Đề thi thử tốt nghiệp THPT Sóng Xuân Quỳnh. đề số 36

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
(ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1)
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
NĂM 2020
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

 
MA TRẬN ĐỀ

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
I. Đọc  hiểu Ngữ liệu: văn bản nhật dụng
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ Một đoạn trích
+ Độ dài: khoảng 150 -200 chữ
– Nhận biết được phương thức biểu đạt.
– Nhận biết được nội dung thông tin trong đoạn  trích.
Hiểu được ý nghĩa của một câu văn trong đoạn trích. Nhận xét, đánh  về ý nghĩa của một lời khuyên được nêu trong đoạn trích.    
Tổng Số câu 2 1 1   4
Số điểm 1,0 1,0 1,0   3,0
Tỉ lệ 10% 10% 10%   30%
II. Làm văn Câu . Nghị luận xã hội
– Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản Đọc hiểu ở phần I.
    Viết đoạn văn    
  Câu 2. Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ
      Viết bài văn  
Tổng Số câu     1 1 2
Số điểm     2,0 5,0 7,0
Tỉ lệ     20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%

 
NỘI DUNG ĐỀ
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong một thời gian dài đến khó tin tôi đã nghĩ rằng, nếu cơ thể tôi “bình thường” hơn thì  cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng biết bao. Điều mà tôi không hiểu là tôi không nhất thiết cứ phải là người bình thường, tôi chỉ cần là chính tôi (…). Ban đầu tôi không sẵn sàng đối mặt với sự thật rằng điều thực sự tồi tệ không phải là những khiếm khuyết về thân thể của tôi, mà là những giới hạn mà tôi tự đặt ra cho mình và tầm nhìn hạn hẹp về các khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống.
            Nếu bạn không được ở vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn. Hãy nhìn nhận trách nhiệm một cách sáng suốt và sau đó hãy hành động. Tuy nhiên, trước hết bạn phải tin tưởng vào bản thân mình và giá trị của mình. Bạn không thể ngồi đó đợi người khác phát hiện ra cơ may giúp bạn. Bạn không thể ngồi yên chờ đợi điều kỳ diệu xảy ra hoặc chờ đợi “cơ hội thích hợp”. Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên.
(Trích Cuộc sống không giới hạn – Nick Vujicic,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2013, tr.42-43)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, “điều thực sự tồi tệ” đối với nhân vật “tôi” là gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: “Nếu bạn không được ở vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn” ?
Câu 4. Lời khuyên “Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên” trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh/chị?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh niềm tin vào bản thân của mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh viết:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
 
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.155-156)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong đoạn thơ trên.
—–HẾT—–

  1. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
I
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5
2 Theo đoạn trích, “điều thực sự tồi tệ” đối với nhân vật “tôi” không phải là những khiếm khuyết về thân thể của tôi, mà là những giới hạn mà tôi tự đặt ra cho mình và tầm nhìn hạn hẹp về các khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống. 0,5
3 Câu: “Nếu bạn không được ở vị trí mà bạn mong muốn hoặc không đạt được những gì bạn hy vọng đạt được, thì nhiều khả năng lý do không nằm ở bên ngoài bạn mà ở trong chính bản thân bạn” có nghĩa là: mỗi người không đạt được dự định, thành công như mong đợi là do chính mình (nguyên nhân chủ quan) chứ không phải do những yếu tố khách quan  từ bên ngoài tác động. Bản thân mỗi người mới là yếu tố quyết định sự thành bại của mình, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. 1,0
4 HS được quyền bày tỏ quan điểm cá nhân miễn sao lý giải hợp lý, thuyết phục.
Gợi ý:
Lời khuyên “Bạn nên coi mình là chiếc đũa và thế giới là nồi thịt hầm của bạn. Hãy khuấy nó lên” trong đoạn trích có nhiều ý nghĩa với mỗi người:
– Cách diễn đạt giàu hình ảnh gây ấn tượng, giúp người đọc người nghe hình dung cụ thể về nội dung thông điệp, lời khuyên.
– Khuyên mỗi người thể hiện vai trò chủ động, tích cực của mình trong cuộc sống, không trông chờ vào may rủi mà tự mình tạo ra điều kì diệu.
– Đánh thức những tâm hồn uể oải, sống bị động, đốt lên trong họ ngọn lửa của nhiệt huyết, khát vọng được hoạt động và dâng hiến, góp phần làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực, theo cách của riêng mỗi người.
– Giúp con người thể hiện bản sắc cá nhân, phát huy được sức mạnh tiềm ẩn, khẳng định vị thế trong cuộc đời.
1,0
II LÀM VĂN 7,0
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
Sức mạnh niềm tin vào bản thân 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sức mạnh niềm tin vào bản thân 0,25
c. Nội dung đoạn văn
Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được sức mạnh niềm tin vào bản thân. Có thể triển khai theo hướng:
– Giải thích:
+ Sức mạnh: ý nghĩa, vai trò của điều gì đó, ai đó trong việc tạo nên sự thay đổi tích cực, mang lại điều tốt đẹp con người, cuộc đời.
+ Niềm tin vào bản thân:  trong bất cứ hoàn cảnh nào, luôn tin tưởng vào ý chí, bản lĩnh, năng lực, sở trường, giá trị, vẻ đẹp… của chính mình.
=> Trong cuộc sống, mỗi người cần tin tưởng vào chính mình.
– Khẳng định: tin vào bản thân là cần thiết, niềm tin đó tạo ra sức mạnh:
+ Bản thân ta là người hiểu ta hơn hết, cả điểm mạnh lẫn điểm yếu, tin vào chính mình là niềm tin thực tế, có cơ sở. Có tin yêu mình mới biết tin yêu con người, cuộc đời chung.
+ Tạo động lực để con người vững vàng vượt qua chông gai thử thách, kiên trì hành động, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đem đến thành công ở hiện tại và thực hiện lý tưởng cao đẹp cả đời.
+ Đem lại niềm tin yêu cuộc sống, con người, giúp ta sống lạc quan, tràn đầy hi vọng, vươn tới tương lai, sống cuộc đời giàu ý nghĩa.
+ Giúp con người tự khám phá, đánh thức những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
+ Là biểu hiện của lòng tự trọng, cách để mỗi người tự khẳng định giá trị và xác lập vị trí của mình trong đánh giá của người khác. Có tin vào chính mình mới khiến cho người khác tin yêu, quý trọng mình.
+ Là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, bền vững.
+ Không có niềm tin vào chính mình: cuộc sống tối tăm, bi kịch, dễ bị quật ngã trước khó khăn thất bại; ước mơ lý tưởng dù cao đẹp đến đâu cũng chết yểu khi chưa kịp đâm chồi; sống chỉ là sự tồn tại vô nghĩa; dễ sa vào các tệ nạn xã hội, sống buông thả, thậm chí đánh mất sự sống.
(Dẫn chứng)
– Bàn bạc mở rộng, đào sâu:
+ Phê phán: Người không có/đánh mất niềm tin, sống trong hoài nghi, bi quan, tuyệt vọng; Người quá tin tưởng bản thân, từ tự tin biến thành tự kiêu, tự phụ, coi thường người khác sẽ chuốc lấy thất bại nặng nề.
+ Để xây dựng niềm tin đích thực, cần: Trau dồi tri thức, kĩ năng, lý tưởng sống cao đẹp; Phân biệt tốt – xấu, đúng – sai, thật – giả, sống chan hòa gắn bó với mọi người; Không chỉ tin tưởng, tự trọng bản thân mà còn phải tin tưởng, tôn trọng người khác…
– Liên hệ thực tế, rút ra bài học.
1,0
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật. 0,25
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong đoạn thơ. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
 
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong đoạn thơ.
0,5
   
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
 
    * Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm “Sóng”, vấn đề cần nghị luận 0,5
    * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
– Nỗi nhớ
+ Sắc thái: da diết, nồng nàn, khắc khoải, thường trực, khôn nguôi,…
+ Cách thể hiện: gián tiếp qua hình tượng sóng và trực tiếp qua sự hiện diện của chủ thể trữ tình:
+ Nỗi nhớ của sóng với bờ: da diết, khắc khoải, tràn ngập trong không gian, kéo dài trong thời gian.
+ Nỗi nhớ của em với anh: xâm chiếm toàn bộ thế giới vô biên của tâm hồn, nỗi nhớ không chỉ trong ý thức mà len lỏi cả vào tiềm thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ…
+ Khổ thơ dôi ra hai dòng so với các khổ còn lại mới đủ sức ôm chứa nỗi nhớ vô bờ trong tình yêu, mượn lời bình tinh tế của Hoài Thanh vào khổ thơ này quả không sai: dòng cảm xúc quá sôi nổi khiến câu từ không thể đi theo những đường viền có sẵn, ý thơ xô đẩy, khuôn khổ câu thơ phải lung lay.
– Sự thủy chung trong tình yêu
+ Sắc thái: thủy chung son sắt, không thay lòng đổi dạ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
+ Cách thể hiện: lối lạ hóa ngôn từ xuôi bắc ngược nam, hình ảnh biểu tượng phương bắc, phương nam, kết cấu khẳng định dẫu…cũng
   2,5
    * Đánh giá chung
-Nghệ thuật:
+ Hai hình tượng song hành: sóng và em.
+ Thể thơ 5 chữ với sự đắp đổi của vần điệu góp phần gợi tả những con sóng biển và sóng lòng của thi nhân.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà truyền cảm, cách nói hóa tạo hiệu quả tu từ…
– Nội dung
+ Hai khổ thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu: nhạy cảm, tinh tế, thương nhớ nồng nàn, thủy chung son sắt.
+ Vẻ đẹp người phụ nữ: vừa truyền thống vừa hiện đại.
0,5
   
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
   
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5

* LƯU Ý KHI CHẤM BÀI
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
– Với câu 3, 4 phần Đọc hiểu, thí sinh có thể diễn đạt khác với Hướng dẫn chấm nhưng trả lời đúng nội dung yêu cầu thì vẫn được điểm tối đa.
– Với phần Làm văn, cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
—————————- Hết —————————–
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *