Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn theo cấu trúc mới. Bộ đề thi thử môn văn có đáp án. Đề đọc hiểu ,Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn. Tính dân tộc trong bài Việt Bắc- Tố Hữu
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN (Đề thi gồm 01 trang) |
ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 12 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
“… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống n òi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”. Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”.
(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà. http://www.dantri.com.vn Ngày 03/01/2016)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời?
Câu 3. Chỉ ra các thao tác lập luận trong đoạn trích trên?
Câu 4. Anh(chị) nêu quan điểm của mình về vai trò của thực phẩm sạch?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Hãy viết một bài văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần ĐỌC HIỂU: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc”
Câu 2 (5 điểm)
Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay…”
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)
……Hết……
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN |
ĐỀ THI HỌC KÌ I KHỐI 12 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
HƯỚNG DẪN CHẤM
( Gồm 3 trang)
Câu | Yêu cầu cần đạt | Điểm |
1 | Đọc hiểu | |
1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận(0,25) 2. Tác giả đã chỉ ra 2 mối nguy hại của thực phẩm bẩn:(1.0) – 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều – Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống sẽ không có kết quả 3. Các thao tác lập luận: Phân tích, bình luận, chứng minh(0,5) 4. Vai trò của thực phẩm sạch: (1.25) – An toàn cho mỗi con người – Nâng cao chất lượng cuộc sống – Tạo môi trường trong sạch – Giảm kinh phí chi tiêu của mỗi gia đình, xã hội. |
3.0 |
|
2 | Hãy viết một bài văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần ĐỌC HIỂU: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc” | 2.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động |
0.25 | |
Giải thích – Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người. – U ác tính – ung thư Thực phẩm bẩn -> bệnh ung thư -> hủy hoại dân tộc, giống nòi. |
0.25 | |
– Bàn luận: – Thực trạng Thực phẩm bẩn đang hoành hành tràn lan trở thành quốc nạn… – Nguyên nhân + Về phía doanh nghiệp, người sản xuất + Vì lợi nhuận + Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức, nhận thức hẹp hòi ích kỉ… |
0.25 |
|
– Về phía người tiêu dùng + Thiếu hiểu biết + Tâm lí ham của rẻ… – Về phía cơ quan có thẩm quyền + Chưa xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn + Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với các tổ chức khoa học để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn… |
0.5 |
|
4. Hậu quả + Sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa (ung thư) + Tâm lí hoang mang, sự bất ổn nảy sinh trong xã hội… |
0.25 |
|
5. Giải pháp (0,5đ) + Nâng cao hiểu biết cho cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng thực phẩm bẩn + Xử lí thích đáng việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn + Đẩy mạnh sản xuất thực phẩm hữu cơ, sạch, an toàn cho sức khỏe |
0.5 |
|
3 | Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau: | 5.0 |
Yêu cầu về kĩ năng: HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục 3 phần Hs làm kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp… + Phạm vi dẫn chứng: từ đoạn thơ. |
0.25 | |
Yêu cầu về kiến thức: HS giải quyết được các ý cơ bản sau | ||
– mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc. | 0.25 | |
Thân bài LĐ1. Giới thiệu về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu: – Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, không lặp lại, biểu hiện những gì là bản sắc, là những nét riêng biệt đặc thù của một dân tộc. Tính dân tộc trong văn học được thể hiện ở phương diện nội dung và nghệ thuật. – Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu: + Ở phương diện nội dung: phản ánh những vấn đề của hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị có sự gắn bó, hòa nhập với truyền thống tình cảm và đạo lí của dân tộc. + Ở phương diện nghệ thuật: sử dụng các thể thơ dân tộc, lối nói truyền thống của dân tộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tựợng chuyển nghĩa, cách diễn đạt gần với ca dao dân ca). |
1.0 |
|
LĐ2. Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đọan thơ: – Ở phương diện nội dung: Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng. Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình, thể hiện tâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy chung của quê hương Việt Bắc, con người Việt Bắc dành cho người về xuôi. Bốn câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc. à Nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc, của quần chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế thừa tình cảm, đạo lý của con người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung. |
1.0 |
|
– Ở phương diện nghệ thuật: Thể thơ lục bát: Tố Hữu đã vận dụng và phát huy được ưu thế của thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc có nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển rất phù hợp để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của kẻ ở, người về. Kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao. Sử dụng tài tình đại từ mình – ta. Lối nói truyền thống được thể hiện qua biện pháp hoán dụ. Câu thơ giàu nhạc điệu với hệ thống từ láy, cách ngắt nhịp… à Tất cả đã làm nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Đoạn thơ là khúc hát ru kỉ niệm, khúc hát ân nghĩa, ân tình. |
1.0 |
|
LĐ3. Đánh giá – Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc nói chung là minh chứng cho sự thành công của thơ Tố Hữu trong việc kết hợp hai yếu tố: Cách mạng và Dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. – Tính dân tộc là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của thơ ca truyền thống nhưng vẫn mang đậm hồn thơ của thời đại Cách mạng. |
1.0 | |
– Kết bài | 0.5 |
Xem thêm :
- Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
- Tuyển tập đề thi ,những bài văn hay về Việt Bắc- Tố Hữu : Việt Bắc