Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 theo hướng mới. đề số 6 :Tây Tiến

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
 

Mã đề 01
KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

 
I. ĐỌC đoạn trích dưới đây:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc?  Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
            Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.    
Câu 2 (5.0 điểm)
            Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến:
                                    “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
                                     Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” 
Và:
                                    “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                    Áo bào thay chiếu anh về đất
                                    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
                                                (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016)
            Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng.            
—————————- Hết —————————–
 
 
Họ và tên thí sinh: ……………………………….Số báo danh: …………….
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Mã đề 02

 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây: 
            Tuổi trẻ không chỉ là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà còn chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
            Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta già đi khi để tâm hồn mình héo hon.
            Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết thương trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
                                    (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp                                                                                                                                Tp.Hồ Chí Minh, 2017)  
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra các yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn”?
Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng takhông? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn.
Câu 2 (5.0 điểm)
            Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến:
                                    “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
                                     Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” 
Và:
                                    “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                                    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                                    Áo bào thay chiếu anh về đất
                                    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
                                                (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016)
            Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng.            
—————————- Hết —————————–
 
 
Họ và tên thí sinh: ……………………………….Số báo danh: …………….
 

 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
 
KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1

MA TRẬN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
 

            Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao  
I. Đọc hiểu – Ngữ liệu: văn bản nhật dụng.
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích văn xuôi.
+ Độ dài khoảng 10 – 15 dòng
– Chiết xuất được thông tin được nêu trong đoạn trích. – Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ.
– Hiểu được ý kiến của người viết được nêu trong đoạn trích.
– Bày tỏ suy nghĩ về quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
Tổng Số câu 1 2 1 4
Số điểm 0,5 1,5 1,0 3,0
Tỉ lệ 5% 15% 10% 30%
II. Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội
– Khoảng 200 chữ
– Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản Đọc hiểu ở phần I.
Viết 01 đoạn văn
  Câu 2: Nghị luận văn học: Nghị luận về hình tượng thơ trong một số dòng thơ. Từ đó rút ra nhận xét về một vấn đề. Viết 01 bài văn
Tổng Số câu 1 1 2
Số điểm 2,0 5,0 7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 1 2 2 1 6
Số điểm 0,5 1,5 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 5% 15% 30% 50% 100%

 

 
 
 
 
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
 
 
 
 
 
 
 
KỲ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 LẦN 1
Bài thi: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
  Mã đề 01
1 Điều cần làm trước mắt là:
– tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp;
– tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;
– nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.
(Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm)
0,5
2 – Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành …..dấu tích gì không?
– Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa.
 
 
0,75
3 – Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:
+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…;
+ song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…
 
 
0,75
4 – Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
– Lí giải hợp lí, thuyết phục.
 
0,5
0,5
Mã đề 02
1 Yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích:
ý chí mạnh mẽ,
– trí tưởng tượng phong phú,
– sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với cuộc sống.             
(Lưu ý: HS nêu đủ các yếu tố mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 thì cho 0,25 điểm. HS có thể kể thêm lòng can đảm, sở thích phiêu lưu trải nghiệm)
0,5
2 – Biện pháp liệt kê: ý chí….cuộc sống/ ở lòng can đảm….an nhàn/ lo lắng…bản thân.
Tác dụng: Kể ra cụ thể những yếu tổ, những biểu hiện tích cực của tâm hồn đầy “tuổi trẻ”; cũng như những trạng thái tiêu cực có thể hủy hoại tinh thần chúng ta. Từ đó giúp chúng ta nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về “tuổi trẻ ” và có ý thức bồi dưỡng đời sống tâm hồn.
 
 
0,75
3 Ý kiến Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn có thể hiểu:
+ Theo quy luật cuộc sống, cùng với sự chảy trôi của thời gian,con người lớn lên về tuổi tác, già đi về mặt hình thức;
+ Tuổi tác, thời gian không kiến tạo nên thé giới tinh thần chúng ta. Cái tạo nên nó chính là thái độ, tức là những ý nghĩ, tình cảm, là cách nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời.
 
 
0,75
 
 
4 – Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
– Lí giải hợp lí, thuyết phục.
 
0,5
0,5
II   LÀM VĂN 7,0
1 MÃ ĐỀ 01: Trình bày suy nghĩ về: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa     2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa    
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người…Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi…Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc đời. Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa?
+ Trau dồi kiến thức, hiểu biết
+ Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng…
+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện…
+ Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu
+ Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân…
Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân
1,0
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25
1 MÃ ĐỀ 02: Trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn 2,0
  a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn
0,25
  c. Triển khai vấn đề nghị luận
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
“Chăm sóc” tâm hồn chỉ sự quan tâm, chăm chút đến đời sống tâm hồn để nó luôn ở trang thái lành mạnh, khỏe khoắn…với nhiều biểu hiện như: suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng thiện, …Khi có một đời sống tâm hồn đẹp đẽ, một tinh thần tốt, chúng ta sẽ làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Vậy nên cần phải làm gì để chăm sóc tâm hồn? Có thể bằng cách trau dồi hiểu biết để có cơ hội đạt được lí tưởng cuộc đời; làm nhiều việc tốt, biết chia sẻ và cảm thông với người khác; biết chăm sóc bản thân và luôn tự tin, lạc quan, yêu đời; cảm nhận hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống từ những điều bình dị;  chăm sóc đời sống tinh thần kết hợp với việc chăm sóc thể chất.
Từ đó phê phán những người sống chỉ biết chăm lo thể xác, để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống và rút ra bài học.
1,0
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
  e. Sáng tạo
Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25
2 Cảm nhận về hình tượng người lính trong những dòng thơ … 5,0
Chung cho cả 2 mã đề a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong những dòng thơ Anh bạn…quên đờiRải rác ….độc hành. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng được thể hiện qua những dòng thơ đó.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
·        Giới thiệu ngắn gọn về  tác giả,  tác phẩm và  vấn đề cần nghị luận 0,5
·        Cảm nhận về hình tượng người lính qua những dòng thơ;
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+  Nội dung: người lính Tây Tiến phải nếm trải nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhiều nỗi đau mất mát, hi sinh; song tâm hồn họ vẫn toát lên nét ngang tàng, ngạo nghễ, đặc biệt là lí tưởng xả thân cho tổ quốc. Sự ra đi của người lính được trang trọng hóa bởi hình ảnh áo bào, bởi khúc nhạc thiêng tiễn đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng => lính Tây Tiến vừa có vẻ đẹp của những tráng sĩ vừa mang vẻ đẹp của người linh thời đại chống Pháp.
+ Nghệ thuật : bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn; ngôn ngữ có sự kết hợp hiệu quả của từ thuần Việt và từ Hán Việt, từ láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; giọng điệu trầm hùng; biện pháp nói giảm, nói tránh…
+ Qua đó, ta thấy được tình cảm sâu sắc của tác giả giành cho đồng đội, hồn thơ phóng khoáng lãng mạn
 
2,0
 
 
 
 
 
 
  ·        Nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng
– Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố Bi và yếu tố Tráng;  có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Chính tinh thần bi tráng mang đến cho chúng ta những cảm nhận chân thực và xúc động về những năm tháng chiến tranh khốc liệt và thấy được vẻ đẹp tâm hồn, khí phách cao cả của thế hệ anh bộ đội cụ Hồ.
– Tinh thần bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ  tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ
– Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến
– Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,5
TỔNG ĐIỂM: 10.0

……………………………..Hết…………………………….
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *