Đề thi thử THPT Quốc gia ngữ văn 12 Trần Phú

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG , TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Phần 1: Đọc hiểu (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.
“…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không….”
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai?
Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
Câu 3: Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ?
Câu 4: Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
 
Phần 2:  NLXH (3.0 điểm) “Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Phần 3:  Làm văn  (7.0 điểm)
Em hãy phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn: “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Từ nhân vật trên, em hãy trình bày tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
 Đáp án
 
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 – Vợ nhặt của Kim Lân0.5
Câu 2 – Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà 0.5
Câu 3 – Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn :  dựng vợ gả chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con. 0.5
Câu 4 – Tình mẫu tử là gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
0.5
Phần 2Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.3.0 điểm
Nêu vấn đề 0,25
Giải thích
– Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người trong xã hội.
– Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn trách nhiệm của mình.
Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội.0,5
Bàn luận vấn đề
* Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
* Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh.
* Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân.
* Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự thành đạt của mỗi cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với nghề  nghiệp của mình.1.5
Bài học liên hệ 0,5
Đánh giá vấn đề 0.25
Phần 3  Em hãy phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn: “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Từ nhân vật trên, em hãy trình bày tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?5.0

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)
– Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học
– Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật
– Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
– Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Diễn biến chủ yếu tâm trạng của nhân vật, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
1.  Mở bài:
– Vài nét về tác giả Nguyễn Thi
– Vài nét về tác phẩm.
– Vài nét về Việt0.5đ

  1. Thân bài:
  2. Tính tình hồn nhiên, trẻ con

+ Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới khi đã vào bộ đội
+ Việt không sợ chết mà lại sợ ma cụt đầu và bóng đêm.
+ Yêu chị nhưng hay tranh giành với chị.
+ Rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có chị, sợ mất chị, phải giấu chị.1.0đ

  1. Có tình thương yêu gia đình sâu đậm:

+ Tình cảm chị em, đối với linh hồn má, với chú Năm.
+ Hình ảnh cha mẹ thân yêu luôn chập chờn trong hồi ức khi bị thương.0.5đ

  1. Tính chất anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:

+ Luôn ý thức phải sống và chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước xứng đáng với truyền thống gia đình.
+ Can đảm chịu đựng khi bị thương.
+ Tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu dù đang bị kiệt sức.
Việt là một con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, người tiêu biểu cho tinh thần tiến công cách mạng…1.0đ
Nghệ thuật:
– Tình huống truyện.
– Các chi tiết được chọn lọc giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.
– Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động…0.5đ
Liên hệ tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. 1,0đ

  1. Kết bài:

– Khái quát giá trị nổi bật từ vấn đề bàn luận
– Gợi liên tưởng sâu sa trong lòng người đọc.0,5đ
Lưu ý:
– Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Những đứa con trong gia đình
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *