Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 36 Việt Bắc Tố Hữu

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ
 

 
Mứcđộ
 
 
Chủ đề
 
 
Nhận biết
 
Thông hiểu Vận dụng  
 
Vận dụng cao
Tổng số
 
 
I. Đọc- hiểu
 
– Các phương thức biểu đạt.
– Các thông tin được đề cập trong văn bản.
– Nắm được nội dung của văn bản.
– Hiệu quả của các biện pháp tu từ.
 
Từ hình ảnh, vấn đề trong văn bản nêu suy nghĩ của bản thân về một vấn đề tư tưởng.
Số câu
Điểm đạt
Tỉ lệ
  2
1,0
10%
  1
1,0
   10%
1
1,0
10%
04
3,0
30 %
II. Làm văn
Câu 1. Nghị luận xã hội
 
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
– Chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. – Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. – Sáng tạo  
 
Điểm đạt
Tỉ lệ
0,5
5%
0,5
5%
0,75
7,5%
0,25
2,5%
2,0
20%
Câu 2. Nghị luận văn học – Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
– Chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. – Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. .- Sáng tạo
Điểm đạt
Tỉ lệ
0,75
10%
0,5
5%
3, 25
30%
0,5
5%
5,0
50%
Tổng chung:
Số điểm
Tỉ lệ
 
 
2
20%
 
 
2,75
   27,5%
 
 
4,5
    45 %
 
 
0.75
7,5%
 
 
 
 
100%

 
Biên soạn đề
PHẦN I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước”, cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước”. Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 13)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(0,5 điểm)
Câu 2: Hãy chỉ ra hậu quả của việc nhìn nhận sự việc với thái độ tiêu cực được nói trong đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao lại chọn thông điệp đó? (1,0 điểm)
Phn II. Làm văn (7,0 đim)
Câu 1. (2,0 đim)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ra ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
            Trong đoạn trích “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
….
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
Trình bày cảm nhận của anh/ chị về cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc ta trong đoạn thơ trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
 

P C/Ý Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận/phương thức nghị luận. 0.5
 
2 Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. 0.5
 
3  Hiểu câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được:
– Trong cuộc sống, có những điều ta không thể thay đổi được theo ý muốn chủ quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu. Nếu tìm mọi cách để thay đổi, ta sẽ mất công vô ích, gặp thất bại cay đắng;
– Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó phù hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng.
1.0
 
4 Học sinh có thể trình bày 1 thông điệp tâm đắc nhất và có lí giải vì sao. Sau đây là vài gợi ý:
– Mỗi người cần phải có cách sống tích cực, suy nghĩ tích cực để thay đổi cuộc đời của mình.
– Thay đổi để thành công.
1.0
 
 
 
 
II Làm văn
1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ra ở phần Đọc hiểu. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu.
0.25
 
 
 
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
*Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể từ phương châm sống thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
* Các câu phát triển đoạn:
– Giải thích: thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổichính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động ;
– Phân tích, chứng minh, bàn luận về thay đổi chính mình:
+Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau ,…
+Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn trước.
+Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội;
+ Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: sống không có lí tưởng, ước mơ, hoài bão; trở nên lạc hậu, bi quan, chán nản, luôn gặp thất bại trên đường đời.
* Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: hiểu được sự thay đổi chính mình là cần thiết, từ đó tích cựa học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống chuẩn mực.
1.00
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
2 Cảm nhận cuộc kháng chiến hào hùng qua đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu): “Những đường Việt Bắc của ta […] 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(0,25)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận cuộc kháng chiến hào hùng qua đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc ( Tố Hữu): “Những đường Việt Bắc của ta […] (0,5)
 
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
– Giới thiệu tác giả Tố Hữu , tác phẩm “Việt Bắc”, đoạn trích cần nghị luận
– Hình ảnh những đoàn quân ra trận (8 câu đầu)
+ Cách nói thể hiện sự tự hào về quyền làm chủ đất nước “của ta”.
+ Các từ láy “rầm rập”; “điệp điệp trùng trùng”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ; lực lượng đông đảo không thể cản bước.
+ Ánh sao (ẩn dụ): lý tưởng cách mạng, niềm tin chiến thắng soi đường.
+ “đỏ đuốc, muôn tàn lửa bay”: không gian lung linh, huyền ảo đậm chất sử thi, hùng tráng.
+ “bước chân nát đá”: niềm tin san bằng mọi khó khăn, thử thách.
+ phép đối + so sánh “thăm thẳm sương dày” >< “đèn pha”, “ngày mai lên”: sự tin tưởng, lạc quan; gợi tương lai tươi sáng của CM.
– Tin vui thắng trận (4 câu sau)
+ Cách nói ước lệ “trăm miền”: hào khí, niềm vui chiến thắng lan tỏa từ Việt Bắc đến khắp mọi miền tổ quốc.
+ Liệt kê từ chỉ địa danh trải dọc đất nước: tượng trưng cho ý chí đoàn kết, thống nhất hành động; niềm vui của thành quả CM trải khắp non sông.
– Nhận xét chung về cuộc kháng chiến:
+ Thể hiện khí thế hào hùng, sức mạnh vô địch của cuộc kháng chiến.
+ Bộc lộ niềm vui to lớn trước những thắng lợi vĩ đại.
+ Khẳng định vai trò to lớn của VB trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Những đặc sắc nghệ thuật: Nhịp thơ đanh gọn, khí thế, hào hùng; hình ảnh bay bổng, lãng mạng đậm chất sử thi; giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ.
(3,25)
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,5)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) (0,5)

 
 

,

1 bình luận trong “Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 36 Việt Bắc Tố Hữu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *