Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 35 Việt Bắc Tố Hữu

PHẦN I: MA TRẬN ĐỀ
 

        Mức
độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản nghệ thuật
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích hoặc 1 văn bản hoàn chỉnh
+ Độ dài khoảng 150 – 350 chữ
– Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong trích đoạn . – Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính,… mà văn bản đề cập.
– Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ câu văn, biện pháp tu từ,… trong văn bản.
– Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản.
– Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.
 
Liên hệ thực tế và đưa ra quan điểm của bản thân.  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
  1
1,0
10%
4
3,0
30%
II. Làm văn
Câu 1. Nghị luận xã hội
-Khoảng 200 chữ
-Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản trong phần đọc hiểu
    Viết đoạn văn    
Câu 2. Nghị luận văn học
 
      Viết bài văn  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
    1
2,0
20%
1
5,0
50%
2
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
1
2,0
20%
2
6,0
60%
6
10
100%

 
PHẦN II: ĐỀ THAM KHẢO
 
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc  đoạn trích:
     Những ngày này, Việt Nam đang trải qua những ngày khó khăn.Trong khoảng thời gian hai tuần qua, số ca nhiễm bệnh đã tăng vọt lên gấp 4 lần. Nỗ lực và niềm tự hào khi dừng ở con số 16 bệnh nhân trước đó đã không còn, dịch Covid-19 đã có mặt ở hầu hết các thành phố lớn. Mọi người đều lo sợ và chuẩn bị tinh thần cho một bức tranh xấu có thể xảy ra.
     Nhưng càng ở trong hoàn cảnh khó khăn và thời điểm tưởng chừng như xám xịt ấy, người ta lại thấy những điều cảm động và ấm áp có thể xảy ra. Chưa bao giờ, ta thấy mình phải có trách nhiệm với đất nước và nhân dân đến như thế. Để trái với sự nghi kỵ, vô cảm và bàng quan của một số người – chất xúc tác tốt nhất cho dịch bệnh lan nhanh – chúng ta vẫn còn những con người hy sinh thầm lặng, làm sáng ngời lương tri đẹp đẽ của loài người.
Những điều cảm động và ấm áp vẫn đang xảy ra
      Đó là hình ảnh những vị bác sĩ in hằn vết đồ bảo hộ, mồ hôi ướt sũng, kính nhòe đi, cả ngày không dám đi vệ sinh nhưng vẫn kiên cường chống đỡ. Đó là hình ảnh doanh nghiệp hay cô ca sĩ nọ quyên góp một số tiền lớn cho đất nước chống đại dịch. Đó là hình ảnh những thùng mì tôm, những chai nước suối được trao đi vào khu cách ly. Đó là hình ảnh những em nhỏ đóng góp tất cả tiền mừng tuổi của mình để quyên tặng khẩu trang cho người chưa có. Đó là chuyến bay đi thẳng vào tâm dịch ở Vũ Hán để đón những người chung dòng máu với chúng ta trở về.
Đâu đó trên thế giới và ở Việt Nam này vẫn còn sự lương thiện. Để trái ngược với những con người vô tâm, không ý thức, thì chúng ta vẫn còn niềm tin vào lòng tốt giữa người với người. Có thể vẫn còn những con sâu làm rầu cả nồi canh, nhưng chúng ta hãy vững tin, vì chỉ cần trên thế giới còn tồn tại một trái tim nhân ái, thì loài người vẫn còn mãi. 
(Trích “Tinh thần trách nhiệm và tình người: Chìa khóa chiến thắng đại dịch Covid-19”- Tạ Hoàn Thiện Quân).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, chất xúc tác tốt nhất cho dịch bệnh lây nhanh là gì?
Câu 3. Em hiểu câu nói sau như thế nào: “Có thể vẫn còn những con sâu làm rầu cả nồi canh, nhưng chúng ta hãy vững tin, vì chỉ cần trên thế giới còn tồn tại một trái tim nhân ái, thì loài người vẫn còn mãi”.
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề cách ứng xử của con người Việt Nam trước khó khăn, thử thách.
Câu 2. (5,0 điểm)
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nghĩa tình kháng chiến được thể hiện trong đoạn thơ trên .
Họ và tên thí sinh: …………………………..; Số báo danh……………………..
Họ tên giám thị: ………………………………Chữ kí:……..………………………
Họ tên giám thị: ………………………………..Chữ kí:……..………………………
 
 

  1. LƯU Ý CHUNG:
  2. Giám khảo cần nắm vững nội dung trình bày trong bài làm đề đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm.
  3. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ.
  4. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; 0,75 làm tròn đến 1,0).
  5. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM:
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5
2 Theo đoạn trích, chất xúc tác tốt nhất cho dịch bệnh lây nhanh là sự nghi kỵ, vô cảm và bàng quan của một số người. 0,75 
3  Câu nói trên thể hiện quan điểm và niềm tin của người viết: Đâu đó trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn những con người : nghi kị, thiếu niềm tin, vô cảm, bàng quan trước dịch bệnh . Nhưng chúng ta cần tin vào lòng nhân ái và sự tồn tại của con người”. 0,75
   
4 – Học sinh đưa ra được thông điệp có ý nghĩa quan trọng nhất đối với mình .
Ví dụ thông điệp : Cần có niềm tin, cần có sự lựa chọn thái độ đúng đắn… trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, nhất là trước khó khăn cần phải có niềm tin. Khi có niềm tin chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để vượt qua thử thách. …
 
    1,0
II   LÀM VĂN  
  1 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề cách ứng xử của con người Việt Nam trước khó khăn, thử thách. 2.0
    a.  Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận đề cách ứng xử của con người  trước khó khăn, thử thách. 0.5
    c. Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách . Có thể triển khai theo hướng:
–  Giới thiệu vấn đề
–  Giải thích vấn đề
+ Khó khăn gì: 
/ Khó khăn trái nghĩa với thuận lợi, là những điều không mong muốn trong cuộc sống, là trở ngại đối với mỗi con người …
/ Cuộc sống hiện nay là thời đại mới, thời đại của sự giao lưu hội nhập, của công nghệ, khoa học kĩ thuật phát triển. Đi cùng sự phát triển; con người nói chung, con người Việt Nam nói riêng cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: thiên tai, dịch bệnh, sự cám dỗ vật chất…
+Cách ứng xử của con người Việt Nam  trước những khó khăn, thử thách.
/ Trước khó khăn vẫn có những con người hèn nhát, nản chí, trốn tránh khó khăn, mất niềm tin vào mình, vào những người xung quanh…
/ Về cơ bản con người Việt Nam trước khó khăn thử thách luôn dũng cảm, kiên cường, sát cánh bên nhau; luôn vững niềm tin vào một tương lai tươi sáng…
/ Điều này được chứng minh từ xưa đến nay trong lịch sử của dân tộc. Như hình ảnh anh cu Tràng, bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Dù cuộc sống đối diện với cái đói, cái chết… nhưng họ vẫn tin vào tương lai tươi sáng. Như lớp lớp những con người Việt Nam trong đại dịch vừa qua…
+ Bàn luận:
/ Trong cuộc sống khó khăn đến với mỗi người là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể có quyền chọn lựa cách ứng xử trước khó khăn.
/ Cần lựa chọn cách ứng xử tích cực. Trước những khó khăn, biến động con người Việt Nam vẫn vững niềm tin vào tình yêu thương, vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính phủ; vượt qua khó khăn tiếp tục công cuộc dựng xây đất nước…
–  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
+ Phê phán những lối ứng xử tiêu cực. Trước khó khăn hèn nhát, không kiên định lập trường, không dám nghĩ, không dám thực hiện điều mình mong muốn…
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
/ Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường mỗi người cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh- cách ứng xử tích cực trước khó khăn thử thách .
/ Dù bất cứ diều gì xảy ra vẫn luôn vững niềm tin vào bản thân, vào tình yêu thương sẽ giúp chúng ta vượt qua khó khăn thử thách…
Lưu ý: HS có thể trình bày đủ hoặc một vài khía cạnh nhưng phải đảm bảo mức độ sâu sắc về vấn đề được trình bày vẫn cho điểm tối đa.
0,75
    d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc  về vấn đề  nghị luận
0.25
    e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
  2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về nghĩa tình kháng chiến được thể hiện trong đoạn thơ trên 5.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0.5
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
    c.Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
3,5
 
    * Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc”, đoạn thơ.  
    *Cảm nhận đoạn thơ trong bài Việt Bắc
– Về nội dung:
  + Nêu ý chính toàn đoạn thơ:  Khẳng định tấm lòng trước sau như một, nỗi nhớ sâu sắc trào dâng, ân tình giữa kẻ đi với người ở. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện ra sâu sắc, chân thực qua nỗi nhớ của nhà thơ.
+ Hai dòng đầu diễn tả sự gắn bó mật thiết giữa người Việt Bắc với người Cách Mạng, cùng chịu gian khổ, chia sẻ niềm vui.
+Hai câu tiếp chứa đựng bao tình nghĩa sâu đậm. Tất cả những khoảnh khắc ấy sáng mãi trong lòng người ra đi, tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn không thể xóa nhòa.
+Hai câu thơ tiếp theo:
++“Người mẹ nắng cháy lưng”, “địu con” gợi liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến.
++Là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống kháng chiến.
+Bốn câu cuối: nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên:
++Nhớ “lớp học i tờ” xóa mù chữ: Cách mạng đem đến cho nhân dân không chỉ tự do mà còn đem đến ánh sáng của tri thức;
++Nhớ nhịp sống những “ngày tháng cơ quan”, ”gian nan vẫn ca vang núi đèo” gợi tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ chiến sĩ bất chấp khó khăn;
++Nhớ những thanh âm đặc trưng của miền núi: tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày đêm nên cối, tiếng suối xa,….Đó là những hồi ức về cuộc sống bình dị ấm áp mà vui tươi nơi núi rừng Việt Bắc.
++Điệp cấu trúc “Nhớ sao” 3 lần cùng phép đối lập và cảm hứng lãng mạn
Nỗi nhớ Việt Bắc là nỗi nhớ dạt dào và trùng điệp vang mãi trong tấm lòng mỗi con người kháng chiến.
– Về nghệ thuật:
+Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, trong hoài niệm có ba mảng thống nhất và hòa nhập vào nhau: nỗi nhớ thiến nhiên, núi rừng Việt Bắc, cuộc sống ở Việt Bắc.
+Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
+Điệp từ “nhớ”, điệp ngữ: nhớ sao….nhớ người… trùng điệp, cùng cách ngắt nhịp của câu thơ tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm.
+Hình ảnh chân thực, bình dị, giàu sức gợi cảm.
 
    d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
    e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diến đạt mới mẻ.
0,25
                                           TỔNG ĐIỂM 10,0

 
 ——– Hết ——-
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *