qua âm điệu. Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và cách tổ chức ngôn từ, hình ảnh thể hiện tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của người con gái trong tình yêu. Giọng thơ tha thiết, hình ảnh, từ ngữ giàu sức liên tưởng, cùng với nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ “sóng” đã làm nên sức hấp dẫn riêng của đoạn thơ, bài thơ. + Bên cạnh đó, trong sự thể hiện nỗi nhớ Xuân Quỳnh đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, điệp, đối kết hợp với từ ngữ giản dị mà tinh tế, gợi hình, gợi cảm. Nhà thơ đi từ quy luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của tâm hồn. |
0,50 0,25 |
||||
– Qua hình tượng sóng và trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa “sóng” và “em”, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một nhà thơ nữ đã lấy sóng để bộc lộ chân thành, mạnh mẽ mà đầy nữ tính về trạng thái, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là một trái tim yêu thiết tha, nồng nàn, luôn trăn trở, nhớ thương. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu và nỗi nhớ ở đây vừa truyền thống vừa hiện đại. | 0,25 | ||||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp | 0.25 | ||||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.50 | ||||